Hãng nghiên cứu thị trường Statista vừa công bố báo cáo Made In Country Index 2017, khảo sát hơn 43.000 người tiêu dùng tại 52 quốc gia để tìm ra sản phẩm nước nào được tin tưởng nhất thế giới. Theo đó, hàng Việt Nam xếp thứ 46 trong danh sách, trên Trung Quốc 3 bậc.
Statista đã khảo sát người tiêu dùng theo 3 câu hỏi "Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm", "Nhận thức của bạn về nó thay đổi thế nào trong 12 tháng qua", "Đặc điểm nào sau đây khiến bạn nghĩ đến sản phẩm của quốc gia/vùng lãnh thổ này". Theo đó, cả sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc đều không được đánh giá cao về chất lượng trên thế giới, với nhiều tiêu chí dưới trung bình.
Sản phẩm Việt Nam được đánh giá cao hơn Trung Quốc tại nhiều tiêu chí. Số liệu: Statista |
Dù vậy, trong 10 đặc tính sản phẩm được đưa ra, hàng Việt Nam vẫn được đánh giá cao hơn hoặc tương đương Trung Quốc tại 7 tiêu chí, gồm: Sự độc đáo, Hàng thật, Mức độ công bằng trong sản xuất, Chất lượng cao, Độ bền, Độ bảo mật và Khả năng chứng tỏ địa vị. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn về Tính kinh tế của sản phẩm, Công nghệ tiên tiến và Thiết kế xuất sắc.
Từ hàng thập kỷ nay, Trung Quốc vẫn được coi là công xưởng toàn cầu, với nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Nền kinh tế lớn nhì thế giới vì thế cũng gắn liền với hình ảnh sản phẩm rẻ, chất lượng thấp và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo khảo sát, Trung Quốc có danh tiếng "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung. Chỉ 10% người Việt Nam, 15% người Thái Lan, 17% người Singapore và 14% người Philippines có đánh giá tích cực về hàng hóa nước này. Tỷ lệ tại các nền kinh tế khác trong khảo sát đa phần dưới 30%, thậm chí là 0%.
Trong khi đó, hàng Việt Nam lại được 34% người khảo sát Trung Quốc nhận xét đáng tin cậy. Tỷ lệ này tại các nước Đông Nam Á dao động trong khoảng 7-23%. Trên thế giới, hàng Việt Nam được đánh giá cao nhất tại Ecuador (thứ 10) và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (thứ 20).
Xếp hạng và mức độ đánh giá uy tín hàng Việt Nam tại 52 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát. Màu đậm hơn cho thấy mức độ đánh giá cao hơn. Nguồn: Statista |
Ông Nicolas Loose - Giám đốc Nghiên cứu tại Statista nhận xét điểm sáng hiếm hoi của Trung Quốc là người dân nước này đánh giá cao hàng nội nhất, và việc sản xuất tại đây có tính "kinh tế" nhất thế giới. "Họ đúng là có danh tiếng tốt tại quê nhà và là cái tên dẫn đầu về giá. Nhưng xếp hạng sản phẩm nói chung quả thực cực kỳ thấp", ông nói.
Hà ThuHãng nghiên cứu thị trường Statista vừa công bố báo cáo Made In Country Index 2017, khảo sát hơn 43.000 người tiêu dùng tại 52 quốc gia để tìm ra sản phẩm nước nào được tin tưởng nhất thế giới. Theo đó, hàng Việt Nam xếp thứ 46 trong danh sách, trên Trung Quốc 3 bậc.
Statista đã khảo sát người tiêu dùng theo 3 câu hỏi "Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm", "Nhận thức của bạn về nó thay đổi thế nào trong 12 tháng qua", "Đặc điểm nào sau đây khiến bạn nghĩ đến sản phẩm của quốc gia/vùng lãnh thổ này". Theo đó, cả sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc đều không được đánh giá cao về chất lượng trên thế giới, với nhiều tiêu chí dưới trung bình.
hang-viet-hon-trung-quoc-o-diem-gi
Sản phẩm Việt Nam được đánh giá cao hơn Trung Quốc tại nhiều tiêu chí. Số liệu: Statista
Dù vậy, trong 10 đặc tính sản phẩm được đưa ra, hàng Việt Nam vẫn được đánh giá cao hơn hoặc tương đương Trung Quốc tại 7 tiêu chí, gồm: Sự độc đáo, Hàng thật, Mức độ công bằng trong sản xuất, Chất lượng cao, Độ bền, Độ bảo mật và Khả năng chứng tỏ địa vị. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn về Tính kinh tế của sản phẩm, Công nghệ tiên tiến và Thiết kế xuất sắc.
Từ hàng thập kỷ nay, Trung Quốc vẫn được coi là công xưởng toàn cầu, với nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Nền kinh tế lớn nhì thế giới vì thế cũng gắn liền với hình ảnh sản phẩm rẻ, chất lượng thấp và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo khảo sát, Trung Quốc có danh tiếng "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung. Chỉ 10% người Việt Nam, 15% người Thái Lan, 17% người Singapore và 14% người Philippines có đánh giá tích cực về hàng hóa nước này. Tỷ lệ tại các nền kinh tế khác trong khảo sát đa phần dưới 30%, thậm chí là 0%.
Trong khi đó, hàng Việt Nam lại được 34% người khảo sát Trung Quốc nhận xét đáng tin cậy. Tỷ lệ này tại các nước Đông Nam Á dao động trong khoảng 7-23%. Trên thế giới, hàng Việt Nam được đánh giá cao nhất tại Ecuador (thứ 10) và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (thứ 20).
hang-viet-hon-trung-quoc-o-diem-gi-1
Xếp hạng và mức độ đánh giá uy tín hàng Việt Nam tại 52 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát. Màu đậm hơn cho thấy mức độ đánh giá cao hơn. Nguồn: Statista
Ông Nicolas Loose - Giám đốc Nghiên cứu tại Statista nhận xét điểm sáng hiếm hoi của Trung Quốc là người dân nước này đánh giá cao hàng nội nhất, và việc sản xuất tại đây có tính "kinh tế" nhất thế giới. "Họ đúng là có danh tiếng tốt tại quê nhà và là cái tên dẫn đầu về giá. Nhưng xếp hạng sản phẩm nói chung quả thực cực kỳ thấp", ông nói.
Hà ThuHãng nghiên cứu thị trường Statista vừa công bố báo cáo Made In Country Index 2017, khảo sát hơn 43.000 người tiêu dùng tại 52 quốc gia để tìm ra sản phẩm nước nào được tin tưởng nhất thế giới. Theo đó, hàng Việt Nam xếp thứ 46 trong danh sách, trên Trung Quốc 3 bậc.
Statista đã khảo sát người tiêu dùng theo 3 câu hỏi "Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm", "Nhận thức của bạn về nó thay đổi thế nào trong 12 tháng qua", "Đặc điểm nào sau đây khiến bạn nghĩ đến sản phẩm của quốc gia/vùng lãnh thổ này". Theo đó, cả sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc đều không được đánh giá cao về chất lượng trên thế giới, với nhiều tiêu chí dưới trung bình.
hang-viet-hon-trung-quoc-o-diem-gi
Sản phẩm Việt Nam được đánh giá cao hơn Trung Quốc tại nhiều tiêu chí. Số liệu: Statista
Dù vậy, trong 10 đặc tính sản phẩm được đưa ra, hàng Việt Nam vẫn được đánh giá cao hơn hoặc tương đương Trung Quốc tại 7 tiêu chí, gồm: Sự độc đáo, Hàng thật, Mức độ công bằng trong sản xuất, Chất lượng cao, Độ bền, Độ bảo mật và Khả năng chứng tỏ địa vị. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn về Tính kinh tế của sản phẩm, Công nghệ tiên tiến và Thiết kế xuất sắc.
Từ hàng thập kỷ nay, Trung Quốc vẫn được coi là công xưởng toàn cầu, với nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Nền kinh tế lớn nhì thế giới vì thế cũng gắn liền với hình ảnh sản phẩm rẻ, chất lượng thấp và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo khảo sát, Trung Quốc có danh tiếng "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung. Chỉ 10% người Việt Nam, 15% người Thái Lan, 17% người Singapore và 14% người Philippines có đánh giá tích cực về hàng hóa nước này. Tỷ lệ tại các nền kinh tế khác trong khảo sát đa phần dưới 30%, thậm chí là 0%.
Trong khi đó, hàng Việt Nam lại được 34% người khảo sát Trung Quốc nhận xét đáng tin cậy. Tỷ lệ này tại các nước Đông Nam Á dao động trong khoảng 7-23%. Trên thế giới, hàng Việt Nam được đánh giá cao nhất tại Ecuador (thứ 10) và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (thứ 20).
hang-viet-hon-trung-quoc-o-diem-gi-1
Xếp hạng và mức độ đánh giá uy tín hàng Việt Nam tại 52 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát. Màu đậm hơn cho thấy mức độ đánh giá cao hơn. Nguồn: Statista
Ông Nicolas Loose - Giám đốc Nghiên cứu tại Statista nhận xét điểm sáng hiếm hoi của Trung Quốc là người dân nước này đánh giá cao hàng nội nhất, và việc sản xuất tại đây có tính "kinh tế" nhất thế giới. "Họ đúng là có danh tiếng tốt tại quê nhà và là cái tên dẫn đầu về giá. Nhưng xếp hạng sản phẩm nói chung quả thực cực kỳ thấp", ông nói.
Hà Thu