Lãnh đạo Air France bị nhân viên xé áo

 

 
xa2-9716-1444100231.jpg

Quản lý nhân sự của Air France Xavier Broseta chạy trốn sau khi bị xé rách áo. Ảnh:Reuters

Ông Xavier Broseta, quản lý nhân sự của hãng cùng ông Pierre Plissonnier, người phụ trách các chuyến bay chặng dài, hôm qua phải chạy khỏi cuộc họp trong trụ sở với chiếc áo rách toạc. Hai ông phải trèo qua các hàng rào để chạy trốn dưới sự hộ tống của cảnh sát, theo AP.

Cuộc họp của Air France dự kiến công bố việc cắt giảm khoảng 1.700 nhân viên mặt đất, 900 thành viên phi hành đoàn và 300 phi công. Đây là một phần kế hoạch tái cấu trúc, mà hãng công bố tuần trước, cùng với cắt bỏ 14 máy bay vào 2017. Việc này tương ứng với cắt 5 chặng bay và 35 chuyến bay dài hàng tuần, chủ yếu ở châu Á và Trung Đông.

Hãng cho hay sẽ ban hành kế hoạch này sau khi không đạt được thỏa thuận với các phi công về việc tăng giờ làm của họ.

Cuộc biểu tình do công đoàn tổ chức nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Ông Broseta gần như bị "hành hình dã man", một công nhân giấu tên nói vớiAFP. Air France nhanh chóng lên tiếng chỉ trích cuộc bạo lực, cho hay sẽ nộp đơn kiện ra tòa.

Quyết định của hãng được đưa ra sau các cuộc thương lượng với phi công thất bại. Họ đã thực hiện cuộc đình công dài nhất trong lịch sử hãng trong năm ngoái sau khi được yêu cầu làm việc thêm 15-20% thời gian nhưng không được tăng lương. Công đoàn cũng phản đối vì cho rằng các nhân viên phải làm thêm 6 tuần.

Các thành viên cao cấp của chính phủ Pháp trong đó có Thủ tướng Pháp Manuel Valls và Bộ trưởng kinh tế Emmanuel Macron lên án việc cư xử thô bạo của các nhân viênTuy nhiên một số chính khách bày tỏ thông cảm với người lao động.

Air France là thành viên của tập đoàn Franco-Dutch Air France-KLM. Hãng có số nhân viên nhiều nhất và số chuyến bay lớn nhất châu Âu với 52.000 người. Hãng bị thua lỗ hơn 600 triệu euro trong nửa đầu năm nay và có tổng nợ khoảng 5,4 tỷ euro. Chính phủ Pháp sở hữu 17,6% cổ phần của hãng này.

Tổng giám đốc điều hành Frédéric Gagey nói trong cuộc họp báo hôm qua rằng công ty sẽ hoãn việc đặt hàng 5 chiếc máy bay Boeing 787, dự kiến cho hai năm tới. Ông cho hay ban quản lý sẵn sàng tái đàm phán với nhân viên, cụ thể là với phi công và thành viên phi hành đoàn.

"Chúng tôi đang phải vật lộn hàng ngày vì Air France để giúp hãng tăng trưởng. Bạo lực và hăm dọa không nằm trong kế hoạch này", quản lý nhân sự Broseta nói.

Khánh Lynh
xa2-9716-1444100231.jpg
Quản lý nhân sự của Air France Xavier Broseta chạy trốn sau khi bị xé rách áo. Ảnh: Reuters
Ông Xavier Broseta, quản lý nhân sự của hãng cùng ông Pierre Plissonnier, người phụ trách các chuyến bay chặng dài, hôm qua phải chạy khỏi cuộc họp trong trụ sở với chiếc áo rách toạc. Hai ông phải trèo qua các hàng rào để chạy trốn dưới sự hộ tống của cảnh sát, theo AP.

Cuộc họp của Air France dự kiến công bố việc cắt giảm khoảng 1.700 nhân viên mặt đất, 900 thành viên phi hành đoàn và 300 phi công. Đây là một phần kế hoạch tái cấu trúc, mà hãng công bố tuần trước, cùng với cắt bỏ 14 máy bay vào 2017. Việc này tương ứng với cắt 5 chặng bay và 35 chuyến bay dài hàng tuần, chủ yếu ở châu Á và Trung Đông.

Hãng cho hay sẽ ban hành kế hoạch này sau khi không đạt được thỏa thuận với các phi công về việc tăng giờ làm của họ.

Cuộc biểu tình do công đoàn tổ chức nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Ông Broseta gần như bị "hành hình dã man", một công nhân giấu tên nói với AFP. Air France nhanh chóng lên tiếng chỉ trích cuộc bạo lực, cho hay sẽ nộp đơn kiện ra tòa.

Quyết định của hãng được đưa ra sau các cuộc thương lượng với phi công thất bại. Họ đã thực hiện cuộc đình công dài nhất trong lịch sử hãng trong năm ngoái sau khi được yêu cầu làm việc thêm 15-20% thời gian nhưng không được tăng lương. Công đoàn cũng phản đối vì cho rằng các nhân viên phải làm thêm 6 tuần.

Các thành viên cao cấp của chính phủ Pháp trong đó có Thủ tướng Pháp Manuel Valls và Bộ trưởng kinh tế Emmanuel Macron lên án việc cư xử thô bạo của các nhân viên. Tuy nhiên một số chính khách bày tỏ thông cảm với người lao động.

Air France là thành viên của tập đoàn Franco-Dutch Air France-KLM. Hãng có số nhân viên nhiều nhất và số chuyến bay lớn nhất châu Âu với 52.000 người. Hãng bị thua lỗ hơn 600 triệu euro trong nửa đầu năm nay và có tổng nợ khoảng 5,4 tỷ euro. Chính phủ Pháp sở hữu 17,6% cổ phần của hãng này.

Tổng giám đốc điều hành Frédéric Gagey nói trong cuộc họp báo hôm qua rằng công ty sẽ hoãn việc đặt hàng 5 chiếc máy bay Boeing 787, dự kiến cho hai năm tới. Ông cho hay ban quản lý sẵn sàng tái đàm phán với nhân viên, cụ thể là với phi công và thành viên phi hành đoàn.

"Chúng tôi đang phải vật lộn hàng ngày vì Air France để giúp hãng tăng trưởng. Bạo lực và hăm dọa không nằm trong kế hoạch này", quản lý nhân sự Broseta nói.


Khánh Lynh

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
57601
Số người truy cập:
7683271