Loa và bóng bay - hai nhân tố tiềm ẩn xung đột liên Triều

 Từ sau sự việc xảy ra hôm 20/8, khi Hàn Quốc và Triều Tiên nã pháo về phía nhau lần đầu tiên kể từ năm 2010, căng thẳng dọc khu vực biên giới bắt đầu leo thang nhanh chóng. Vụ việc là hệ quả của một chuỗi xung đột liên tiếp giữa Seoul và Bình Nhưỡng trong vài tháng gần đây.

Hôm 4/8, chính phủ Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đặt mìn tại khu phi quân sự khiến hai binh sĩ nước này bị thương. Hàn Quốc sau đó tái khởi động chiến dịch tuyên truyền qua loa phóng thanh dọc biên giới, một hành động mà nước này đã ngừng từ năm 2004. Triều Tiên đáp trả bằng cách đe dọa gây chiến tranh. Các nhà hoạt động dân sự Hàn Quốc trước đó cũng tiến hành thả hàng loạt bóng bay qua biên giới nhằm phục vụ cho mục đích chính trị. Những hành động khiến các nhà lãnh đạo Triều Tiên vô cùng tức giận, thổi bùng lo ngại xung đột quân sự giữa hai miền.

Loa phóng thanh - vũ khí tâm lý 

loudspeakers-near-the-demiltar-8817-2372

Hệ thống loa phóng thanh Hàn Quốc lắp đặt dọc biên giới Hàn - Triều. Ảnh: Reuters

Loa phóng thanh được sử dụng dọc khu vực biên giới liên Triều như một loại vũ khí chiến lược đánh vào tâm lý của đối phương trong hơn 4 thập kỷ. Theo KBS, các loa này có thể truyền âm thanh đi xa 24 km vào ban đêm và 10 km vào ban ngày, đủ để vươn tới những nơi mà người dân Triều Tiên sinh sống, gần khu phi quân sự, hay khu vực binh sĩ Triều Tiên đóng quân. Loa phóng thanh mà Hàn Quốc mới triển khai thậm chí còn có âm lượng lớn hơn thế, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.

Theo Huffington Post, các nội dung phát trên hệ thống loa phóng thanh chứa những thông tin mà giới lãnh đạo Triều Tiên cho là vô cùng nhạy cảm."Hơn cả mức bình thường, các chương trình phát đi chứa đựng rất nhiều thông tin, bao gồm cả tin tức về việc xử tử một số quan chức quân đội, những điều mà người dân Triều Tiên thường không bao giờ tiếp cận được, cũng như thông điệp về tính ưu việt của nền dân chủ, sự tự do, đến tin tức thế giới, thời tiết, âm nhạc...", tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc viết.

"Đối với ông Kim Jong-un, loa phóng thanh tuyên truyền là một trong những mối đe dọa lớn nhất... bởi nó cho thấy những yếu kém" ở Triều Tiên, một nguồn giấu tên am hiểu vấn đề bình luận.

Bên cạnh đó, các chuyên gia phân tích nhận định bầu không khí căng thẳng ở Bình Nhưỡng cùng thái độ cảnh giác đối với chiến dịch loa phóng thanh đã cho thấy một tâm lý bất an đang hiện hữu tại Triều Tiên.

Bình Nhưỡng "tìm mọi cách để ngăn việc tuyên truyền qua loa phóng thanh bởi chúng có thể làm xói mòn lòng trung thành của các binh sĩ nơi tiền tuyến, đồng thời hủy hoại tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các quân nhân", New York Times dẫn lời ông Cheong Seong-chang, chuyên gia cao cấp tại Viện Sejong, trụ sở ở Seoul, bình luận.

CNN hồi giữa tháng 6 đưa tin một lính Triều Tiên được cho là đã đào thoát sang Hàn Quốc bằng cách băng qua đường biên giới được canh phòng cẩn mật nằm giữa hai nước. Triều Tiên còn liên tục gài mìn dọc biên giới để đề phòng binh sĩ trốn sang Hàn Quốc. Chiến dịch truyền tin bằng loa phóng thanh có khả năng sẽ khiến những nỗ lực này của Bình Nhưỡng gặp thất bại.

Cây bút Choe Sang-hun từ NY Times nhận xét những chiến thuật tuyên truyền kiểu như sử dụng loa phóng thanh ngày nay thậm chí còn mang đến cho Triều Tiên nhiều rắc rối hơn trước đây bởi để giữ cho người dân tránh xa khỏi những luồng thông tin từ bên ngoài thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đối với chính phủ nước này.

Các văn hóa phẩm của Hàn Quốc bằng cách nào đó đang xuất hiện ngày một nhiều trên chợ đen ở Triều Tiên, nơi mà các chương trình trên truyền hình hay radio chỉ dành cho việc phổ biến chính sách, đường lối của nhà nước hay ngợi ca lãnh đạo.

Bóng bay gieo hoài nghi

115008330-347350c-4414-1428670-4106-2858

Một nhà hoạt động Hàn Quốc thả bóng bay mang  truyền đơn chống Triều Tiên qua biên giới. Ảnh: Reuters

Trong những lần thả bóng bay, các nhà hoạt động Hàn Quốc thường nhồi vào bên trong thông điệp tuyên truyền, tranh biếm họa, đĩa nhạc Hàn Quốc và đặc biệt hơn cả là những gói bánh chocolate.

Theo BBC, bánh chocolate là một món ăn bình thường ở Hàn Quốc nhưng lại mang giá trị khá đặc biệt ở Triều Tiên, thậm chí còn trở thành một dạng tiền tệ trao đổi ngầm. Các công ty Hàn Quốc hoạt động tại khu công nghiệp đặc biệt ở Triều Tiên còn dùng bánh chocolate làm phần thưởng cho công nhân. Một số báo cáo khẳng định nhiều người tích trữ chúng lại để đổi lấy những vật phẩm có giá trị hơn.

Triều Tiên nhiều lần phản đối chiến dịch thả bóng bay bằng việc đe dọa bắn phá những địa điểm diễn ra hoạt động này. Thực tế, Bình Nhưỡng từng điều động binh sĩ bắn rơi các quả bóng bay trước khi chúng kịp di chuyển qua biên giới.

Theo The Atlantic, bằng cách thả bóng bay mang các thông điệp tuyên truyền, Hàn Quốc gieo một tâm lý hoài nghi đối với chính phủ trong một bộ phận người dân Triều Tiên. Đây là điều mà giới lãnh đạo Triều Tiên không bao giờ mong muốn.

"Khi người Triều Tiên thấy các sản phẩm tiêu dùng từ nước ngoài, họ sẽ hiểu ra rằng nền kinh kế của đất nước mình không thật sự tốt đẹp" như những gì các nhà lãnh đạo vẫn thường nói, Andrei Lankov, chuyên gia hàng đầu thế giới nghiên cứu về Triều Tiên, giải thích về tác động của những chiến dịch thả bóng bay.

Theo ông, các quả bóng bay mang văn hóa từ bên ngoài đến với người dân Triều Tiên, khiến cho họ có cái nhìn chính xác hơn về thế giới xung quanh. Chính vì thế, Bình Nhưỡng coi đây là một hành vi "chiến tranh tâm lý", gây bất ổn nội tại.

Vũ HoàngTừ sau sự việc xảy ra hôm 20/8, khi Hàn Quốc và Triều Tiên nã pháo về phía nhau lần đầu tiên kể từ năm 2010, căng thẳng dọc khu vực biên giới bắt đầu leo thang nhanh chóng. Vụ việc là hệ quả của một chuỗi xung đột liên tiếp giữa Seoul và Bình Nhưỡng trong vài tháng gần đây.

Hôm 4/8, chính phủ Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đặt mìn tại khu phi quân sự khiến hai binh sĩ nước này bị thương. Hàn Quốc sau đó tái khởi động chiến dịch tuyên truyền qua loa phóng thanh dọc biên giới, một hành động mà nước này đã ngừng từ năm 2004. Triều Tiên đáp trả bằng cách đe dọa gây chiến tranh. Các nhà hoạt động dân sự Hàn Quốc trước đó cũng tiến hành thả hàng loạt bóng bay qua biên giới nhằm phục vụ cho mục đích chính trị. Những hành động khiến các nhà lãnh đạo Triều Tiên vô cùng tức giận, thổi bùng lo ngại xung đột quân sự giữa hai miền.

Loa phóng thanh - vũ khí tâm lý

loudspeakers-near-the-demiltar-8817-2372
Hệ thống loa phóng thanh Hàn Quốc lắp đặt dọc biên giới Hàn - Triều. Ảnh: Reuters
Loa phóng thanh được sử dụng dọc khu vực biên giới liên Triều như một loại vũ khí chiến lược đánh vào tâm lý của đối phương trong hơn 4 thập kỷ. Theo KBS, các loa này có thể truyền âm thanh đi xa 24 km vào ban đêm và 10 km vào ban ngày, đủ để vươn tới những nơi mà người dân Triều Tiên sinh sống, gần khu phi quân sự, hay khu vực binh sĩ Triều Tiên đóng quân. Loa phóng thanh mà Hàn Quốc mới triển khai thậm chí còn có âm lượng lớn hơn thế, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.

Theo Huffington Post, các nội dung phát trên hệ thống loa phóng thanh chứa những thông tin mà giới lãnh đạo Triều Tiên cho là vô cùng nhạy cảm. "Hơn cả mức bình thường, các chương trình phát đi chứa đựng rất nhiều thông tin, bao gồm cả tin tức về việc xử tử một số quan chức quân đội, những điều mà người dân Triều Tiên thường không bao giờ tiếp cận được, cũng như thông điệp về tính ưu việt của nền dân chủ, sự tự do, đến tin tức thế giới, thời tiết, âm nhạc...", tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc viết.

"Đối với ông Kim Jong-un, loa phóng thanh tuyên truyền là một trong những mối đe dọa lớn nhất... bởi nó cho thấy những yếu kém" ở Triều Tiên, một nguồn giấu tên am hiểu vấn đề bình luận.

Bên cạnh đó, các chuyên gia phân tích nhận định bầu không khí căng thẳng ở Bình Nhưỡng cùng thái độ cảnh giác đối với chiến dịch loa phóng thanh đã cho thấy một tâm lý bất an đang hiện hữu tại Triều Tiên.

Bình Nhưỡng "tìm mọi cách để ngăn việc tuyên truyền qua loa phóng thanh bởi chúng có thể làm xói mòn lòng trung thành của các binh sĩ nơi tiền tuyến, đồng thời hủy hoại tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các quân nhân", New York Times dẫn lời ông Cheong Seong-chang, chuyên gia cao cấp tại Viện Sejong, trụ sở ở Seoul, bình luận.

CNN hồi giữa tháng 6 đưa tin một lính Triều Tiên được cho là đã đào thoát sang Hàn Quốc bằng cách băng qua đường biên giới được canh phòng cẩn mật nằm giữa hai nước. Triều Tiên còn liên tục gài mìn dọc biên giới để đề phòng binh sĩ trốn sang Hàn Quốc. Chiến dịch truyền tin bằng loa phóng thanh có khả năng sẽ khiến những nỗ lực này của Bình Nhưỡng gặp thất bại.

Cây bút Choe Sang-hun từ NY Times nhận xét những chiến thuật tuyên truyền kiểu như sử dụng loa phóng thanh ngày nay thậm chí còn mang đến cho Triều Tiên nhiều rắc rối hơn trước đây bởi để giữ cho người dân tránh xa khỏi những luồng thông tin từ bên ngoài thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đối với chính phủ nước này.

Các văn hóa phẩm của Hàn Quốc bằng cách nào đó đang xuất hiện ngày một nhiều trên chợ đen ở Triều Tiên, nơi mà các chương trình trên truyền hình hay radio chỉ dành cho việc phổ biến chính sách, đường lối của nhà nước hay ngợi ca lãnh đạo.

Bóng bay gieo hoài nghi

115008330-347350c-4414-1428670-4106-2858
Một nhà hoạt động Hàn Quốc thả bóng bay mang truyền đơn chống Triều Tiên qua biên giới. Ảnh: Reuters
Trong những lần thả bóng bay, các nhà hoạt động Hàn Quốc thường nhồi vào bên trong thông điệp tuyên truyền, tranh biếm họa, đĩa nhạc Hàn Quốc và đặc biệt hơn cả là những gói bánh chocolate.

Theo BBC, bánh chocolate là một món ăn bình thường ở Hàn Quốc nhưng lại mang giá trị khá đặc biệt ở Triều Tiên, thậm chí còn trở thành một dạng tiền tệ trao đổi ngầm. Các công ty Hàn Quốc hoạt động tại khu công nghiệp đặc biệt ở Triều Tiên còn dùng bánh chocolate làm phần thưởng cho công nhân. Một số báo cáo khẳng định nhiều người tích trữ chúng lại để đổi lấy những vật phẩm có giá trị hơn.

Triều Tiên nhiều lần phản đối chiến dịch thả bóng bay bằng việc đe dọa bắn phá những địa điểm diễn ra hoạt động này. Thực tế, Bình Nhưỡng từng điều động binh sĩ bắn rơi các quả bóng bay trước khi chúng kịp di chuyển qua biên giới.

Theo The Atlantic, bằng cách thả bóng bay mang các thông điệp tuyên truyền, Hàn Quốc gieo một tâm lý hoài nghi đối với chính phủ trong một bộ phận người dân Triều Tiên. Đây là điều mà giới lãnh đạo Triều Tiên không bao giờ mong muốn.

"Khi người Triều Tiên thấy các sản phẩm tiêu dùng từ nước ngoài, họ sẽ hiểu ra rằng nền kinh kế của đất nước mình không thật sự tốt đẹp" như những gì các nhà lãnh đạo vẫn thường nói, Andrei Lankov, chuyên gia hàng đầu thế giới nghiên cứu về Triều Tiên, giải thích về tác động của những chiến dịch thả bóng bay.

Theo ông, các quả bóng bay mang văn hóa từ bên ngoài đến với người dân Triều Tiên, khiến cho họ có cái nhìn chính xác hơn về thế giới xung quanh. Chính vì thế, Bình Nhưỡng coi đây là một hành vi "chiến tranh tâm lý", gây bất ổn nội tại.

Vũ Hoàng


Giày Đại Phát solution
Số người online:
8123
Số người truy cập:
9043138