Hoàn tất rà soát 3.500 giấy phép con

 Thông tin nêu trên là một trong hai nội dung quan trọng được Bộ trưởng,Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Mai Tiến Dũng chia sẻ tại buổi họp báo chuyên đề ngày 30/6, bên cạnh câu chuyện nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung. Trước đó, xây dựng và hoàn thiện thể chế, trong đó tập trung gỡ bỏ các rào cản, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của người dân, doanh nghiệp... là nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng xác định là trọng tâm, ưu tiên hàng đầu. 

Thời gian qua, các Bộ, ngành và Chính phủ đã gấp rút rà soát các thông tư, vốn có chức năng hướng dẫn luật, nghị định song thực tế lại ẩn chứa nhiều "giấy phép con", gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả của việc rà soát này là cho ra đời các nghị định, vốn được kỳ vọng có tính pháp lý cao và tổng quát hơn, qua đó hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

hoan-tat-ra-soat-3500-giay-phep-con

Theo kết quả được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông báo, sau 6 tháng đầu năm, cơ quan quản lý đã ban hành tổng số 91/101 văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Các Bộ ngành đã tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành 50/50 nghị định quy định điều kiện đầu tư kinh doanh, có hiệu lực từ 1/7.

Theo Bộ trưởng, chỉ trong một thời gian ngắn, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành đã tập trung soạn thảo, ban hành số lượng lớn văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, bảo đảm đúng tiến độ và các yêu cầu về chất lượng.

“Kiên quyết không để khoảng trống pháp lý, cắt bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, loại bỏ các giấy phép con, lợi ích cục bộ. Các văn bản này đã được nghiên cứu, soạn thảo đúng trình tự, thủ tục quy định. Không có chuyện nâng cơ học các điều kiện đầu tư kinh doanh từ Thông tư lên Nghị định”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.

Trước đó, nhiều ý kiến đã lo ngại về việc thời gian soạn thảo gấp, quan điểm của nhà quản lý không dễ thay đổi nên thực chất việc chuyển đổi thông tư chỉ mang tính hình thức, ví như 3.500 giấy phép con được "bê nguyên" vào các nghị định.

Sau quá trình soạn thảo và ban hành nêu trên, để các quy định của luật đi vào cuộc sống, người phát ngôn của Chính phủ cho biết thêm các bộ, ngành sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá; kịp thời phát hiện, sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ các quy định bất hợp lý, kể cả những quy định trong các luật, pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng, trong nửa cuối năm 2016, công việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật được Chính phủ đánh giá là vẫn còn khá nặng nề. Còn 59 văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng và 98 thông tư cần phải ban hành.

“Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung chỉ đạo quyết liệt; cho phép áp dụng thủ tục rút gọn, rút ngắn thời gian soạn thảo, thẩm định, thẩm tra… phấn đấu đến cuối năm không còn nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định.

Nguyễn HoàiThông tin nêu trên là một trong hai nội dung quan trọng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Mai Tiến Dũng chia sẻ tại buổi họp báo chuyên đề ngày 30/6, bên cạnh câu chuyện nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung. Trước đó, xây dựng và hoàn thiện thể chế, trong đó tập trung gỡ bỏ các rào cản, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của người dân, doanh nghiệp... là nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng xác định là trọng tâm, ưu tiên hàng đầu.

Thời gian qua, các Bộ, ngành và Chính phủ đã gấp rút rà soát các thông tư, vốn có chức năng hướng dẫn luật, nghị định song thực tế lại ẩn chứa nhiều "giấy phép con", gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả của việc rà soát này là cho ra đời các nghị định, vốn được kỳ vọng có tính pháp lý cao và tổng quát hơn, qua đó hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

hoan-tat-ra-soat-3500-giay-phep-con
Theo kết quả được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông báo, sau 6 tháng đầu năm, cơ quan quản lý đã ban hành tổng số 91/101 văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Các Bộ ngành đã tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành 50/50 nghị định quy định điều kiện đầu tư kinh doanh, có hiệu lực từ 1/7.

Theo Bộ trưởng, chỉ trong một thời gian ngắn, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành đã tập trung soạn thảo, ban hành số lượng lớn văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, bảo đảm đúng tiến độ và các yêu cầu về chất lượng.

“Kiên quyết không để khoảng trống pháp lý, cắt bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, loại bỏ các giấy phép con, lợi ích cục bộ. Các văn bản này đã được nghiên cứu, soạn thảo đúng trình tự, thủ tục quy định. Không có chuyện nâng cơ học các điều kiện đầu tư kinh doanh từ Thông tư lên Nghị định”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.

Trước đó, nhiều ý kiến đã lo ngại về việc thời gian soạn thảo gấp, quan điểm của nhà quản lý không dễ thay đổi nên thực chất việc chuyển đổi thông tư chỉ mang tính hình thức, ví như 3.500 giấy phép con được "bê nguyên" vào các nghị định.

Sau quá trình soạn thảo và ban hành nêu trên, để các quy định của luật đi vào cuộc sống, người phát ngôn của Chính phủ cho biết thêm các bộ, ngành sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá; kịp thời phát hiện, sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ các quy định bất hợp lý, kể cả những quy định trong các luật, pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng, trong nửa cuối năm 2016, công việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật được Chính phủ đánh giá là vẫn còn khá nặng nề. Còn 59 văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng và 98 thông tư cần phải ban hành.

“Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung chỉ đạo quyết liệt; cho phép áp dụng thủ tục rút gọn, rút ngắn thời gian soạn thảo, thẩm định, thẩm tra… phấn đấu đến cuối năm không còn nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định.

Nguyễn HoàiThông tin nêu trên là một trong hai nội dung quan trọng được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Mai Tiến Dũng chia sẻ tại buổi họp báo chuyên đề ngày 30/6, bên cạnh câu chuyện nguyên nhân hải sản chết bất thường tại miền Trung. Trước đó, xây dựng và hoàn thiện thể chế, trong đó tập trung gỡ bỏ các rào cản, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của người dân, doanh nghiệp... là nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng xác định là trọng tâm, ưu tiên hàng đầu.

Thời gian qua, các Bộ, ngành và Chính phủ đã gấp rút rà soát các thông tư, vốn có chức năng hướng dẫn luật, nghị định song thực tế lại ẩn chứa nhiều "giấy phép con", gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả của việc rà soát này là cho ra đời các nghị định, vốn được kỳ vọng có tính pháp lý cao và tổng quát hơn, qua đó hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

hoan-tat-ra-soat-3500-giay-phep-con
Theo kết quả được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông báo, sau 6 tháng đầu năm, cơ quan quản lý đã ban hành tổng số 91/101 văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Các Bộ ngành đã tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành 50/50 nghị định quy định điều kiện đầu tư kinh doanh, có hiệu lực từ 1/7.

Theo Bộ trưởng, chỉ trong một thời gian ngắn, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành đã tập trung soạn thảo, ban hành số lượng lớn văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, bảo đảm đúng tiến độ và các yêu cầu về chất lượng.

“Kiên quyết không để khoảng trống pháp lý, cắt bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, loại bỏ các giấy phép con, lợi ích cục bộ. Các văn bản này đã được nghiên cứu, soạn thảo đúng trình tự, thủ tục quy định. Không có chuyện nâng cơ học các điều kiện đầu tư kinh doanh từ Thông tư lên Nghị định”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.

Trước đó, nhiều ý kiến đã lo ngại về việc thời gian soạn thảo gấp, quan điểm của nhà quản lý không dễ thay đổi nên thực chất việc chuyển đổi thông tư chỉ mang tính hình thức, ví như 3.500 giấy phép con được "bê nguyên" vào các nghị định.

Sau quá trình soạn thảo và ban hành nêu trên, để các quy định của luật đi vào cuộc sống, người phát ngôn của Chính phủ cho biết thêm các bộ, ngành sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá; kịp thời phát hiện, sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ các quy định bất hợp lý, kể cả những quy định trong các luật, pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng, trong nửa cuối năm 2016, công việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật được Chính phủ đánh giá là vẫn còn khá nặng nề. Còn 59 văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng và 98 thông tư cần phải ban hành.

“Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung chỉ đạo quyết liệt; cho phép áp dụng thủ tục rút gọn, rút ngắn thời gian soạn thảo, thẩm định, thẩm tra… phấn đấu đến cuối năm không còn nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định.

Nguyễn Hoài

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
40252
Số người truy cập:
9086723