Phát hiện gia tài gần 1 tỷ USD của Michael Jackson

Khi đã đi qua hơn hai phần ba cuộc đời, bà Nguyễn Thị Nhạn (SN 1956, ngụ Phường 12, Quận 6, TP. HCM) mới kịp nhận ra ngã rẽ của đời mình. Trong số những người ở Sài thành từng bán máu mưu sinh, nhiều người đã chọn cho mình một ngã rẽ làm lại cuộc đời như bà Nhạn.

Day dứt nghiệp bán máu để ăn chơi, Tin tức trong ngày, ban mau, ban mau an choi, hien mau, tin hay, tin hot, tin tuc

Từ bỏ công việc bán máu, ông Thành làm lại cuộc đời bằng nghề sửa chữa xe đạp

Đồng tiền “đỏ máu”

Bà Nhạn kể lại, bà vốn là trẻ mồ côi từ nhỏ, lúc bé bà sống trong nhà thờ cùng các ma-sơ. Lớn được một chút bà bỏ nhà thờ ra đi, và từ đó sống cuộc đời lang bạt "tối đâu là nhà, ngã đâu là giường". Bà Nhạn không ngần ngại kể cho chúng tôi nghe về lý do đến với "nghề" bán máu mưu sinh của mình: "Năm 1972, khi tôi 16 tuổi, tôi xin vào làm tại một xí nghiệp ở Tân Bình, nhưng không được nhận. Sau đó, tôi tiếp tục đi xin việc nhiều nơi khác nhưng kết quả cũng bằng không. Nản chí, tôi theo một số người đi bán máu, một lần, hai lần... và tính đến nay đã là gần 40 năm bán máu mưu sinh".

Không gia đình, không con cái, khi bước qua hai phần ba cuộc đời, bà Nhạn cay đắng nhận ra: "Một chút thiếu thốn đã dắt tôi vào nghề bán máu suốt 40 năm. Tôi mất 40 năm để nhận ra mình có thể làm một công việc khác kiếm sống, mà không cần phải lê lết hết bệnh viện này đến bệnh viện khác bán máu kiếm ăn".

Hiện tại, bà Nhạn không còn làm nghề bán máu nữa, bà chính thức giải nghệ đã được gần một năm. Tuy nhiên, vì bán máu liên tục trong nhiều năm liền nên sức khỏe bà hiện rất yếu. Từ ngày không còn hành nghề bán máu, bà Nhạn chọn cho mình cách sống khép kín, bà ít nói hơn và thường dành thời gian trầm tư suy ngẫm về cuộc đời.

Chúng tôi đến thăm bà tại căn phòng trọ nhỏ. Tại đây, mỗi ngày bà làm công việc móc chỉ nhang thuê cho những người hàng xóm. Công việc này không kiếm được nhiều tiền nhưng nếu tằn tiện cũng đủ để bà sống qua ngày. Ngoài thời gian làm việc ban ngày, bà còn tranh thủ làm thêm ban đêm, để kiếm thêm tiền lo thuốc thang những lúc ốm đau.

Bà Nhạn nghẹn ngào: "Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại, chỉ tiếc một điều là giá như tôi ngừng việc bán máu sớm hơn, thì giờ tôi đã không bị bệnh tật hành hạ như thế này".

Day dứt về quá khứ

Chị Nguyễn Thị Cười (ngụ Bến Vân Đồn, Quận 4, TP. HCM) cũng rơi vào trường hợp tương tự. Chỉ mới 26 tuổi, chị Cười đã có "thâm niên" 6 năm hành nghề bán máu. Hiện chị đã bỏ "nghề" cũ, chuyển sang bán một quán nước nhỏ tại nhà. Trò chuyện với chúng tôi, chị vừa gãi đầu vừa nói: "Tôi không nhớ mình bán chính xác bao nhiêu lần, chắc xấp xỉ trăm lần. Tôi đi nhiều tỉnh chứ không phải chỉ bán ở TP. HCM, hễ chỗ nào có mua là tôi tìm tới bán". Nói rồi, chị vén tay áo cho chúng tôi xem những vết tích lấy ven chằng chịt. Không giấu giếm, chị Cười cho biết: "Tiền bán máu lớp thì mua gạo, lớp trả tiền góp, rồi tiêu xài, bài bạc, chơi đề cũng có..."

Chị nói với chúng tôi một cách đầy hãnh diện: "Tôi đã dẫn cả trăm người đi bán máu, nhưng chẳng bao giờ lấy của ai bạc cắc nào. Chung quy thì họ cũng khổ, hay quẫn trí như tôi". Chị cho biết từ khi lập gia đình, chị đã tìm đường khác mưu sinh. Nói về quyết định này của mình, chị giải thích: "Mỏ dầu bự chảng rút hoài còn cạn kiệt, huống nữa chi là máu người. Bây giờ tôi thấy lo cho sức khỏe của mình hơn. Tính ra tôi bán máu được quá trời tiền, mà đời tôi có thay đổi được gì đâu. Chi bằng buôn bán kiếm chút đỉnh, một đồng chắc một đồng còn hơn".

Một trường hợp khác là chị Cao Thị M, xuất thân là "gái bán hoa". Trước đây, khi nào "ế" khách chị M lại đi bán máu kiếm tiền. Cuộc đời của chị không biết sẽ trôi về đâu nếu như chị không gặp người bạn trai. Chính anh đã kéo chị về lại với cuộc sống đời thường, tránh xa mọi thị phi. Hiện tại, chị làm công nhân trong Khu công nghiệp Tân Bình, công việc tuy có đôi phần vất vả song chị đã biết nhìn cuộc sống bằng ánh mắt đầy yêu thương, trân trọng: "Tôi là người phụ nữ hạnh phúc, tôi đang sống những ngày ý nghĩa nhất cuộc đời mình".

Cũng từng hành nghề bán máu nhiều năm, ông Nguyễn Văn Thành (SN 1959, ngụ Quận 9, TP.HCM) đầy trăn trở: "Trước kia tôi bán máu chủ yếu là để lấy tiền đánh bài, nghĩ lại thấy ngày trước mình nông nổi quá". Ông Thành giờ đây chủ yếu sống bằng nghề sửa xe đạp. Không còn bán máu nữa nhưng mỗi khi UBND phường tổ chức hiến máu nhân đạo, ông vẫn hăng hái tham gia. Ông cho biết: "Sau nhiều năm lăn lộn với đời, tôi chỉ muốn được an hưởng tuổi già bên con cháu, làm được gì có ích cho xã hội thì làm, tôi muốn những giọt máu của mình có ý nghĩa hơn".

Còn em Trần Thị Ánh Kim, sinh viên năm 4 một trường đại học tại TP. HCM thì tỏ lòng biết ơn với những giọt máu của chính mình. Kim nói: "Nhờ nó mà em có tiền đóng học phí cho suốt 4 năm đại học". Kim hớn hở: "Tháng 9 này em chính thức chấm hết quãng đời sinh viên, ra trường em sẽ tìm một việc làm ổn định, không bán máu nữa. Nhưng nếu có ai cần người cho máu, em sẵng sàng hiến máu ngay".

Theo thống kê của các bệnh viện, lượng máu toàn phần tại Ngân hàng máu của nhiều bệnh viện trên địa bàn TP.HCM tương đối dồi dào. Tuy nhiên, máu tiểu cầu (máu chọn) lại vô cùng khan hiếm. Theo thống kê số người tình nguyện chịu hiến loại máu này còn rất ít ỏi, nguyên nhân chính là vì thời gian lấy tiểu cầu khá lâu. Tùy cơ địa mỗi người mà kéo dài từ 1 giờ - 1 giờ 30 phút/lần.

Dược sĩ Nguyễn Thanh Huy (Công Ty SERVIER) nhận xét: "Chất lượng máu của những người bán máu chuyên nghiệp thường không tốt bằng những người tình nguyện hiến máu. Vì mục đích của họ là bán lấy tiền nên dễ có tình trạng rút máu nhiều nơi, hay giấu giếm bệnh tật".


Giày Đại Phát solution
Số người online:
33396
Số người truy cập:
7440576