Nhóm 90 người tị nạn Duy Ngô Nhĩ bị đưa từ Thái Lan về Trung Quốc hồi tháng 7. Ảnh: CCTV. |
Daily News, một trong những tờ báo lớn nhất Thái Lan, hôm qua dẫn lời một số cảnh sát giấu tên nói rằng "các nhóm người Duy Ngô Nhĩ" đã đánh bom đền Erawan ở thủ đô Bangkok vào tối ngày 17/8. Vụ tấn công làm ít nhất 20 người chết, hơn 120 người bị thương.
"Trong những báo cáo tình báo trước đó, (cảnh sát) đã phát hiện một nhóm khủng bố, được cho là người Duy Ngô Nhĩ, chuẩn bị gây bất ổn ở Bangkok nhằm đáp trả việc chính phủ Thái Lan trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về truy tố ở Trung Quốc", tờ báo cho biết. "Mục tiêu là nơi người Trung Quốc đại lục thường đến hoặc nghỉ lại".
Đền Erawan, nơi bị đánh bom, nằm giữa các khu mua sắm cao cấp và khách sạn 5 sao, thu hút hàng nghìn khách du lịch Trung Quốc mỗi ngày.
Trong khi đó, tờ Khaosod dẫn lời một cảnh sát giấu tên nói họ đang truy lùng một người "Arab da trắng", cũng có thể là người Duy Ngô Nhĩ, có liên quan đến vụ đánh bom. Những thông tin này đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Duy Ngô Nhĩ là dân tộc sinh sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, phía tây Trung Quốc, có mâu thuẫn với người Hán, khiến tình trạng bạo lực thường xuyên xảy ra tại đây. Tuy nhiên, người Duy Ngô Nhĩ chưa bao giờ tổ chức tấn công bạo lực ở nước ngoài, nhà báo người Anh David Eimer, từng ở Trung Quốc 7 năm và có nhiều bài viết về vấn đề này, cho hay.
"Họ không có khả năng để thực hiện tấn công kiểu này", Eimer nói. "Nếu có thì đó là bước tiến lớn đối với khả năng của họ. Họ chưa từng tổ chức tấn công ở ngoài Trung Quốc".
Cảnh sát trưởng Thái Lan Somyot Pumpanmuang cho biết quá trình điều tra không chỉ tập trung vào góc độ người Duy Ngô Nhĩ và nghi phạm duy nhất tính đến lúc này, một người đàn ông mặc áo vàng, chưa chắc đã là người nước ngoài.
"Nghi phạm có thể hóa trang khuôn mặt giống người nước ngoài", ông nói.
Tại một cuộc họp báo, ông Prawut Thavornsiri, người phát ngôn cảnh sát Thái Lan, thông báo các nhà chức trách "gần như chắc chắn" người mặc áo vàng chính là kẻ đánh bom.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Thanasak Patimaprakorn, giới chức chưa tìm thấy bằng chứng chứng tỏ người nước ngoài tham gia vụ đánh bom. Ông kêu gọi truyền thông nước này thận trọng hơn, không đưa tin thiếu trách nhiệm.
"Các bạn phải đợi nhà chức trách điều tra, chờ có chứng cứ và lời giải thích", ông Thanasak nói. "Các bạn không thể nói mà không có bằng chứng như vậy. Truyền thông Thái Lan cần xét xem thực tế chính xác là gì".
Như Tâm
A group of more than 90 Uighur refugees were forcibly repatriated from Thailand to China in July. Chinese security forces placed hoods over their heads for the flight to China, where they are branded terrorists. Photo: CCTV
Nhóm 90 người tị nạn Duy Ngô Nhĩ bị đưa từ Thái Lan về Trung Quốc hồi tháng 7. Ảnh: CCTV.
Daily News, một trong những tờ báo lớn nhất Thái Lan, hôm qua dẫn lời một số cảnh sát giấu tên nói rằng "các nhóm người Duy Ngô Nhĩ" đã đánh bom đền Erawan ở thủ đô Bangkok vào tối ngày 17/8. Vụ tấn công làm ít nhất 20 người chết, hơn 120 người bị thương.
"Trong những báo cáo tình báo trước đó, (cảnh sát) đã phát hiện một nhóm khủng bố, được cho là người Duy Ngô Nhĩ, chuẩn bị gây bất ổn ở Bangkok nhằm đáp trả việc chính phủ Thái Lan trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về truy tố ở Trung Quốc", tờ báo cho biết. "Mục tiêu là nơi người Trung Quốc đại lục thường đến hoặc nghỉ lại".
Đền Erawan, nơi bị đánh bom, nằm giữa các khu mua sắm cao cấp và khách sạn 5 sao, thu hút hàng nghìn khách du lịch Trung Quốc mỗi ngày.
Trong khi đó, tờ Khaosod dẫn lời một cảnh sát giấu tên nói họ đang truy lùng một người "Arab da trắng", cũng có thể là người Duy Ngô Nhĩ, có liên quan đến vụ đánh bom. Những thông tin này đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Duy Ngô Nhĩ là dân tộc sinh sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, phía tây Trung Quốc, có mâu thuẫn với người Hán, khiến tình trạng bạo lực thường xuyên xảy ra tại đây. Tuy nhiên, người Duy Ngô Nhĩ chưa bao giờ tổ chức tấn công bạo lực ở nước ngoài, nhà báo người Anh David Eimer, từng ở Trung Quốc 7 năm và có nhiều bài viết về vấn đề này, cho hay.
"Họ không có khả năng để thực hiện tấn công kiểu này", Eimer nói. "Nếu có thì đó là bước tiến lớn đối với khả năng của họ. Họ chưa từng tổ chức tấn công ở ngoài Trung Quốc".
Cảnh sát trưởng Thái Lan Somyot Pumpanmuang cho biết quá trình điều tra không chỉ tập trung vào góc độ người Duy Ngô Nhĩ và nghi phạm duy nhất tính đến lúc này, một người đàn ông mặc áo vàng, chưa chắc đã là người nước ngoài.
"Nghi phạm có thể hóa trang khuôn mặt giống người nước ngoài", ông nói.
Tại một cuộc họp báo, ông Prawut Thavornsiri, người phát ngôn cảnh sát Thái Lan, thông báo các nhà chức trách "gần như chắc chắn" người mặc áo vàng chính là kẻ đánh bom.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Thanasak Patimaprakorn, giới chức chưa tìm thấy bằng chứng chứng tỏ người nước ngoài tham gia vụ đánh bom. Ông kêu gọi truyền thông nước này thận trọng hơn, không đưa tin thiếu trách nhiệm.
"Các bạn phải đợi nhà chức trách điều tra, chờ có chứng cứ và lời giải thích", ông Thanasak nói. "Các bạn không thể nói mà không có bằng chứng như vậy. Truyền thông Thái Lan cần xét xem thực tế chính xác là gì".
Như Tâm