Khán giả TP HCM rủ nhau đi xem xiếc

 Sân khấu TP HCM hiện đối mặt với sự phát triển đầy khó khăn. Xiếc không nằm ngoài tình hình chung, nhất là khi nhiều loại hình giải trí hài, truyền hình thực tế lên ngôi. Thế nhưng, tại một suất diễn vào dịp cuối tuần ở TP HCM, chương trình của Đoàn xiếc Trung ương 1 phối hợp với Liên đoàn xiếc Nhật Bản thực hiện vẫn thu hút hơn 500 khán giả dù giá vé ở mức 300.000 đồng mỗi người.

Mỗi suất diễn kéo dài gần hai giờ đồng hồ với kịch mục đa dạng, rạp liên tục nhận tiếng reo hò và vỗ tay cuồng nhiệt từ người xem. Những màn múa lụa, bay lượn, nhào lộn trên không, đua motor bay trong lồng sắt, tiết mục vòng xoay tử thần... dẫn người xem đi qua nhiều cung bậc cảm xúc cùng nghệ sĩ, từ bay bổng đến nghẹt thở vì tính mạo hiểm. Ở một màn thể hiện kỹ năng, diễn viên nước ngoài không mang dây bảo hộ và lộn ba vòng tròn xoay liên tục. Anh không may bị trượt chân, đập mạnh vào vòng sắt nhưng vẫn nén đau tiếp tục hoàn thành tiết mục. Khán phòng hàng trăm người "ồ" lên nể phục tinh thần của anh.

*  Tiết mục motor bay

Khán giả TP HCM háo hức xem xiếc Quốc tế
 
 
 

Các diễn viên xiếc Việt Nam không thua kém khi thể hiện màn nhào lộn cầu bật. Tám người phối hợp với nhau qua từng động tác chuẩn xác tuyệt đối. Khi một diễn viên lộn ba vòng trên không đáp đất an toàn, khán giả đều bật dậy khỏi ghế để vỗ tay tán thưởng. Tiết mục này được đoàn Trung Ương 1 khôi phục lại từ năm 2017, sau một thời gian không biểu diễn. Hay ở màn diễn sinh động của chàng "Tarzan", khán giả nhí tràn đến sân khấu sờ thử vào chú trăn khổng lồ trên cổ diễn viên. Xen kẽ tiết mục là màn pha trò của chú hề với âm nhạc rộn ràng, vui tươi. 

* Tiết mục nhào lộn cầu bật

Màn xiếc nhảy nào lộn cầu bật
 
 
 

Rời rạp sau suất diễn, vẫn còn ngoái đầu nhìn theo các nghệ sĩ đang đi vào hậu trường, bé Thiên Ân (sáu tuổi) hào hứng nói: "Con thích tiết mục xe motor, con mèo, con gấu. Hôm nay con rất vui vì lần đầu được bố mẹ đưa đi xem xiếc. Mẹ nói nếu ngoan, sẽ cho con đi xem lần nữa". Còn chị Mai Anh (quận Bình Thạnh) cho biết: "Tôi rất bất ngờ khi các tiết mục đều hấp dẫn. Xem xiếc, tôi như trở về tuổi thơ, nhất là với màn motor bay. Hồi đó, diễn viên thực hiện màn này dưới mặt đất là lòng chảo cao một mét để có đà xuất phát. Khán giả không ngồi mà đứng cao hơn. Còn giờ, diễn viên thể hiện tài năng trong lồng sắt với kỹ thuật còn mạo hiểm, hấp dẫn hơn". Chị Thanh Mai (quận 12) cho biết gia đình chị sáu người đều rủ nhau mua vé đi xem. "Chi ra gần hai triệu đồng, nhưng chúng tôi không thấy tiếc vì lâu lâu mới có đoàn xiếc thế này. Các cháu nhà tôi cứ liên tục hối thúc bố mẹ mau chở chúng đến rạp", khán giả nữ kể. 

Đây là lần đầu Đoàn Trung Ương 1 đến TP HCM biểu diễn. Trưởng đoàn - Nghệ sĩ Ưu tú Đỗ Văn Hùng - nhận xét nhờ sự hưởng ứng nồng nhiệt từ khán giả, đoàn trụ được vài tháng qua. Dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, khán giả đến xem xiếc với số lượng đông gấp hai, ba lần hiện tại. Hàng nghìn người ngồi chật kín rạp nên đoàn diễn từ thứ ba đến chủ nhật mỗi tuần. "Thông thường, ở tỉnh khác, đoàn chỉ lưu từ bảy đến 10 ngày, nhiều nhất nửa tháng. Trước tình cảm của khán giả TP HCM, chúng tôi quyết định ở lại ba tháng để phục vụ mọi người", ông Hùng chia sẻ.

Nỗi niềm nghệ sĩ xiếc

Buổi trình diễn kết thúc, phụ huynh đưa con họ lên sân khấu chụp hình, bày tỏ tình cảm với các diễn viên. Miệng không tắt nụ cười, đầu liên tục cúi chào, các nghệ sĩ chỉ kịp lau vội giọt mồ hôi và đi vào hậu trường chờ suất tiếp theo. 

Huyền Trang - một nghệ sĩ của đoàn - kể chị vốn là diễn viên múa nhưng vì không muốn xa chồng, đang theo đoàn, nên chuyển sang diễn xiếc thú cùng anh. Vợ chồng cô cùng con nhỏ hai tuổi đi diễn khắp nơi. "Nghề này vất vả, mạo hiểm tính mạng, thu nhập chỉ vài triệu đồng mỗi tháng. Tôi chỉ mong muốn mọi người biết đến xiếc nhiều hơn, ủng hộ nhiều hơn, để kinh tế của những diễn viên như vợ chồng tôi được cải thiện", chị nói.

Gia đình nghệ sĩ Huyền Trang theo đoàn xiếc Trung Ương 1 diễn khắp các tỉnh thành.

Gia đình nghệ sĩ Huyền Trang theo đoàn xiếc Trung Ương 1 diễn khắp các tỉnh thành.

Gần 40 năm trong nghề, NSƯT Tiến Hưng chia sẻ ông luôn tâm niệm nghệ thuật xiếc phải khổ luyện, làm thật chứ không giả được. Mỗi lần bước ra sân khấu, ông luôn diễn với cảm giác tươi mới, như lần đầu tiên. "Người theo nghề xiếc hơi thua thiệt so với các ca sĩ, diễn viên. Tôi nói cát - xê ra sợ họ cười cho. Chúng tôi sống bằng lương căn bản, thêm tiền bồi dưỡng cho mỗi suất diễn", anh bộc bạch. Nghệ sĩ nói thêm nghệ thuật xiếc đang đi xuống trước sự tấn công của quá nhiều loại hình giải trí miễn phí trên mạng. 

NSƯT Tiến Hưng.

NSƯT Tiến Hưng.

Diễn viên xiếc 17 tuổi - Đức Huy - kể anh mất một năm tập tiết mục nhào lộn cầu bật. Nhiều lần cổ chân anh bị trật, bong gân nhưng anh không từ bỏ đam mê. Thỉnh thoảng, anh chỉ thấy tủi thân vì sống cuộc sống xa nhà, rày đây mai đó thường xuyên.

Trưởng đoàn - NSƯT Đỗ Văn Hùng - chia sẻ tiền bán vé vài tháng qua của đoàn chỉ đủ chi tiêu cho mọi người, duy trì hoạt động. Nhưng theo anh đó cũng là may mắn, chỉ sợ bù lỗ. Khó khăn hiện nay của đoàn là địa điểm diễn. Nơi dựng rạp xiếc khá xa trung tâm thành phố lại nằm khuất ở một góc nên việc quảng bá chương trình đến đông đảo người xem không hiệu quả. "TP HCM tưởng rộng lại hóa hẹp, kiếm được bãi đất trống, dựng rạp xiếc đàng hoàng không phải là điều dễ dàng", anh nói.  Điều trưởng đoàn xiếc trăn trở là nghề xiếc bị nhỏ lẻ hóa. Diễn viên biểu diễn những màn nhỏ dễ đi show một mình, cuộc sống đảm bảo hơn. Qua nhiều năm, tiết mục lớn, mang tầm nghệ thuật mất dần, để khôi phục lại rất tốn kém tiền bạc, công sức. 

Đoàn Trung Ương 1 diễn tại TP HCM đến hết tháng 3, rồi xuống Long An, sau đó ra Nha Trang, Đà Nẵng phục vụ khán giả.

Tâm GiaoSân khấu TP HCM hiện đối mặt với sự phát triển đầy khó khăn. Xiếc không nằm ngoài tình hình chung, nhất là khi nhiều loại hình giải trí hài, truyền hình thực tế lên ngôi. Thế nhưng, tại một suất diễn vào dịp cuối tuần ở TP HCM, chương trình của Đoàn xiếc Trung ương 1 phối hợp với Liên đoàn xiếc Nhật Bản thực hiện vẫn thu hút hơn 500 khán giả dù giá vé ở mức 300.000 đồng mỗi người.

Mỗi suất diễn kéo dài gần hai giờ đồng hồ với kịch mục đa dạng, rạp liên tục nhận tiếng reo hò và vỗ tay cuồng nhiệt từ người xem. Những màn múa lụa, bay lượn, nhào lộn trên không, đua motor bay trong lồng sắt, tiết mục vòng xoay tử thần... dẫn người xem đi qua nhiều cung bậc cảm xúc cùng nghệ sĩ, từ bay bổng đến nghẹt thở vì tính mạo hiểm. Ở một màn thể hiện kỹ năng, diễn viên nước ngoài không mang dây bảo hộ và lộn ba vòng tròn xoay liên tục. Anh không may bị trượt chân, đập mạnh vào vòng sắt nhưng vẫn nén đau tiếp tục hoàn thành tiết mục. Khán phòng hàng trăm người "ồ" lên nể phục tinh thần của anh.

* Tiết mục motor bay

Khán giả TP HCM háo hức xem xiếc Quốc tế
Các diễn viên xiếc Việt Nam không thua kém khi thể hiện màn nhào lộn cầu bật. Tám người phối hợp với nhau qua từng động tác chuẩn xác tuyệt đối. Khi một diễn viên lộn ba vòng trên không đáp đất an toàn, khán giả đều bật dậy khỏi ghế để vỗ tay tán thưởng. Tiết mục này được đoàn Trung Ương 1 khôi phục lại từ năm 2017, sau một thời gian không biểu diễn. Hay ở màn diễn sinh động của chàng "Tarzan", khán giả nhí tràn đến sân khấu sờ thử vào chú trăn khổng lồ trên cổ diễn viên. Xen kẽ tiết mục là màn pha trò của chú hề với âm nhạc rộn ràng, vui tươi.

* Tiết mục nhào lộn cầu bật

Màn xiếc nhảy nào lộn cầu bật
Rời rạp sau suất diễn, vẫn còn ngoái đầu nhìn theo các nghệ sĩ đang đi vào hậu trường, bé Thiên Ân (sáu tuổi) hào hứng nói: "Con thích tiết mục xe motor, con mèo, con gấu. Hôm nay con rất vui vì lần đầu được bố mẹ đưa đi xem xiếc. Mẹ nói nếu ngoan, sẽ cho con đi xem lần nữa". Còn chị Mai Anh (quận Bình Thạnh) cho biết: "Tôi rất bất ngờ khi các tiết mục đều hấp dẫn. Xem xiếc, tôi như trở về tuổi thơ, nhất là với màn motor bay. Hồi đó, diễn viên thực hiện màn này dưới mặt đất là lòng chảo cao một mét để có đà xuất phát. Khán giả không ngồi mà đứng cao hơn. Còn giờ, diễn viên thể hiện tài năng trong lồng sắt với kỹ thuật còn mạo hiểm, hấp dẫn hơn". Chị Thanh Mai (quận 12) cho biết gia đình chị sáu người đều rủ nhau mua vé đi xem. "Chi ra gần hai triệu đồng, nhưng chúng tôi không thấy tiếc vì lâu lâu mới có đoàn xiếc thế này. Các cháu nhà tôi cứ liên tục hối thúc bố mẹ mau chở chúng đến rạp", khán giả nữ kể.

Đây là lần đầu Đoàn Trung Ương 1 đến TP HCM biểu diễn. Trưởng đoàn - Nghệ sĩ Ưu tú Đỗ Văn Hùng - nhận xét nhờ sự hưởng ứng nồng nhiệt từ khán giả, đoàn trụ được vài tháng qua. Dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, khán giả đến xem xiếc với số lượng đông gấp hai, ba lần hiện tại. Hàng nghìn người ngồi chật kín rạp nên đoàn diễn từ thứ ba đến chủ nhật mỗi tuần. "Thông thường, ở tỉnh khác, đoàn chỉ lưu từ bảy đến 10 ngày, nhiều nhất nửa tháng. Trước tình cảm của khán giả TP HCM, chúng tôi quyết định ở lại ba tháng để phục vụ mọi người", ông Hùng chia sẻ.

Nỗi niềm nghệ sĩ xiếc

Buổi trình diễn kết thúc, phụ huynh đưa con họ lên sân khấu chụp hình, bày tỏ tình cảm với các diễn viên. Miệng không tắt nụ cười, đầu liên tục cúi chào, các nghệ sĩ chỉ kịp lau vội giọt mồ hôi và đi vào hậu trường chờ suất tiếp theo.

Huyền Trang - một nghệ sĩ của đoàn - kể chị vốn là diễn viên múa nhưng vì không muốn xa chồng, đang theo đoàn, nên chuyển sang diễn xiếc thú cùng anh. Vợ chồng cô cùng con nhỏ hai tuổi đi diễn khắp nơi. "Nghề này vất vả, mạo hiểm tính mạng, thu nhập chỉ vài triệu đồng mỗi tháng. Tôi chỉ mong muốn mọi người biết đến xiếc nhiều hơn, ủng hộ nhiều hơn, để kinh tế của những diễn viên như vợ chồng tôi được cải thiện", chị nói.

Gia đình nghệ sĩ Huyền Trang theo đoàn xiếc Trung Ương 1 diễn khắp các tỉnh thành.
Gia đình nghệ sĩ Huyền Trang theo đoàn xiếc Trung Ương 1 diễn khắp các tỉnh thành.

Gần 40 năm trong nghề, NSƯT Tiến Hưng chia sẻ ông luôn tâm niệm nghệ thuật xiếc phải khổ luyện, làm thật chứ không giả được. Mỗi lần bước ra sân khấu, ông luôn diễn với cảm giác tươi mới, như lần đầu tiên. "Người theo nghề xiếc hơi thua thiệt so với các ca sĩ, diễn viên. Tôi nói cát - xê ra sợ họ cười cho. Chúng tôi sống bằng lương căn bản, thêm tiền bồi dưỡng cho mỗi suất diễn", anh bộc bạch. Nghệ sĩ nói thêm nghệ thuật xiếc đang đi xuống trước sự tấn công của quá nhiều loại hình giải trí miễn phí trên mạng.

NSƯT Tiến Hưng.
NSƯT Tiến Hưng.

Diễn viên xiếc 17 tuổi - Đức Huy - kể anh mất một năm tập tiết mục nhào lộn cầu bật. Nhiều lần cổ chân anh bị trật, bong gân nhưng anh không từ bỏ đam mê. Thỉnh thoảng, anh chỉ thấy tủi thân vì sống cuộc sống xa nhà, rày đây mai đó thường xuyên.

Trưởng đoàn - NSƯT Đỗ Văn Hùng - chia sẻ tiền bán vé vài tháng qua của đoàn chỉ đủ chi tiêu cho mọi người, duy trì hoạt động. Nhưng theo anh đó cũng là may mắn, chỉ sợ bù lỗ. Khó khăn hiện nay của đoàn là địa điểm diễn. Nơi dựng rạp xiếc khá xa trung tâm thành phố lại nằm khuất ở một góc nên việc quảng bá chương trình đến đông đảo người xem không hiệu quả. "TP HCM tưởng rộng lại hóa hẹp, kiếm được bãi đất trống, dựng rạp xiếc đàng hoàng không phải là điều dễ dàng", anh nói. Điều trưởng đoàn xiếc trăn trở là nghề xiếc bị nhỏ lẻ hóa. Diễn viên biểu diễn những màn nhỏ dễ đi show một mình, cuộc sống đảm bảo hơn. Qua nhiều năm, tiết mục lớn, mang tầm nghệ thuật mất dần, để khôi phục lại rất tốn kém tiền bạc, công sức.

Đoàn Trung Ương 1 diễn tại TP HCM đến hết tháng 3, rồi xuống Long An, sau đó ra Nha Trang, Đà Nẵng phục vụ khán giả.

Tâm Giao


Giày Đại Phát solution
Số người online:
29648
Số người truy cập:
7651449