Ngọc cổ hơn 200 tuổi lần đầu được trưng bày

 TP HCMKhoảng 200 hiện vật ngọc, thế kỷ 18, 19, lần đầu được giới thiệu với khán giả tại triển lãm "Dáng ngọc", hôm 30/8.

Triển lãm do Bảo tàng Lịch sử TP HCM tổ chức nhân 43 năm ngày thành lập Bảo tàng và 77 năm Quốc khánh 2/9. Sự kiện trưng bày 221 cổ ngọc, khoảng 80% hiện vật lần đầu ra mắt trong nước. Hai bộ sưu tập chủ chốt của triển lãm là bộ đá ngọc của Victor Thomas Holbé (1857 - 1927) - sưu tầm vào giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, và bộ sưu tập của gia đình bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) - sưu tầm vào những năm 1930, 1940.Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP HCM, ngọc trong nền văn hóa phương Đông biểu trưng cho sự giàu có, quyền lực. Các cổ vật bằng ngọc thường được tôn sùng vì mang ý nghĩa về sự vĩnh cửu, thần bí và phúc lành.

Triển lãm do Bảo tàng Lịch sử TP HCM tổ chức nhân 43 năm ngày thành lập. Sự kiện trưng bày 221 cổ vật, đến từ nhiều nền văn hóa của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Lào..., trong đó cổ ngọc chủ yếu của Trung Quốc. Khoảng 80% hiện vật lần đầu ra mắt trong nước. Hai bộ sưu tập chủ chốt của triển lãm là bộ đá ngọc của Victor Thomas Holbé (1857-1927) - sưu tầm từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, và bộ sưu tập của gia đình bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) - sưu tầm vào những năm 1930, 1940.

Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP HCM, ngọc trong nền văn hóa phương Đông biểu trưng cho sự giàu có, quyền lực. Các cổ vật bằng ngọc thường được tôn sùng vì mang ý nghĩa về sự vĩnh cửu, thần bí và phúc lành. "Chúng tôi tổ chức trưng bày về cổ ngọc vì bộ sưu tập của ông Victor Thomas Holbé là tiền đề hình thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse, tiền thân của Bảo tàng Lịch sử TP HCM ngày nay", ông Tuấn nói. Năm 2021, đơn vị cũng giới thiệu các bộ sưu tập cổ ngọc nhưng dưới hình thức trực tuyến.

Gậy Như ý thuộc nhóm hiện vật thể hiện quyền lực, địa vị của người xưa. Thời phong kiến, gậy ngọc như ý là vật bảo mang tính biểu tượng của vua chúa và giới quý tộc, được xem là thứ mang lại tiền tài, mat mắn cho người sở hữu. Điển chế Trung Hoa thời Minh và Thanh quy định thiên tử (vua) cầm Trấn khuê, còn chư hầu cầm gậy Như ý. Tại Việt Nam, thời nhà Nguyễn, gậy Như ý còn là vật bất ly thân của Hoàng thái tử. Gậy thường có dáng cong, mang hoa văn phong phú như chậu hoa loa - ý nghĩa chính trực, cao thượng, hươu, hạc, nấm linh chi - tượng trưng cho sự chúc phúc, chúc thọ.

Gậy Như ý thuộc nhóm hiện vật thể hiện quyền lực, địa vị của người xưa. Thời phong kiến, gậy ngọc như ý là vật bảo mang tính biểu tượng của vua chúa và giới quý tộc, được xem là thứ mang lại tiền tài, may mắn cho người sở hữu. Điển chế Trung Hoa thời Minh và Thanh quy định thiên tử (vua) cầm Trấn khuê, còn chư hầu cầm gậy Như ý. Tại Việt Nam, thời nhà Nguyễn, gậy Như ý còn là vật bất ly thân của Hoàng thái tử. Gậy thường có dáng cong, mang hoa văn phong phú như chậu hoa lan - ý nghĩa chính trực, cao thượng, hươu, hạc, nấm linh chi - tượng trưng sự chúc phúc, chúc thọ.

Móc thắt lưng bằng ngọc cũng là hiện vật thu hút khách tham quan. Móc bắt đầu có từ thời Xuân Thu (772 - 481 trước Công nguyên), biểu tượng cho sự giàu có của người sở hữu. Móc được làm bằng nhiều chất liệu như pha lê, mã não, ngọc bích, vàng, bạc... Sau thời gian bị thay thế bởi khóa thắt lưng, đến thời nhà Minh (1368-1644), nhà Thanh (1644-1911), móc thịnh hành trở lại bởi những người yêu văn hóa cổ. Thời kỳ này, móc thường làm bằng ngọc bích trắng, khắc hình rồng Hồng Sơn, rồng Chihu..., thường được hoàng đế ban cho các công thần trung thành.

Móc thắt lưng bằng ngọc cũng là hiện vật thu hút khách tham quan. Móc bắt đầu có từ thời Xuân Thu (772-481 trước Công nguyên) ở Trung Quốc, biểu trưng sự giàu có của người sở hữu. Móc được làm bằng nhiều chất liệu như pha lê, mã não, ngọc bích, vàng, bạc... Sau thời gian bị thay thế bằng khóa thắt lưng, đến thời nhà Minh (1368-1644), nhà Thanh (1644-1911), móc thịnh hành trở lại bởi những người yêu văn hóa cổ. Thời kỳ này, móc thường làm bằng ngọc bích trắng, khắc hình rồng Hồng Sơn, rồng hổ Chihu..., thường được hoàng đế ban cho các công thần trung thành.

Nhẫn cung thủ vốn gắn liền với các cung thu thời Trung Hoa cổ đại. Nhẫn được đeo lên ngón tay cái của tay kéo dây cung. Ngoài việc bảo vệ ngón tay, nhẫn còn giúp điều khiển dây cung chính xác, giúp cung thủ có thể bắn trúng mục tiêu từ trên lưng ngựa chạy với tốc độ cao. Đến cuối thế kỷ 18, thời nhà Thanh, bắn cung không còn được xem trọng, nhẫn cung thủ dần trở thành loại hình trang sức, biểu tượng cho người quyền thế.

Nhẫn cung thủ vốn gắn liền các cung thủ thời Trung Hoa cổ đại. Nhẫn được đeo lên ngón cái của tay kéo dây cung. Ngoài việc bảo vệ ngón tay, nhẫn còn giúp điều khiển dây chính xác, giúp cung thủ có thể bắn trúng mục tiêu từ trên lưng ngựa chạy với tốc độ cao. Đến cuối thế kỷ 18, thời nhà Thanh, bắn cung không còn được xem trọng, nhẫn cung thủ dần trở thành loại hình trang sức, biểu tượng của người quyền thế.

Đồ đựng ngũ cốc dùng trong tế lễ (tiếng Hán là Quỹ), với phần quai cầm hai bên được trang trí bằng hình tượng rồng. Hiện vật từng được dùng để đựng cơm, kê, miến đã nấu chín trong các nghi thức tế lễ. Họa tiết trên cổ vật phản ánh các thời kỳ văn hóa đa dạng, từ thời cổ đại Hồng Sơn đến thời Thanh. Tư thế rồng cũng đa dạng, khi thì bám lấy miệng chén, thân uyển chuyển quanh thành, khi thì bám từ thân chén vươn lên ngậm vào vành miệng chén.

Đồ đựng ngũ cốc dùng trong tế lễ (tiếng Hán là Quỹ), với phần quai cầm hai bên được trang trí bằng hình tượng rồng. Hiện vật từng được dùng để đựng cơm, kê, miến đã nấu chín trong các nghi thức tế lễ. Họa tiết trên cổ vật phản ánh các thời kỳ văn hóa, từ thời cổ đại Hồng Sơn đến đời Thanh. Tư thế rồng cũng đa dạng, khi thì bám lấy miệng chén, thân uyển chuyển quanh thành, khi thì bám từ thân chén vươn lên ngậm vào vành miệng chén.

Trấn phong từng được dùng để chắn gió, ánh sáng với chất liệu đa dạng: ngọc, pháp lam, gạch, gỗ.... Không chỉ có ý nghĩa về phong thủy, trấn phong còn được dùng làm trang trí nội thất. Với chất liệu ngọc, các nghệ nhân thường điêu khắc các điển tích xưa trong văn hóa Trung Hoa, khắc thư pháp chữ Hán, các bài kinh Phật, sau đó đánh bóng để phô bày vân đá trên họa tiết.

Trấn phong từng được dùng để chắn gió, ánh sáng với chất liệu đa dạng: ngọc, pháp lam, gạch, gỗ.... Không chỉ có ý nghĩa về phong thủy, trấn phong còn được dùng làm trang trí nội thất. Với chất liệu ngọc, nghệ nhân thường điêu khắc các điển tích xưa trong văn hóa Trung Hoa, khắc thư pháp chữ Hán, các bài kinh Phật, sau đó đánh bóng để phô bày vân đá trên họa tiết.

Các hiện vật là đồ văn phòng tứ bảo như ống cắm bút, đồ đựng nước rửa bát thường được chạm khắc đề tài rồng, thảo mộc...

Các hiện vật là đồ văn phòng tứ bảo như ống cắm bút thường được chạm khắc đề tài rồng, thảo mộc...

Chiếc ngọc bội có phần dây xích được lộng ngọc để các khuyên móc vào nhau tự nhiên.

Chiếc ngọc bội có phần dây xích được chế tác để các khuyên móc vào nhau tự nhiên.

Các tượng tiên nữ được các chuyên gia đánh giá đạt trình độ điêu khắc cao.

Các tượng tiên nữ được các chuyên gia đánh giá đạt trình độ điêu khắc cao.

Nhiều cổ vật được trưng bày kèm danh ngôn của người xưa, như Thiên hạ kỳ quan khan tận, bất như thư quyển hảo/ Thế gian tư vị thường lai, vô quá thái căn điểm (Nhìn ngắm kỳ quan khắp thiên hạ không bằng đọc sách/ Nếm đủ mùi vị trên thế gian không bằng vị ngọt của gốc cây.

Nhiều cổ vật được trưng bày kèm danh ngôn, câu đối của người xưa.

Ông Hoàng Anh Tuấn (áo xanh) - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP HCM - giới thiệu từng hiện vật cho khách mời. Theo ông Tuấn, bộ sưu tập của ông Victor Thomas Holbé góp phần hình thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse, tiền thân của Bảo tàng Lịch sử TP HCM ngày nay.

Ông Hoàng Anh Tuấn (áo xanh) - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP HCM - giới thiệu từng hiện vật cho khách mời. Ban tổ chức kỳ vọng sự kiện giúp công chúng hiểu thêm về kỹ thuật chế tác đồ vật bằng ngọc của nghệ nhân xưa, từ đó trân quý giá trị di sản văn hóa của nhân loại.

Không gian triển lãm được chia khoảng 6 gian với 6 nhóm hiện vật. Triển lãm được mở đến ngày 30/11, ban tổ chức kỳ vọng sự kiện giúp công chúng hiểu thêm về kỹ thuật chế tác các đồ vật bằng ngọc của nghệ nhân xưa, từ đó trân quý giá trị di sản văn hóa của nhân loại.

Triển lãm - mở cửa đến ngày 30/11 - được chia thành sáu gian với sáu nhóm hiện vật, gồm nhóm đồ đựng ngũ cốc tế lễ, nhóm phục vụ cho thờ cúng, đồ văn phòng tứ bảo, trấn phong, nhóm thể hiện quyền lực (gậy ngọc, nhẫn cung thủ), nhóm khác (con dấu, ngọc bội)...

Mai Nhật - Thanh Tùng


Giày Đại Phát solution
Số người online:
11518
Số người truy cập:
7881535