Mỹ mất dần vị thế khoa học

Mỹ vẫn chiếm lĩnh hàng đầu trong nghiên cứu sinh học và y khoa nhưng đã nhường chỗ cho châu Âu và châu Á trong các ngành vật lý và kỹ thuật. Nước Mỹ đầu tư cho nghiên cứu khoa học 2,8% GDP, tương đối cao so với nước khác nhưng ảnh hưởng của Mỹ đang giảm bớt. Lý do không phải vì Mỹ ít chú trọng đến lĩnh vực này nhưng vì nhiều nước đã hoạt động tích cực hơn.

 
Cách nay gần 30 năm, các nhà khoa học Mỹ xuất hiện nhiều trên các tạp chí khoa học có uy tín nhất với 40% trong  tổng số các công bố khoa học trên đó. Đến năm 2009, Mỹ chỉ còn giữ được tỉ lệ 29%, trong khi tỉ lệ của châu Âu đã tăng từ 33% lên 36% và tỉ lệ đóng góp của các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tăng từ 13% lên 31%. Riêng tỉ lệ bài viết của các nhà khoa học Trung Quốc chiếm 11%, chỉ đứng sau giới khoa học Mỹ.
 

Trong năm 2008, tổng mức chi cho nghiên cứu khoa học của các nước châu Á là 387 tỉ USD, so với Mỹ là 384 tỉ USD và châu Âu là 280 tỉ USD. Hồi đầu tháng 11-2010, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công bố một báo cáo có nội dung ghi nhận tương tự như của Thomson Reuters.

Trúc Lâm


Giày Đại Phát solution
Số người online:
1125
Số người truy cập:
9285690