EVN đầu bảng “chúa chổm”

Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương vừa có dự thảo báo cáo lần thứ 3 tình hình sản xuất, kinh doanh 8 tháng đầu năm 2011 của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối này.

Nhìn đâu cũng thấy nợ

Báo cáo cho thấy tăng trưởng cao nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp và dầu khí, trong khi khối doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải, xây dựng có mức tăng trưởng thấp nhất.

Đứng đầu danh sách các đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi và nộp ngân sách cao là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Thu nhập của CBCNV và người lao động của PVN đạt mức bình quân 16,2 triệu đồng/người/tháng. Các doanh nghiệp kinh doanh có lãi khác gồm Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Dệt may, Tổng Công ty Cà phê, khối các ngân hàng thương mại với mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân đạt 15-20%.

EVN đầu bảng “chúa chổm”, Tin tức trong ngày, EVN, dien luc, no, tin tuc, tin hot, tin hay

Theo báo cáo, EVN dự kiến lỗ trong 8 tháng qua là 11.669 tỉ đồng

Trong tổng số 31 doanh nghiệp thuộc khối này, có 4 đơn vị không có lãi, gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến lỗ 11.669 tỉ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) lỗ 3.092 tỉ đồng, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ước lỗ 1.200 tỉ đồng (cả năm 2011) và Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines) lỗ khoảng 613 tỉ đồng.

Trong đó, số lỗ lũy kế của EVN tính đến ngày 30-6-2011 đã lên đến 31.565 tỉ đồng, gồm lỗ năm 2011 là 23.647 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm 2011 là 7.918 tỉ đồng. Đáng lưu ý là nhiều doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu do là chủ nợ của doanh nghiệp khác: Vinalines gánh nợ của Vinashin chuyển sang là 16.000 tỉ đồng, Tập đoàn Sông Đà thiếu vốn do chưa được chủ đầu tư thanh toán công nợ lên đến 5.500 tỉ đồng, trong đó chiếm phần lớn là nợ tiền điện và tiền xây lắp từ EVN.

Cắt giảm đầu tư lớn

Tính chung năm 2011, các doanh nghiệp khối này đã cắt giảm 633 dự án, công trình chưa cần thiết, kém hiệu quả để điều chuyển vốn với tổng giá trị 49.942 tỉ đồng. Con số này chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư cắt giảm của cả nước, trong đó, riêng EVN đã cắt giảm, điều chuyển hơn 12.500 tỉ đồng.

Theo đánh giá chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong khối doanh nghiệp Trung ương đều gặp khó khăn do thiếu vốn đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm, dẫn  tới chậm tiến độ. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp thấp và thua lỗ, nếu không có giải pháp tháo gỡ kịp thời dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ do một số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Trong đó, Vinashin thực hiện tái cơ cấu chậm, sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu kế hoạch đề ra, một số đơn vị thành viên chưa có khả năng trả lương và bảo hiểm cho người lao động. Ở một số doanh nghiệp xây dựng khác như Sông Đà, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD), một số doanh nghiệp xi măng, đời sống công nhân viên gặp nhiều khó khăn, nguy cơ việc làm không ổn định.

Thu nhập bình quân của người lao động trong khối doanh nghiệp Trung ương nhìn chung ở mức khá cao so với trung bình cả nước nhưng khoảng cách về thu nhập bình quân của các doanh nghiệp rất lớn. Trong đó, thấp nhất là doanh nghiệp cà phê, đóng tàu, dệt may với mức thu nhập 2,3-3,7 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập cao nhất vẫn thuộc về các ngân hàng, với mức 15-18 triệu đồng/tháng của Ngân hàng Công Thương và Ngân hàng Ngoại thương.

Đầu tư “pha loãng”

Báo cáo cho thấy có đến 21/31 doanh nghiệp vẫn đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính, trong đó có nhiều doanh nghiệp đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng là EVN, PVN, Tập đoàn Công nghiệp Cao su. Một số doanh nghiệp đang thiếu vốn cho đầu tư phát triển ngành nghề kinh doanh chính nhưng vẫn đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn vốn.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
22708
Số người truy cập:
7744931