Nhưng chúng phát màu đỏ dưới tia cực tím và phần móng cùng bụng, nơi da mỏng, có thể trông thấy rõ màu đỏ bằng mắt thường.
Giáo sư Đại học quốc gia Seoul Lee Byeong-chun, trưởng nhóm nghiên cứu, gọi chúng là những con chó biến đổi gen đầu tiên trên thế giới mang gen huỳnh quang. Thành tựu này không chỉ nằm ở sự mới lạ. “Điều quan trọng của công trình này không phải là những con chó có thể phát màu đỏ mà là chúng tôi đã cấy được gen vào chúng”, ông Lee cho biết hôm thứ ba vừa qua.
Theo ông Lee, các nhà khoa học Mỹ, Nhật và ở châu Âu trước đó đã nhân bản được chuột, lợn huỳnh quang, nhưng đây là lần đầu tiên chó với gen được biến đổi được nhân bản thành công.
Ông cho biết nhóm của ông đã lấy các tế bào da của một con chó săn, tiêm vào chúng các gen huỳnh quang và đưa chúng vào trong trứng trước khi cấy vào tử cung của một con chó mẹ, một con chó lai địa phương.
6 con chó săn cái đã được chào đời vào tháng 12/2007 qua hình thức nhân bản với gen có proteine huỳnh quang đỏ, làm chúng phát sáng được. Hai con sau đó đã chết.
Giáo sư Lee cho rằng, việc nhân bản những con chó phát sáng này cho thấy có thể cấy thành công gen với một đặc điểm cụ thể, không phải gen huỳnh quang, để giúp chữa trị các loại bệnh khách nhau.
Các nhà khoa học cho biết nhóm nghiên cứu của ông Lee đã bắt đầu cấy các gen liên quan đến bệnh của con người, giúp họ tìm ra cách chữa mới cho những bệnh về gen như Parkinson’s.
Giáo sư Lee từng là phụ tá chính của người từng được mệnh danh là “anh hùng dân tộc” Hwang Woo-suk, người đã tuyên bố nhân bản được tế bào gốc nhưng sau đó bị phát hiện là dùng dữ liệu giả. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra độc lập sau đó chứng minh được việc nhân bản chó của nhóm là thật.
Phan Anh
Theo AP