Theo Tổng cục Hải quan, năm 2015, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt mức 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, đưa Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Đức, Italy.
Hiện mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc gia trên thế giới, trong đó đứng đầu là thị trường Mỹ, đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng kim ngạch.
Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 2,68 tỷ USD, tăng 2,08% so với cùng kỳ 2015. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2016 sẽ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với tình hình khả quan của bất động sản Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản (3 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam), Bộ Công Thương cho rằng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn.
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam dự kiến đạt trên 7 tỷ USD trong năm nay. |
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM (Hawa) đánh giá, Việt Nam nổi lên là một quốc gia sản xuất đồ gỗ của thế giới nhờ nguồn nguyên liệu hợp pháp, có tay nghề sản xuất và nguồn nhân công rẻ... Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 7 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong năm 2016, để đạt đến con số này, doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty Lavanto Home Decor, ưu thế về lao động rẻ của Việt Nam sẽ mất dần so với nhiều nước khu vực như Philippines, Indonesia, Myanmar... Trong khi đó thiết bị và công nghệ chế biến gỗ của Việt Nam phần lớn vẫn còn cũ so với các nước châu Âu, Trung Quốc, khiến công suất chế biến chưa cao và trình độ quản trị thực sự chưa hiệu quả.
“Trong thời buổi hội nhập này tính cạnh tranh rất cao, không thể kỳ vọng phát triển bằng nhân công giá rẻ mà phải bằng chất xám để tạo những giá trị gia tăng”, ông Tiến cho hay.
Một vấn đề lớn mà ngành gỗ Việt Nam sắp phải đối mặt đó là sự dịch chuyển của nhiều nhà máy chế biến gỗ từ những nước không tham gia TPP hoặc chưa có Hiệp định thương mại tự do với EU sang Việt Nam, để hưởng những lợi thế của các hiệp định này mang lại.
“Cùng với niềm vui là xu hướng dịch chuyển những đơn hàng gia công từ các nước cho Trung Quốc đã chuyển sang Việt Nam, thì có cả những doanh nghiệp gỗ Trung Quốc sang đăng ký đầu tư tại Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa chia sẻ.
Số liệu từ Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương cho thấy, số lượng doanh nghiệp gỗ từ “hàng xóm” tràn sang đang ở mức tăng đột biến. Cụ thể, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2016, có đến gần 29 trên 100 dự án đầu tư mới nhà máy tại Bình Dương thuộc các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan với số vốn ban đầu hơn 82,4 triệu USD. Tính đến nay, số doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Đài Loan đóng đô ở Bình Dương, một trong những “thủ phủ” của ngành gỗ Việt Nam, đã lên gần 900 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD.
Theo ông Phú Hữu Minh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Bình Dương, khoảng 90% doanh nghiệp FDI ở Bình Dương có đăng ký sản xuất, chế biến gỗ và công nghiệp phụ trợ cho ngành gỗ.
Rõ ràng, lượng doanh nghiệp lớn đến từ quốc gia đang giữ “ngôi vương” trong xuất khẩu chế biến gỗ, giàu kinh nghiệm, thực sự là một đe dọa lớn với doanh nghiệp bản địa. Tuy nhiên, việc trung tâm sản xuất đồ gỗ đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng cho thấy tiềm năng to lớn của đồ gỗ trong những năm tới.
“Đó cũng là cơ hội cho bất cứ doanh nhân nào, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành. Chúng ta có đón nhận cơ hội hay để các công ty FDI tận dụng lợi thế của Việt Nam mới là điều quan trọng”, ông Tiến nhận định.
Trong bối cảnh khó chồng khó, đáng mừng là doanh nghiệp gỗ lại rất tích cực trong việc biến chuyển mô hình để thích ứng với nhu cầu mới. Trong đó, đầu tư cho thiết kế để thoát khỏi “lời nguyền gia công” là một điển hình.
Trong gần 7 tỷ USD xuất khẩu hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, tỷ lệ những sản phẩm do chính các nhà thiết kế trong nước thiết kế chiếm chưa đến 20%. Ông Nguyễn Chánh Phương, Giám đốc Công ty Danh Mộc cho biết, Việt Nam có truyền thống sáng tạo cùng lực lượng lao động trẻ, chỉ thiếu định hướng dài hơi trong đào tạo thiết kế. Đây chính là chìa khóa mà nếu sử dụng tốt, có thể cởi trói cho ngành gỗ lên mức phát triển cao hơn. Doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này và chủ động đầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế. Theo tiết lộ từ phía Hawa, TP HCM sẽ rót kinh phí để Hawa có thể triển khai đào tạo đội ngũ sáng tạo trong ngành, việc mà lý ra các đơn vị giáo dục, đào tạo nghề phải đảm nhận. Công tác đào tạo sẽ được triển khai ngay trong năm nay.
Ở phía còn lại, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng đã bắt đầu ứng dụng, khai thác các tiện ích từ công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh. Danh Mộc đầu tư phần mềm quản lý sản xuất để có thể đáp ứng những đặc trưng riêng của ngành gỗ; An Cường đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất tối tân để tăng năng suất, tiết kiệm nhiên liệu... Ông Trần Việt Tiến khẳng định: “Doanh nghiệp nào càng ứng dụng công nghệ nhiều thì nguồn lực doanh nghiệp đó sẽ càng mạnh”.
Theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ - Lâm sản Việt Nam (VFA), năm 2000 cả nước mới chỉ có 741 doanh nghiệp chế biến gỗ lâm sản thì nay đã lên đến gần 4.000. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa phân tích, ngoài tốc độ tăng trưởng như vũ bão về số lượng doanh nghiệp, so với các ngành khác như dệt may, da giày, thuỷ sản, thì ngành gỗ sử dụng nguồn nhân công lao động ít nhưng lại có năng suất cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ lần lượt ở 3 ngành trên là 7.156 USD, 13.943 USD và 8.978 USD mỗi người, còn năng suất lao động đạt được của ngành gỗ tới 18.320 USD mỗi người một năm. Với tất cả những thuận lợi đang có, theo ông Khanh, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một nhà máy sản xuất đồ nội thất của thế giới, và khi đó 20 tỷ USD là con số mà ngành gỗ hoàn toàn có thể hướng tới vào năm 2025.
Minh KhuêTheo Tổng cục Hải quan, năm 2015, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt mức 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, đưa Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Đức, Italy.
Hiện mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc gia trên thế giới, trong đó đứng đầu là thị trường Mỹ, đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng kim ngạch.
Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 2,68 tỷ USD, tăng 2,08% so với cùng kỳ 2015. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2016 sẽ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với tình hình khả quan của bất động sản Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản (3 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam), Bộ Công Thương cho rằng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn.
moc-20-ty-usd-cua-go-viet
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam dự kiến đạt trên 7 tỷ USD trong năm nay.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM (Hawa) đánh giá, Việt Nam nổi lên là một quốc gia sản xuất đồ gỗ của thế giới nhờ nguồn nguyên liệu hợp pháp, có tay nghề sản xuất và nguồn nhân công rẻ... Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 7 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong năm 2016, để đạt đến con số này, doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty Lavanto Home Decor, ưu thế về lao động rẻ của Việt Nam sẽ mất dần so với nhiều nước khu vực như Philippines, Indonesia, Myanmar... Trong khi đó thiết bị và công nghệ chế biến gỗ của Việt Nam phần lớn vẫn còn cũ so với các nước châu Âu, Trung Quốc, khiến công suất chế biến chưa cao và trình độ quản trị thực sự chưa hiệu quả.
“Trong thời buổi hội nhập này tính cạnh tranh rất cao, không thể kỳ vọng phát triển bằng nhân công giá rẻ mà phải bằng chất xám để tạo những giá trị gia tăng”, ông Tiến cho hay.
Một vấn đề lớn mà ngành gỗ Việt Nam sắp phải đối mặt đó là sự dịch chuyển của nhiều nhà máy chế biến gỗ từ những nước không tham gia TPP hoặc chưa có Hiệp định thương mại tự do với EU sang Việt Nam, để hưởng những lợi thế của các hiệp định này mang lại.
“Cùng với niềm vui là xu hướng dịch chuyển những đơn hàng gia công từ các nước cho Trung Quốc đã chuyển sang Việt Nam, thì có cả những doanh nghiệp gỗ Trung Quốc sang đăng ký đầu tư tại Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa chia sẻ.
Số liệu từ Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương cho thấy, số lượng doanh nghiệp gỗ từ “hàng xóm” tràn sang đang ở mức tăng đột biến. Cụ thể, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2016, có đến gần 29 trên 100 dự án đầu tư mới nhà máy tại Bình Dương thuộc các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan với số vốn ban đầu hơn 82,4 triệu USD. Tính đến nay, số doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Đài Loan đóng đô ở Bình Dương, một trong những “thủ phủ” của ngành gỗ Việt Nam, đã lên gần 900 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD.
Theo ông Phú Hữu Minh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Bình Dương, khoảng 90% doanh nghiệp FDI ở Bình Dương có đăng ký sản xuất, chế biến gỗ và công nghiệp phụ trợ cho ngành gỗ.
Rõ ràng, lượng doanh nghiệp lớn đến từ quốc gia đang giữ “ngôi vương” trong xuất khẩu chế biến gỗ, giàu kinh nghiệm, thực sự là một đe dọa lớn với doanh nghiệp bản địa. Tuy nhiên, việc trung tâm sản xuất đồ gỗ đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng cho thấy tiềm năng to lớn của đồ gỗ trong những năm tới.
“Đó cũng là cơ hội cho bất cứ doanh nhân nào, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành. Chúng ta có đón nhận cơ hội hay để các công ty FDI tận dụng lợi thế của Việt Nam mới là điều quan trọng”, ông Tiến nhận định.
Trong bối cảnh khó chồng khó, đáng mừng là doanh nghiệp gỗ lại rất tích cực trong việc biến chuyển mô hình để thích ứng với nhu cầu mới. Trong đó, đầu tư cho thiết kế để thoát khỏi “lời nguyền gia công” là một điển hình.
Trong gần 7 tỷ USD xuất khẩu hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, tỷ lệ những sản phẩm do chính các nhà thiết kế trong nước thiết kế chiếm chưa đến 20%. Ông Nguyễn Chánh Phương, Giám đốc Công ty Danh Mộc cho biết, Việt Nam có truyền thống sáng tạo cùng lực lượng lao động trẻ, chỉ thiếu định hướng dài hơi trong đào tạo thiết kế. Đây chính là chìa khóa mà nếu sử dụng tốt, có thể cởi trói cho ngành gỗ lên mức phát triển cao hơn. Doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này và chủ động đầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế. Theo tiết lộ từ phía Hawa, TP HCM sẽ rót kinh phí để Hawa có thể triển khai đào tạo đội ngũ sáng tạo trong ngành, việc mà lý ra các đơn vị giáo dục, đào tạo nghề phải đảm nhận. Công tác đào tạo sẽ được triển khai ngay trong năm nay.
Ở phía còn lại, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng đã bắt đầu ứng dụng, khai thác các tiện ích từ công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh. Danh Mộc đầu tư phần mềm quản lý sản xuất để có thể đáp ứng những đặc trưng riêng của ngành gỗ; An Cường đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất tối tân để tăng năng suất, tiết kiệm nhiên liệu... Ông Trần Việt Tiến khẳng định: “Doanh nghiệp nào càng ứng dụng công nghệ nhiều thì nguồn lực doanh nghiệp đó sẽ càng mạnh”.
Theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ - Lâm sản Việt Nam (VFA), năm 2000 cả nước mới chỉ có 741 doanh nghiệp chế biến gỗ lâm sản thì nay đã lên đến gần 4.000. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa phân tích, ngoài tốc độ tăng trưởng như vũ bão về số lượng doanh nghiệp, so với các ngành khác như dệt may, da giày, thuỷ sản, thì ngành gỗ sử dụng nguồn nhân công lao động ít nhưng lại có năng suất cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ lần lượt ở 3 ngành trên là 7.156 USD, 13.943 USD và 8.978 USD mỗi người, còn năng suất lao động đạt được của ngành gỗ tới 18.320 USD mỗi người một năm. Với tất cả những thuận lợi đang có, theo ông Khanh, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một nhà máy sản xuất đồ nội thất của thế giới, và khi đó 20 tỷ USD là con số mà ngành gỗ hoàn toàn có thể hướng tới vào năm 2025.
Minh KhuêTheo Tổng cục Hải quan, năm 2015, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt mức 6,9 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2014, đưa Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Đức, Italy.
Hiện mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc gia trên thế giới, trong đó đứng đầu là thị trường Mỹ, đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng kim ngạch.
Số liệu mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 2,68 tỷ USD, tăng 2,08% so với cùng kỳ 2015. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2016 sẽ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với tình hình khả quan của bất động sản Mỹ, khu vực châu Âu và Nhật Bản (3 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam), Bộ Công Thương cho rằng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn.
moc-20-ty-usd-cua-go-viet
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam dự kiến đạt trên 7 tỷ USD trong năm nay.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM (Hawa) đánh giá, Việt Nam nổi lên là một quốc gia sản xuất đồ gỗ của thế giới nhờ nguồn nguyên liệu hợp pháp, có tay nghề sản xuất và nguồn nhân công rẻ... Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 7 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong năm 2016, để đạt đến con số này, doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty Lavanto Home Decor, ưu thế về lao động rẻ của Việt Nam sẽ mất dần so với nhiều nước khu vực như Philippines, Indonesia, Myanmar... Trong khi đó thiết bị và công nghệ chế biến gỗ của Việt Nam phần lớn vẫn còn cũ so với các nước châu Âu, Trung Quốc, khiến công suất chế biến chưa cao và trình độ quản trị thực sự chưa hiệu quả.
“Trong thời buổi hội nhập này tính cạnh tranh rất cao, không thể kỳ vọng phát triển bằng nhân công giá rẻ mà phải bằng chất xám để tạo những giá trị gia tăng”, ông Tiến cho hay.
Một vấn đề lớn mà ngành gỗ Việt Nam sắp phải đối mặt đó là sự dịch chuyển của nhiều nhà máy chế biến gỗ từ những nước không tham gia TPP hoặc chưa có Hiệp định thương mại tự do với EU sang Việt Nam, để hưởng những lợi thế của các hiệp định này mang lại.
“Cùng với niềm vui là xu hướng dịch chuyển những đơn hàng gia công từ các nước cho Trung Quốc đã chuyển sang Việt Nam, thì có cả những doanh nghiệp gỗ Trung Quốc sang đăng ký đầu tư tại Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa chia sẻ.
Số liệu từ Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Dương cho thấy, số lượng doanh nghiệp gỗ từ “hàng xóm” tràn sang đang ở mức tăng đột biến. Cụ thể, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2016, có đến gần 29 trên 100 dự án đầu tư mới nhà máy tại Bình Dương thuộc các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan với số vốn ban đầu hơn 82,4 triệu USD. Tính đến nay, số doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Đài Loan đóng đô ở Bình Dương, một trong những “thủ phủ” của ngành gỗ Việt Nam, đã lên gần 900 doanh nghiệp, với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD.
Theo ông Phú Hữu Minh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư Bình Dương, khoảng 90% doanh nghiệp FDI ở Bình Dương có đăng ký sản xuất, chế biến gỗ và công nghiệp phụ trợ cho ngành gỗ.
Rõ ràng, lượng doanh nghiệp lớn đến từ quốc gia đang giữ “ngôi vương” trong xuất khẩu chế biến gỗ, giàu kinh nghiệm, thực sự là một đe dọa lớn với doanh nghiệp bản địa. Tuy nhiên, việc trung tâm sản xuất đồ gỗ đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng cho thấy tiềm năng to lớn của đồ gỗ trong những năm tới.
“Đó cũng là cơ hội cho bất cứ doanh nhân nào, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành. Chúng ta có đón nhận cơ hội hay để các công ty FDI tận dụng lợi thế của Việt Nam mới là điều quan trọng”, ông Tiến nhận định.
Trong bối cảnh khó chồng khó, đáng mừng là doanh nghiệp gỗ lại rất tích cực trong việc biến chuyển mô hình để thích ứng với nhu cầu mới. Trong đó, đầu tư cho thiết kế để thoát khỏi “lời nguyền gia công” là một điển hình.
Trong gần 7 tỷ USD xuất khẩu hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, tỷ lệ những sản phẩm do chính các nhà thiết kế trong nước thiết kế chiếm chưa đến 20%. Ông Nguyễn Chánh Phương, Giám đốc Công ty Danh Mộc cho biết, Việt Nam có truyền thống sáng tạo cùng lực lượng lao động trẻ, chỉ thiếu định hướng dài hơi trong đào tạo thiết kế. Đây chính là chìa khóa mà nếu sử dụng tốt, có thể cởi trói cho ngành gỗ lên mức phát triển cao hơn. Doanh nghiệp trong ngành đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này và chủ động đầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế. Theo tiết lộ từ phía Hawa, TP HCM sẽ rót kinh phí để Hawa có thể triển khai đào tạo đội ngũ sáng tạo trong ngành, việc mà lý ra các đơn vị giáo dục, đào tạo nghề phải đảm nhận. Công tác đào tạo sẽ được triển khai ngay trong năm nay.
Ở phía còn lại, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng đã bắt đầu ứng dụng, khai thác các tiện ích từ công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh. Danh Mộc đầu tư phần mềm quản lý sản xuất để có thể đáp ứng những đặc trưng riêng của ngành gỗ; An Cường đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất tối tân để tăng năng suất, tiết kiệm nhiên liệu... Ông Trần Việt Tiến khẳng định: “Doanh nghiệp nào càng ứng dụng công nghệ nhiều thì nguồn lực doanh nghiệp đó sẽ càng mạnh”.
Theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ - Lâm sản Việt Nam (VFA), năm 2000 cả nước mới chỉ có 741 doanh nghiệp chế biến gỗ lâm sản thì nay đã lên đến gần 4.000. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa phân tích, ngoài tốc độ tăng trưởng như vũ bão về số lượng doanh nghiệp, so với các ngành khác như dệt may, da giày, thuỷ sản, thì ngành gỗ sử dụng nguồn nhân công lao động ít nhưng lại có năng suất cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ lần lượt ở 3 ngành trên là 7.156 USD, 13.943 USD và 8.978 USD mỗi người, còn năng suất lao động đạt được của ngành gỗ tới 18.320 USD mỗi người một năm. Với tất cả những thuận lợi đang có, theo ông Khanh, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một nhà máy sản xuất đồ nội thất của thế giới, và khi đó 20 tỷ USD là con số mà ngành gỗ hoàn toàn có thể hướng tới vào năm 2025.
Minh Khuê