Nhiều nước mở cửa thị trường xăng dầu cho đại gia ngoại

 Đại gia năng lượng của Nhật - Idemitsu Kosan và đối tác là Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) vừa công bố thành lập Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8 tại Việt Nam với mục tiêu phân phối các sản phẩm dầu khí. Theo Idemitsu, công ty này đã nhận được Chứng nhận Đăng ký đầu tư của Chính phủ Việt Nam và đang xin đăng ký doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ các sản phẩm dầu khí, thông qua việc xây dựng các trạm dịch vụ trên cả nước.

Nếu kế hoạch này được thực hiện Idemitsu Q8 sẽ là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam. Trước đó, thương hiệu năng lượng Pháp - Total cũng đã xuất hiện trên nhiều cây xăng của Việt Nam song chủ yếu mang tính chất quảng bá, thử nghiệm và kinh doanh sản phẩm khác, trong khi thị trường xăng dầu nhiên liệu vẫn là "đất riêng" của các doanh nghiệp nội.

Trao đổi với VnExpress, nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết đơn vị đầu mối được giao xem xét và giải quyết thủ tục cho phía Idemitsu Q8 là Tổng cục Năng lương. Nguồn tin này cũng cho hay việc này là một phần nội dung trong cam kết của Chính phủ với nhà đầu tư khi Idemitsu và KPI tham gia thực hiện dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).

nhieu-nuoc-mo-cua-thi-truong-xang-dau-cho-dai-gia-ngoai

Sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài được kỳ vọng có thể mang lại thay đổi cho thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam. Ảnh: Bloomberg

Theo đó, để giúp tiêu thụ sản phẩm của Nghi Sơn, các nhà đầu tư được thực hiện một số quyền về nhập khẩu, phân phối tương ứng với tỷ lệ vốn góp vào dự án. Vị này cũng thừa nhận Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu chưa đề cập việc thương nhân nước ngoài tham gia làm đầu mối bán lẻ, song cũng để ngỏ bằng quy định nếu vấn đề gì mà Việt Nam tham gia vào điều ước quốc tế thì thực hiện theo Luật Tham gia ký kết các điều ước quốc tế.

Trước đó, cùng với Việt Nam, năng lượng được coi là "dưỡng khí" của nền kinh tế và là huyết mạch của tăng trưởng ở nhiều quốc gia, đặc biệt với các nước mới nổi lớn đang trong giai đoạn công nghiệp hóa. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực khá nhạy cảm. Ngành công nghiệp dầu mỏ - khí đốt được rất nhiều nước coi là lĩnh vực chiến lược, nếu nhìn từ góc độ an ninh quốc gia.

Do vậy, các nước thường tỏ ra do dự trước sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài trong ngành này, do nó có thể ảnh hưởng đến chủ quyền về tài nguyên thiên nhiên. Lĩnh vực này cũng nhạy cảm về mặt xã hội, do năng lượng là loại hàng hóa cơ bản. Đầu tư vào năng lượng có thể tác động lớn đến sức khỏe, sự an toàn, môi trường và quyền con người.

Chính vì thế, việc ngành này chịu sự kiểm soát của Chính phủ hơn hầu hết các hoạt động kinh tế khác là điều không mấy ngạc nhiên. Trái với xu hướng chung là cởi mở với vốn đầu tư nước ngoài, phần lớn chính sách của các nước với năng lượng vẫn là kiểm soát chặt.

Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng này đang dần thay đổi. Tháng 8/2014, lần đầu tiên sau gần 80 năm, Mexico mở cửa cho các công ty nước ngoài để phát triển ngành dầu khí. BBC cho biết cơ sở hạ tầng xuống cấp, quan liêu và tham nhũng đã ảnh hưởng nặng nề lên hãng dầu quốc doanh Pemex. Sản xuất của hãng này cũng đang đi xuống.

nhieu-nuoc-mo-cua-thi-truong-xang-dau-cho-dai-gia-nuoc-ngoai

Một trạm xăng của Pemex tại Mexico. Ảnh: Breitbart

Theo chính sách cải tổ được công bố, phần lớn sản xuất trong nước vẫn do Pemex chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài có thể đấu thầu giành quyền thăm dò, sản xuất và lọc dầu tại các mỏ dầu của Mexico. Trước đó, họ chỉ có thể ký hợp đồng dịch vụ với Pemex. Đây cũng là lần đầu tiên các công ty ngoại được sở hữu dầu mỏ, và các doanh nghiệp được bán sản phẩm mang thương hiệu khác, nhập từ nhà cung cấp khác, ngoài Pemex.

Cuối năm ngoái, Mỹ cũng gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô đã kéo dài 40 năm qua. Theo Economist, động thái mở cửa thị trường này được đánh giá có 3 mục đích. Đầu tiên, nó sẽ tăng thị phần cho dầu thô WTI Mỹ, từ đó lật ngược thế khó cho các hãng sản xuất dầu đá phiến tại đây. Thứ hai, nó sẽ giúp các nhà máy lọc dầu ngoài Mỹ có cơ hội tiếp cận lượng dầu lớn hơn, giúp họ hoạt động hiệu quả hơn. Cuối cùng, WTI sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh với Brent trong vai trò loại dầu tiêu chuẩn của thế giới.

Tại Trung Đông, sau khi được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế, Iran đang ra sức kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng nội địa. Quốc gia này cho rằng bất chấp giá dầu thấp, lĩnh vực này sẽ vẫn tạo ra lượng tiền cần thiết để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng. Iran có trữ lượng khí lớn nhì và dầu mỏ lớn thứ tư thế giới. Vì thế, khi thông tin trên được phát ra cuối năm ngoái, rất nhiều công ty và Chính phủ nước ngoài đã xếp hàng chờ cơ hội kiếm lời từ nền kinh tế đã bị cô lập rất nhiều năm này.

Các công ty nước ngoài được mời tham gia vào nhiều dự án thăm dò, đánh giá, khai thác và sản xuất tại Iran. Trong một buổi họp báo cuối năm ngoái, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran - Bijan Zangeneh cho biết họ sẽ mở cửa 52 mỏ dầu, khí. Sự kiện này đã thu hút tới 130 công ty nước ngoài, trong đó có Royal Dutch Shell, BP, Total, Rosneft và Gazprom.

Tháng 10 năm ngoái, Iran cho biết Royal Dutch Shell và Total là các công ty nước ngoài đầu tiên được cấp phép mở trạm xăng tại Iran. Khoảng 100 giấy phép đã được cấp cho mỗi công ty.

Trong khi đó, ở Đông Nam Á, Indonesia được dự báo là một trong những quốc gia nhập khẩu xăng lớn nhất thế giới trong 5 năm tới, với hơn một triệu ôtô và 8 triệu xe mới được bán mỗi năm. Lượng xăng tiêu thụ tại đây hằng năm là 70 tỷ lít, Reuters cho biết.

nhieu-nuoc-mo-cua-thi-truong-xang-dau-cho-dai-gia-nuoc-ngoai-1

Các trạm xăng của công ty nước ngoài ở Indonesia khá lép vế trước Pertamia. Ảnh: Reuters

Quốc gia này từ lâu đã cho phép các hãng năng lượng nước ngoài kinh doanh xăng tại đây. Tuy nhiên, hãng dầu quốc doanh Pertamia vẫn thống trị thị trường (70%), do sản phẩm rất rẻ nhờ được trợ giá. Shell, Total và Petronas đều đã hiện diện tại đây hơn một thập kỷ. Nhưng sản phẩm của họ chỉ bán được cho các chủ xe giàu có.

Năm 2012, Petronas đã phải rời thị trường Indonesia do doanh số nghèo nàn. Tuy nhiên, cơ hội lớn đang dành cho Total và Shell khi Chính phủ Indonesia ngừng trợ giá nhiên liệu từ đầu năm ngoái. Động thái này nhằm tiết kiệm hơn 8 tỷ USD cho nền kinh tế năm 2015, từ đó giảm thâm hụt ngân sách.

Một quốc gia Đông Nam Á khác là Myanmar cũng khá cởi mở với các trạm xăng của công ty nước ngoài. Sau nhiều thập kỷ đóng cửa khiến nền kinh tế trì trệ, Myanmar đang thực hiện hàng loạt chính sách thu hút đầu tư.

"Chúng tôi sẽ mời các công ty quốc tế lập liên doanh, trong 2 hoặc 3 tháng tới", U Myin Zaw - một lãnh đạo hãng dầu quốc doanh MPPE của Myanmar cho biết năm 2014. Số trạm xăng hợp tác được mở sẽ vào khoảng 40, trong giai đoạn 2015 - 2016. "Chúng tôi muốn có sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường", ông giải thích.

Hà Thu - Chí HiếuĐại gia năng lượng của Nhật - Idemitsu Kosan và đối tác là Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) vừa công bố thành lập Công ty TNHH Dầu khí Idemitsu Q8 tại Việt Nam với mục tiêu phân phối các sản phẩm dầu khí. Theo Idemitsu, công ty này đã nhận được Chứng nhận Đăng ký đầu tư của Chính phủ Việt Nam và đang xin đăng ký doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ các sản phẩm dầu khí, thông qua việc xây dựng các trạm dịch vụ trên cả nước.

Nếu kế hoạch này được thực hiện Idemitsu Q8 sẽ là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam. Trước đó, thương hiệu năng lượng Pháp - Total cũng đã xuất hiện trên nhiều cây xăng của Việt Nam song chủ yếu mang tính chất quảng bá, thử nghiệm và kinh doanh sản phẩm khác, trong khi thị trường xăng dầu nhiên liệu vẫn là "đất riêng" của các doanh nghiệp nội.

Trao đổi với VnExpress, nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết đơn vị đầu mối được giao xem xét và giải quyết thủ tục cho phía Idemitsu Q8 là Tổng cục Năng lương. Nguồn tin này cũng cho hay việc này là một phần nội dung trong cam kết của Chính phủ với nhà đầu tư khi Idemitsu và KPI tham gia thực hiện dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa).

nhieu-nuoc-mo-cua-thi-truong-xang-dau-cho-dai-gia-ngoai
Sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài được kỳ vọng có thể mang lại thay đổi cho thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam. Ảnh: Bloomberg
Theo đó, để giúp tiêu thụ sản phẩm của Nghi Sơn, các nhà đầu tư được thực hiện một số quyền về nhập khẩu, phân phối tương ứng với tỷ lệ vốn góp vào dự án. Vị này cũng thừa nhận Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu chưa đề cập việc thương nhân nước ngoài tham gia làm đầu mối bán lẻ, song cũng để ngỏ bằng quy định nếu vấn đề gì mà Việt Nam tham gia vào điều ước quốc tế thì thực hiện theo Luật Tham gia ký kết các điều ước quốc tế.

Trước đó, cùng với Việt Nam, năng lượng được coi là "dưỡng khí" của nền kinh tế và là huyết mạch của tăng trưởng ở nhiều quốc gia, đặc biệt với các nước mới nổi lớn đang trong giai đoạn công nghiệp hóa. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực khá nhạy cảm. Ngành công nghiệp dầu mỏ - khí đốt được rất nhiều nước coi là lĩnh vực chiến lược, nếu nhìn từ góc độ an ninh quốc gia.

Do vậy, các nước thường tỏ ra do dự trước sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài trong ngành này, do nó có thể ảnh hưởng đến chủ quyền về tài nguyên thiên nhiên. Lĩnh vực này cũng nhạy cảm về mặt xã hội, do năng lượng là loại hàng hóa cơ bản. Đầu tư vào năng lượng có thể tác động lớn đến sức khỏe, sự an toàn, môi trường và quyền con người.

Chính vì thế, việc ngành này chịu sự kiểm soát của Chính phủ hơn hầu hết các hoạt động kinh tế khác là điều không mấy ngạc nhiên. Trái với xu hướng chung là cởi mở với vốn đầu tư nước ngoài, phần lớn chính sách của các nước với năng lượng vẫn là kiểm soát chặt.

Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng này đang dần thay đổi. Tháng 8/2014, lần đầu tiên sau gần 80 năm, Mexico mở cửa cho các công ty nước ngoài để phát triển ngành dầu khí. BBC cho biết cơ sở hạ tầng xuống cấp, quan liêu và tham nhũng đã ảnh hưởng nặng nề lên hãng dầu quốc doanh Pemex. Sản xuất của hãng này cũng đang đi xuống.

nhieu-nuoc-mo-cua-thi-truong-xang-dau-cho-dai-gia-nuoc-ngoai
Một trạm xăng của Pemex tại Mexico. Ảnh: Breitbart
Theo chính sách cải tổ được công bố, phần lớn sản xuất trong nước vẫn do Pemex chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài có thể đấu thầu giành quyền thăm dò, sản xuất và lọc dầu tại các mỏ dầu của Mexico. Trước đó, họ chỉ có thể ký hợp đồng dịch vụ với Pemex. Đây cũng là lần đầu tiên các công ty ngoại được sở hữu dầu mỏ, và các doanh nghiệp được bán sản phẩm mang thương hiệu khác, nhập từ nhà cung cấp khác, ngoài Pemex.

Cuối năm ngoái, Mỹ cũng gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô đã kéo dài 40 năm qua. Theo Economist, động thái mở cửa thị trường này được đánh giá có 3 mục đích. Đầu tiên, nó sẽ tăng thị phần cho dầu thô WTI Mỹ, từ đó lật ngược thế khó cho các hãng sản xuất dầu đá phiến tại đây. Thứ hai, nó sẽ giúp các nhà máy lọc dầu ngoài Mỹ có cơ hội tiếp cận lượng dầu lớn hơn, giúp họ hoạt động hiệu quả hơn. Cuối cùng, WTI sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh với Brent trong vai trò loại dầu tiêu chuẩn của thế giới.

Tại Trung Đông, sau khi được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế, Iran đang ra sức kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng nội địa. Quốc gia này cho rằng bất chấp giá dầu thấp, lĩnh vực này sẽ vẫn tạo ra lượng tiền cần thiết để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng. Iran có trữ lượng khí lớn nhì và dầu mỏ lớn thứ tư thế giới. Vì thế, khi thông tin trên được phát ra cuối năm ngoái, rất nhiều công ty và Chính phủ nước ngoài đã xếp hàng chờ cơ hội kiếm lời từ nền kinh tế đã bị cô lập rất nhiều năm này.

Các công ty nước ngoài được mời tham gia vào nhiều dự án thăm dò, đánh giá, khai thác và sản xuất tại Iran. Trong một buổi họp báo cuối năm ngoái, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran - Bijan Zangeneh cho biết họ sẽ mở cửa 52 mỏ dầu, khí. Sự kiện này đã thu hút tới 130 công ty nước ngoài, trong đó có Royal Dutch Shell, BP, Total, Rosneft và Gazprom.

Tháng 10 năm ngoái, Iran cho biết Royal Dutch Shell và Total là các công ty nước ngoài đầu tiên được cấp phép mở trạm xăng tại Iran. Khoảng 100 giấy phép đã được cấp cho mỗi công ty.

Trong khi đó, ở Đông Nam Á, Indonesia được dự báo là một trong những quốc gia nhập khẩu xăng lớn nhất thế giới trong 5 năm tới, với hơn một triệu ôtô và 8 triệu xe mới được bán mỗi năm. Lượng xăng tiêu thụ tại đây hằng năm là 70 tỷ lít, Reuters cho biết.

nhieu-nuoc-mo-cua-thi-truong-xang-dau-cho-dai-gia-nuoc-ngoai-1
Các trạm xăng của công ty nước ngoài ở Indonesia khá lép vế trước Pertamia. Ảnh: Reuters
Quốc gia này từ lâu đã cho phép các hãng năng lượng nước ngoài kinh doanh xăng tại đây. Tuy nhiên, hãng dầu quốc doanh Pertamia vẫn thống trị thị trường (70%), do sản phẩm rất rẻ nhờ được trợ giá. Shell, Total và Petronas đều đã hiện diện tại đây hơn một thập kỷ. Nhưng sản phẩm của họ chỉ bán được cho các chủ xe giàu có.

Năm 2012, Petronas đã phải rời thị trường Indonesia do doanh số nghèo nàn. Tuy nhiên, cơ hội lớn đang dành cho Total và Shell khi Chính phủ Indonesia ngừng trợ giá nhiên liệu từ đầu năm ngoái. Động thái này nhằm tiết kiệm hơn 8 tỷ USD cho nền kinh tế năm 2015, từ đó giảm thâm hụt ngân sách.

Một quốc gia Đông Nam Á khác là Myanmar cũng khá cởi mở với các trạm xăng của công ty nước ngoài. Sau nhiều thập kỷ đóng cửa khiến nền kinh tế trì trệ, Myanmar đang thực hiện hàng loạt chính sách thu hút đầu tư.

"Chúng tôi sẽ mời các công ty quốc tế lập liên doanh, trong 2 hoặc 3 tháng tới", U Myin Zaw - một lãnh đạo hãng dầu quốc doanh MPPE của Myanmar cho biết năm 2014. Số trạm xăng hợp tác được mở sẽ vào khoảng 40, trong giai đoạn 2015 - 2016. "Chúng tôi muốn có sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường", ông giải thích.

Hà Thu - Chí Hiếu


Giày Đại Phát solution
Số người online:
15714
Số người truy cập:
9054171