Giàn khoan Hải Dương 981 khi đang hoạt động trái phép, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014. Ảnh: Xinhua |
Theo đó, giàn khoan Hải Dương 943 sẽ khoan thăm dò tại giếng LD 11-1-1, tọa độ 17 độ 47 phút 28,8 giây độ vĩ bắc, 108 độ 46 phút 00 giây độ kinh đông.
Vị trí này cách thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 50 hải lý về phía tây nam. Theo Cục hải sự Trung Quốc (MSA), khu vực an toàn sẽ được lấy tâm là tọa độ giếng dầu nói trên, trong bán kính một hải lý xung quanh, tàu bè không được qua lại.
Giàn khoan Hải Dương 943 thuộc loại tự nâng, có thể hoạt động ở vùng biển có độ sâu tối đa 122 m, khoan sâu đến 10.668 m.
Theo MSA, giàn khoan Hải Dương-943 sẽ có ba tàu hỗ trợ là Hải Dương-564, Hải Dương-617 và Hải Dương-618.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Quốc Ánh, giám đốc Trung tâm Thông tin Kiểm ngư, Cục Kiểm ngư, cho biết: "Căn cứ tọa độ do Cục hải sự Trung Quốc công bố, điểm đặt giàn khoan Hải Dương 943 nằm ngoài đường trung tuyến giả định ở vịnh Bắc Bộ, lệch về phía Trung Quốc". Theo đó, điểm đặt giàn khoan Hải Dương 943 không nằm trong vùng chồng lấn khu vực đang đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Vị trí giàn khoan Hải Dương 943 theo tọa độ được công bố. Ảnh: Google Map |
Hồi đầu năm, ngày 16/1, các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết Trung Quốc di chuyển giàn khoan mang tên Hải Dương 981 đến vị trí cách đường trung tuyến giả định (giữa hai đường cơ sở Việt Nam – Trung Quốc) khoảng 21,4 hải lý về phía đông.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 18/1 đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ quan ngại của Việt Nam về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến vị trí nêu trên.
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi đó tuyên bố đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này
Văn Việt
gian-khoan-trung-quoc-sap-khoan-tham-do-o-bien-dong
Giàn khoan Hải Dương 981 khi đang hoạt động trái phép, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014. Ảnh: Xinhua
Theo đó, giàn khoan Hải Dương 943 sẽ khoan thăm dò tại giếng LD 11-1-1, tọa độ 17 độ 47 phút 28,8 giây độ vĩ bắc, 108 độ 46 phút 00 giây độ kinh đông.
Vị trí này cách thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 50 hải lý về phía tây nam. Theo Cục hải sự Trung Quốc (MSA), khu vực an toàn sẽ được lấy tâm là tọa độ giếng dầu nói trên, trong bán kính một hải lý xung quanh, tàu bè không được qua lại.
Giàn khoan Hải Dương 943 thuộc loại tự nâng, có thể hoạt động ở vùng biển có độ sâu tối đa 122 m, khoan sâu đến 10.668 m.
Theo MSA, giàn khoan Hải Dương-943 sẽ có ba tàu hỗ trợ là Hải Dương-564, Hải Dương-617 và Hải Dương-618.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Quốc Ánh, giám đốc Trung tâm Thông tin Kiểm ngư, Cục Kiểm ngư, cho biết: "Căn cứ tọa độ do Cục hải sự Trung Quốc công bố, điểm đặt giàn khoan Hải Dương 943 nằm ngoài đường trung tuyến giả định ở vịnh Bắc Bộ, lệch về phía Trung Quốc". Theo đó, điểm đặt giàn khoan Hải Dương 943 không nằm trong vùng chồng lấn khu vực đang đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc.
gian-khoan-trung-quoc-sap-khoan-tham-do-o-bien-dong-1
Vị trí giàn khoan Hải Dương 943 theo tọa độ được công bố. Ảnh: Google Map
Hồi đầu năm, ngày 16/1, các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết Trung Quốc di chuyển giàn khoan mang tên Hải Dương 981 đến vị trí cách đường trung tuyến giả định (giữa hai đường cơ sở Việt Nam – Trung Quốc) khoảng 21,4 hải lý về phía đông.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 18/1 đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ quan ngại của Việt Nam về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến vị trí nêu trên.
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi đó tuyên bố đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này
Văn Việt