Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Bloomberg |
Theo WSJ, ngay sau khi Nga khởi động chiến dịch không kích tại Syria ngày 30/9, giá dầu thô trong phiên sau đó đã nhích lên. Sự can thiệp này, được nghị sĩ Nga tiết lộ có thể kéo dài 3-4 tháng, nhiều khả năng khiến cục diện địa chính trị tại vùng Trung Đông giàu dầu mỏ thay đổi.
"Chúng ta cần bắt đầu tính tới rủi ro địa chính trị trong giá dầu", Olivier Jacob, nhà phân tích tại công ty Petromatrix, Thụy Sĩ nhận định.
Ngoài việc hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, sự hiện diện của chiến đấu cơ Nga tại Syria cùng các cuộc không kích đã đánh dấu hoạt động triển khai lực lượng lớn nhất của Moscow trong khu vực, kể từ sau khi Liên Xô can thiệp vào Afghanistan năm 1979.
Khi đó, dầu mỏ được cho là nhân tố lớn trong quyết định tấn công của điện Kremlin. Năm 1979, khi xe tăng Nga tiến vào Kabul, giá dầu đang ở mức 110 USD/thùng, còn cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran đã làm suy yếu sự kiểm soát của phương Tây đối với cán cân cung cầu dầu. Trong Chiến tranh Lạnh với phương Tây, xuất khẩu dầu mỏ đóng góp lớn vào ngân sách của Moscow, chiếm khoảng 70% nguồn thu ngoại tệ.
Bằng việc đưa bộ binh vào Afghanistan, Liên Xô cũng đe dọa hành lang năng lượng huyết mạch của phương Tây tại vùng Vịnh và các quốc gia cung cấp dầu cho Mỹ tại khu vực.
Liên Xô khi đó tin rằng sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực này sẽ đẩy giá dầu lên đủ cao để đem về chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, bằng cách khiến các cường quốc công nghiệp phương Tây, vốn tiêu thụ nhiều dầu mỏ, chịu tổn thất kinh tế. Tuy vậy, giá dầu sau đó lao dốc trong thập kỷ kế tiếp, khiến lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ là Mikhail Gorbachev phải tiến hành cải tổ.
Tổng thống Putin, người từng là điệp viên của cơ quan tình báo Nga KGB trong thời Chiến tranh Lạnh, hiện cũng đối mặt với nguy cơ giống như người tiền nhiệm thời Liên Xô. Giá dầu lao dốc sau những động thái của các đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực, như Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar và Kuwait, khiến kinh tế Nga đối mặt nhiều khó khăn.
Lần đầu tiên kể từ năm 2009, kinh tế Nga rơi vào suy thoái, và cũng tương tự như giai đoạn Chiến tranh Lạnh, dầu mỏ vẫn là nguồn thu xuất khẩu lớn nhất của nước này. Đồng rúp trong 12 tháng qua đã mất giá tới 43% so với USD, trong khi chỉ số giá tiêu dùng đã lên mức cao kỷ lục 13 năm trở lại đây.
Khả năng xoay chuyển
Trong khi nguồn cung trên thị trường dầu mỏ đang dư ít nhất 2 triệu thùng/ngày, cả Nga cũng như Arab Saudi đều không sẵn lòng cắt giảm sản lượng. Hoạt động can thiệp quân sự của Nga tại Syria có khả năng là một nỗ lực nhằm xoay chuyển chiến lược đánh vào kinh tế Moscow do Washington dẫn đầu, Telegraph bình luận.
Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ Nga cùng việc triển khai khoảng 500 binh sĩ tới thành phố cảng Latakia đến nay chỉ có tác động khiêm tốn tới giá dầu. Nhưng tình hình cũng có thể thay đổi nhanh chóng vì ba lí do.
Thứ nhất, sự can thiệp của Nga sẽ khiến Arab Saudi và các đồng minh tại vùng Vịnh phải dè chừng. Thời gian qua, Riyadh cùng các đồng minh đã tài trợ cho các phiến quân tại Syria, vừa chống phá chính quyền Tổng thống Syria Assad, vừa đương đầu với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Đến nay, Arab Saudi đã buộc phải rút khoảng 73 tỷ USD tài sản ở nước ngoài về để củng cố nền kinh tế, đồng thời tiếp thục hậu thuẫn cho cuộc chiến ngày một kéo dài tại Yemen, với phiến quân được cho là do Iran hỗ trợ.
Cũng giống như Nga, Arab Saudi đang chịu áp lực kinh tế lớn từ việc giá dầu giảm mạnh. Gia tộc Saudi đứng đầu đất nước, với quốc vương Salman vừa lên ngôi, đang bị chỉ trích công khai bởi chính các thành viên hoàng tộc. Chiến lược khai thác dầu gây tranh cãi, với công suất kỷ lục gần 10,5 triệu thùng/ngày, bất chấp sức cầu suy yếu, đang đe dọa gây chia rẽ trong gia đình hoàng gia Saudi.
Quốc vương Arab Saudi. Ảnh: AFP |
Một khi phải đứng trước lựa chọn giữa duy trì cuộc chiến giá dầu và chịu rủi ro đến hoàng tộc hoặc cắt giảm sản lượng để giá dầu đi lên, chính quyền Arab Saudi nhiều khả năng sẽ phải chùn bước.
Hai là, sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria làm gia tăng căng thẳng vốn đã rất nóng tại khu vực cung ứng khoảng một phần năm lượng dầu thế giới và lượng lớn khí đốt tự nhiên. Mặc dù rủi ro chính trị hiện chưa được phản ánh vào giá dầu, khi giá vẫn dưới mức 50 USD/thùng, điều này có thể thay đổi khi điện Kremlin muốn thiết lập địa vị chiến lược chắc chắn trong khu vực.
Ba là, Nga đã tăng cường sức mạnh cho đối thủ lâu nay của Arab Saudi là Iran. Mặc dù Tehran đã chấp thuận cắt giảm chương trình hạt nhân để đạt được thỏa thuận gỡ bỏ cấm vận kinh tế, nghị quyết cuối cùng vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Iran cũng đang hứng chịu giá dầu thấp cùng các lệnh trừng phạt, khiến họ không thể tối đa hóa thu nhập từ các nguồn tài nguyên dồi dào. Tehran muốn tăng xuất khẩu thêm một triệu thùng/ngày, nhưng đang bị Arab Saudi cản trở thông qua Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Theo Washington Times, sự can thiệp của Nga và Syria khiến nhiều người đặt ra nghi ngờ mục tiêu của ông Putin là thúc đẩy một cuộc cạnh tranh giữa Iran và Arab Saudi, nhằm kích hoạt sự hồi sinh của giá dầu thế giới.
Stephen Green, cây bút trên Pjmedia cho rằng, với sự hiện diện ngày càng tăng của Nga tại Syria và quan hệ đối tác của nước này với Iran, Arab Saudi đang phải đối mặt với một thế giới mới và không mấy thân thiện. "Không thật sự tin tưởng rằng Mỹ sẽ hỗ trợ mình, Arab Saudi có thể cảm thấy bắt buộc phải nhượng bộ trước áp lực kêu gọi giảm sản lượng dầu từ Nga và Iran. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn hơn cho tất cả các nước OPEC, khiến họ giảm sản lượng và khiến giá dầu tăng", Green viết.
Do đó, Tehran có thể cảm thấy tự tin hơn trong việc thử thách sự kiên định của Arab Saudi tại cuộc họp của OPEC tháng 12 tới.
Tất nhiên, sự can thiệp trực tiếp của Nga vào Syria cũng có thể dẫn tới kết cục là tất cả các bên lún sâu thêm vào cuộc chiến dầu mỏ toàn cầu, và kiên định với chính sách đẩy giá dầu xuống thấp hơn nữa. Nếu cuộc chiến như vậy kéo dài thêm 12 tháng nữa, Riyadh và Moscow có nguy cơ chịu tổn thất nghiêm trọng.
Theo Reuters, Moscow đang chuẩn bị sẵn sàng để gặp các nhà sản xuất dầu OPEC và không thuộc OPEC để thảo luận về thị trường dầu mỏ. Một cuộc họp riêng giữa các quan chức Nga và Arab đã được lên kế hoạch vào cuối tháng này, bộ trưởng năng lượng Nga cho biết.
"Căng thẳng địa chính trị do sự can thiệp của Nga vào Syria làm cho việc hợp tác với các nước OPEC là điều rất khó khăn", Tamas Varga, nhà phân tích dầu tại công ty môi giới PVM Oil Associates ở London nói. "Nhưng các cuộc đàm phán về sự hợp tác đó sẽ khiến giá dầu tăng trong ngắn hạn".
Hoàng Nguyên
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Bloomberg
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Bloomberg
Theo WSJ, ngay sau khi Nga khởi động chiến dịch không kích tại Syria ngày 30/9, giá dầu thô trong phiên sau đó đã nhích lên. Sự can thiệp này, được nghị sĩ Nga tiết lộ có thể kéo dài 3-4 tháng, nhiều khả năng khiến cục diện địa chính trị tại vùng Trung Đông giàu dầu mỏ thay đổi.
"Chúng ta cần bắt đầu tính tới rủi ro địa chính trị trong giá dầu", Olivier Jacob, nhà phân tích tại công ty Petromatrix, Thụy Sĩ nhận định.
Ngoài việc hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, sự hiện diện của chiến đấu cơ Nga tại Syria cùng các cuộc không kích đã đánh dấu hoạt động triển khai lực lượng lớn nhất của Moscow trong khu vực, kể từ sau khi Liên Xô can thiệp vào Afghanistan năm 1979.
Khi đó, dầu mỏ được cho là nhân tố lớn trong quyết định tấn công của điện Kremlin. Năm 1979, khi xe tăng Nga tiến vào Kabul, giá dầu đang ở mức 110 USD/thùng, còn cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran đã làm suy yếu sự kiểm soát của phương Tây đối với cán cân cung cầu dầu. Trong Chiến tranh Lạnh với phương Tây, xuất khẩu dầu mỏ đóng góp lớn vào ngân sách của Moscow, chiếm khoảng 70% nguồn thu ngoại tệ.
Bằng việc đưa bộ binh vào Afghanistan, Liên Xô cũng đe dọa hành lang năng lượng huyết mạch của phương Tây tại vùng Vịnh và các quốc gia cung cấp dầu cho Mỹ tại khu vực.
Liên Xô khi đó tin rằng sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực này sẽ đẩy giá dầu lên đủ cao để đem về chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, bằng cách khiến các cường quốc công nghiệp phương Tây, vốn tiêu thụ nhiều dầu mỏ, chịu tổn thất kinh tế. Tuy vậy, giá dầu sau đó lao dốc trong thập kỷ kế tiếp, khiến lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ là Mikhail Gorbachev phải tiến hành cải tổ.
Tổng thống Putin, người từng là điệp viên của cơ quan tình báo Nga KGB trong thời Chiến tranh Lạnh, hiện cũng đối mặt với nguy cơ giống như người tiền nhiệm thời Liên Xô. Giá dầu lao dốc sau những động thái của các đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực, như Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar và Kuwait, khiến kinh tế Nga đối mặt nhiều khó khăn.
Lần đầu tiên kể từ năm 2009, kinh tế Nga rơi vào suy thoái, và cũng tương tự như giai đoạn Chiến tranh Lạnh, dầu mỏ vẫn là nguồn thu xuất khẩu lớn nhất của nước này. Đồng rúp trong 12 tháng qua đã mất giá tới 43% so với USD, trong khi chỉ số giá tiêu dùng đã lên mức cao kỷ lục 13 năm trở lại đây.
Khả năng xoay chuyển
Trong khi nguồn cung trên thị trường dầu mỏ đang dư ít nhất 2 triệu thùng/ngày, cả Nga cũng như Arab Saudi đều không sẵn lòng cắt giảm sản lượng. Hoạt động can thiệp quân sự của Nga tại Syria có khả năng là một nỗ lực nhằm xoay chuyển chiến lược đánh vào kinh tế Moscow do Washington dẫn đầu, Telegraph bình luận.
Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ Nga cùng việc triển khai khoảng 500 binh sĩ tới thành phố cảng Latakia đến nay chỉ có tác động khiêm tốn tới giá dầu. Nhưng tình hình cũng có thể thay đổi nhanh chóng vì ba lí do.
Thứ nhất, sự can thiệp của Nga sẽ khiến Arab Saudi và các đồng minh tại vùng Vịnh phải dè chừng. Thời gian qua, Riyadh cùng các đồng minh đã tài trợ cho các phiến quân tại Syria, vừa chống phá chính quyền Tổng thống Syria Assad, vừa đương đầu với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Đến nay, Arab Saudi đã buộc phải rút khoảng 73 tỷ USD tài sản ở nước ngoài về để củng cố nền kinh tế, đồng thời tiếp thục hậu thuẫn cho cuộc chiến ngày một kéo dài tại Yemen, với phiến quân được cho là do Iran hỗ trợ.
Cũng giống như Nga, Arab Saudi đang chịu áp lực kinh tế lớn từ việc giá dầu giảm mạnh. Gia tộc Saudi đứng đầu đất nước, với quốc vương Salman vừa lên ngôi, đang bị chỉ trích công khai bởi chính các thành viên hoàng tộc. Chiến lược khai thác dầu gây tranh cãi, với công suất kỷ lục gần 10,5 triệu thùng/ngày, bất chấp sức cầu suy yếu, đang đe dọa gây chia rẽ trong gia đình hoàng gia Saudi.
khong-kich-tai-syria-nga-co-the-lam-tang-gia-dau-1
Quốc vương Arab Saudi. Ảnh: AFP
Một khi phải đứng trước lựa chọn giữa duy trì cuộc chiến giá dầu và chịu rủi ro đến hoàng tộc hoặc cắt giảm sản lượng để giá dầu đi lên, chính quyền Arab Saudi nhiều khả năng sẽ phải chùn bước.
Hai là, sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria làm gia tăng căng thẳng vốn đã rất nóng tại khu vực cung ứng khoảng một phần năm lượng dầu thế giới và lượng lớn khí đốt tự nhiên. Mặc dù rủi ro chính trị hiện chưa được phản ánh vào giá dầu, khi giá vẫn dưới mức 50 USD/thùng, điều này có thể thay đổi khi điện Kremlin muốn thiết lập địa vị chiến lược chắc chắn trong khu vực.
Ba là, Nga đã tăng cường sức mạnh cho đối thủ lâu nay của Arab Saudi là Iran. Mặc dù Tehran đã chấp thuận cắt giảm chương trình hạt nhân để đạt được thỏa thuận gỡ bỏ cấm vận kinh tế, nghị quyết cuối cùng vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Iran cũng đang hứng chịu giá dầu thấp cùng các lệnh trừng phạt, khiến họ không thể tối đa hóa thu nhập từ các nguồn tài nguyên dồi dào. Tehran muốn tăng xuất khẩu thêm một triệu thùng/ngày, nhưng đang bị Arab Saudi cản trở thông qua Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Theo Washington Times, sự can thiệp của Nga và Syria khiến nhiều người đặt ra nghi ngờ mục tiêu của ông Putin là thúc đẩy một cuộc cạnh tranh giữa Iran và Arab Saudi, nhằm kích hoạt sự hồi sinh của giá dầu thế giới.
Stephen Green, cây bút trên Pjmedia cho rằng, với sự hiện diện ngày càng tăng của Nga tại Syria và quan hệ đối tác của nước này với Iran, Arab Saudi đang phải đối mặt với một thế giới mới và không mấy thân thiện. "Không thật sự tin tưởng rằng Mỹ sẽ hỗ trợ mình, Arab Saudi có thể cảm thấy bắt buộc phải nhượng bộ trước áp lực kêu gọi giảm sản lượng dầu từ Nga và Iran. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn hơn cho tất cả các nước OPEC, khiến họ giảm sản lượng và khiến giá dầu tăng", Green viết.
Do đó, Tehran có thể cảm thấy tự tin hơn trong việc thử thách sự kiên định của Arab Saudi tại cuộc họp của OPEC tháng 12 tới.
Tất nhiên, sự can thiệp trực tiếp của Nga vào Syria cũng có thể dẫn tới kết cục là tất cả các bên lún sâu thêm vào cuộc chiến dầu mỏ toàn cầu, và kiên định với chính sách đẩy giá dầu xuống thấp hơn nữa. Nếu cuộc chiến như vậy kéo dài thêm 12 tháng nữa, Riyadh và Moscow có nguy cơ chịu tổn thất nghiêm trọng.
Theo Reuters, Moscow đang chuẩn bị sẵn sàng để gặp các nhà sản xuất dầu OPEC và không thuộc OPEC để thảo luận về thị trường dầu mỏ. Một cuộc họp riêng giữa các quan chức Nga và Arab đã được lên kế hoạch vào cuối tháng này, bộ trưởng năng lượng Nga cho biết.
"Căng thẳng địa chính trị do sự can thiệp của Nga vào Syria làm cho việc hợp tác với các nước OPEC là điều rất khó khăn", Tamas Varga, nhà phân tích dầu tại công ty môi giới PVM Oil Associates ở London nói. "Nhưng các cuộc đàm phán về sự hợp tác đó sẽ khiến giá dầu tăng trong ngắn hạn".
Hoàng Nguyên