Năm 21 tuổi, Anna Haotanto đặt ra mục tiêu tài chính đầu tiên trong đời. Đó là mua cho bố mẹ một căn nhà trước khi bước sang tuổi 30.
Đến năm 28 tuổi, cô đã trao chìa khóa nhà mới cho bố mẹ và trải qua một kỳ sinh nhật đáng nhớ khi chính thức viết tên mình vào danh sách các triệu phú USD tự thân của Singapore.
Haotanto không phải là nhà sáng lập một startup công nghệ triệu đô hay xuất thân trong gia đình giàu có. Thực tế còn ngược lại. Năm 1997, khi khủng hoảng tài chính châu Á quét qua, bố mẹ cô phá sản nghề kinh doanh hàng dệt may. Nợ nần gia đình chồng chất trong khi tiền thuê căn hộ ở Singapore ngày một đắt đỏ. Tuy nhiên, đối với Haotanto, những trải nghiệm này đã giúp cô tránh được những cạm bẫy tương tự về sau.
Khi 21 tuổi, Anna Haotanto tự đặt mục tiêu mua nhà trước năm 30 tuổi và hoàn thành sớm 2 năm. |
"Nếu bạn không sinh ra trong nhung lụa mà làm giàu tự thân thì bạn luôn quý trọng đồng tiền. Tôi luôn muốn đảm bảo rằng mình biết quản lý tiền bạc đúng cách", Haotanto nói với CNBC Make It.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Haotanto vào Đại học Quản lý Singapore để học về tài chính. Sau đó, cô bắt đầu làm công việc quản lý tài sản và vạch ra lộ trình để trả nợ và mua nhà cho gia đình.
"Tôi ngồi xuống ở tuổi 21 và cho mình 9 năm để kiếm được 600.000 đôla Singapore (khoảng 450.000 USD)", Haotanto kể lại và cho biết chi phí sinh hoạt tốn kém ở đảo quốc này chính là thử thách lớn.
Trong 9 năm đó, cô đã lao vào làm nhiều công việc khác nhau và vận dụng kiến thức của mình để đầu tư chứng khoán. Cô bắt đầu với những mã cổ phiếu nhỏ ở Singapore rồi thu gom các mã cổ phiểu bị giảm điểm ở Mỹ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.
Cùng với làm việc và đầu tư, Haotanto thực hành một lối sống khá tiết kiệm. Theo cô, sai lầm thường gặp của thế hệ thiên niên kỷ là dễ sa vào những chi tiêu phù phiếm. Do đó, cô luôn cân nhắc một cách tỉnh táo. Haotanto giới hạn chi tiêu 100 đôla Singapore (75 USD) mỗi tuần và chỉ đi nghỉ mát một lần mỗi năm.
"Tôi không muốn nói là mình thấy chật vật. Chỉ là chi tiêu theo ngân sách đã lên kế hoạch thôi. Một khi bắt tay vào làm, nó sẽ thành nỗi ám ảnh", cô cho biết.
Đến năm 30 tuổi, khi đã là một triệu phú USD, Haotanto sáng lập một nền tảng tư vấn tài chính dành cho phụ nữ châu Á có tên "The New Savvy".
"Người phụ nữ trong một thời gian dài, đặc biệt là ở châu Á, thường sống trong mặc định họ không giỏi đầu tư tiền bạc. Và tôi muốn thay đổi điều đó", cô nói.
Nền tảng của Haotanto cung cấp các khóa học trực tuyến, bài viết và sự kiện để giúp phụ nữ đầu tư tiền bạc hiệu quả hơn.
"Rất nhiều người không có mục tiêu tài chính. Dù bạn không cần phải thành đại gia hay gì đó nhưng bạn cũng cần biết rõ mình đang đi đâu. Hiểu được những gì mình muốn và thời điểm mình muốn đạt được nó chính là động lực lớn để dẫn dắt tôi vào năm 21 tuổi ", Haotanto nói.
Phiên An (theo CNBC)Năm 21 tuổi, Anna Haotanto đặt ra mục tiêu tài chính đầu tiên trong đời. Đó là mua cho bố mẹ một căn nhà trước khi bước sang tuổi 30.
Đến năm 28 tuổi, cô đã trao chìa khóa nhà mới cho bố mẹ và trải qua một kỳ sinh nhật đáng nhớ khi chính thức viết tên mình vào danh sách các triệu phú USD tự thân của Singapore.
Haotanto không phải là nhà sáng lập một startup công nghệ triệu đô hay xuất thân trong gia đình giàu có. Thực tế còn ngược lại. Năm 1997, khi khủng hoảng tài chính châu Á quét qua, bố mẹ cô phá sản nghề kinh doanh hàng dệt may. Nợ nần gia đình chồng chất trong khi tiền thuê căn hộ ở Singapore ngày một đắt đỏ. Tuy nhiên, đối với Haotanto, những trải nghiệm này đã giúp cô tránh được những cạm bẫy tương tự về sau.
Khi 21 tuổi, Anna Haotanto tự đặt mục tiêu mua nhà trước năm 30 tuổi và hoàn thành sớm 2 năm.
Khi 21 tuổi, Anna Haotanto tự đặt mục tiêu mua nhà trước năm 30 tuổi và hoàn thành sớm 2 năm.
"Nếu bạn không sinh ra trong nhung lụa mà làm giàu tự thân thì bạn luôn quý trọng đồng tiền. Tôi luôn muốn đảm bảo rằng mình biết quản lý tiền bạc đúng cách", Haotanto nói với CNBC Make It.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Haotanto vào Đại học Quản lý Singapore để học về tài chính. Sau đó, cô bắt đầu làm công việc quản lý tài sản và vạch ra lộ trình để trả nợ và mua nhà cho gia đình.
"Tôi ngồi xuống ở tuổi 21 và cho mình 9 năm để kiếm được 600.000 đôla Singapore (khoảng 450.000 USD)", Haotanto kể lại và cho biết chi phí sinh hoạt tốn kém ở đảo quốc này chính là thử thách lớn.
Trong 9 năm đó, cô đã lao vào làm nhiều công việc khác nhau và vận dụng kiến thức của mình để đầu tư chứng khoán. Cô bắt đầu với những mã cổ phiếu nhỏ ở Singapore rồi thu gom các mã cổ phiểu bị giảm điểm ở Mỹ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.
Cùng với làm việc và đầu tư, Haotanto thực hành một lối sống khá tiết kiệm. Theo cô, sai lầm thường gặp của thế hệ thiên niên kỷ là dễ sa vào những chi tiêu phù phiếm. Do đó, cô luôn cân nhắc một cách tỉnh táo. Haotanto giới hạn chi tiêu 100 đôla Singapore (75 USD) mỗi tuần và chỉ đi nghỉ mát một lần mỗi năm.
"Tôi không muốn nói là mình thấy chật vật. Chỉ là chi tiêu theo ngân sách đã lên kế hoạch thôi. Một khi bắt tay vào làm, nó sẽ thành nỗi ám ảnh", cô cho biết.
Đến năm 30 tuổi, khi đã là một triệu phú USD, Haotanto sáng lập một nền tảng tư vấn tài chính dành cho phụ nữ châu Á có tên "The New Savvy".
"Người phụ nữ trong một thời gian dài, đặc biệt là ở châu Á, thường sống trong mặc định họ không giỏi đầu tư tiền bạc. Và tôi muốn thay đổi điều đó", cô nói.
Nền tảng của Haotanto cung cấp các khóa học trực tuyến, bài viết và sự kiện để giúp phụ nữ đầu tư tiền bạc hiệu quả hơn.
"Rất nhiều người không có mục tiêu tài chính. Dù bạn không cần phải thành đại gia hay gì đó nhưng bạn cũng cần biết rõ mình đang đi đâu. Hiểu được những gì mình muốn và thời điểm mình muốn đạt được nó chính là động lực lớn để dẫn dắt tôi vào năm 21 tuổi ", Haotanto nói.
Phiên An (theo CNBC)