Anh Hòa, người chuyên gọi Grabbike cho biết, khá bất ngờ khi gọi dịch vụ này nhưng lại xuất hiện một tài xế đội mũ và mặc quần áo Mai Linh.
“Tôi đặt cuốc xe Grabbike từ An Bình (quận 5) đi Lý Chính Thắng (quận 3) nhưng khi gặp thì khá bất ngờ với diện mạo tài xế. Khi hỏi thì tài xế cho biết đã làm được hơn một năm ở Grab nhưng khi thấy Mai Linh ra dịch vụ mới nên đăng ký. Tài xế cũng cho hay gần đây quy định cũng dễ dàng hơn, hồ sơ đăng ký đầy đủ thì được tham gia nên cùng lúc sử dụng 2-3 ứng dụng để có thêm thu nhập nên tôi cũng không phàn nàn gì”, anh Hòa nói.
Tài xế Uber, Grab đi đăng ký chạy Mailinhbike. Ảnh: xeom. |
Là tài xế chuyên chạy cho Ubermoto, anh Linh cũng cho biết chạy cả 3 ứng dụng để có nhiều cuốc xe. Nếu thời gian đầu tham gia thu nhập tốt vì được hãng hỗ trợ thì thời gian gần đây lượng tài xế tham gia đông nên cuốc chở ít đi, buộc anh dùng cả 3 app để chạy kiếm thêm thu nhập.
“Có nhiều hôm cùng lúc nhiều ứng dụng đều có khách đặt, nhưng cuốc nào trả tiền mặt thì tôi chọn vì được lấy tiền sớm. Còn nếu trả bằng thẻ thì phải mất một tuần mới được lĩnh tiền. Giá cả thì cả ba hãng cũng không chênh lệch nhiều, chỉ khác nhau là khuyến mãi nhiều hay ít”, anh Linh nói và cho biết, nhiều khi gặp khách khá ngỡ ngàng nhưng được tài xế giải thích thì họ cũng ủng hộ. Bởi lẽ, thời buổi cạnh tranh nếu chỉ làm cho một hãng thì không đủ sống, trong khi đó, giá các chuyến đi rất rẻ, có những chuyến chỉ 10.000 đồng cũng vẫn phải chạy. Thậm chí, có những chuyến hãng khuyến mãi chỉ còn 3.000 đồng vẫn phải chở khách nhiệt tình.
Anh Linh cũng tiết lộ, sở dĩ việc chọn chạy 3 ứng dụng là để thử xem bên nào có chương trình tốt hơn thì lựa chọn chạy nhiều hơn, còn bên nào ít có lợi thì giảm lại. Đối với những khách hàng khó tính thì khi đi có thể mang theo đồng phục các bên, chỉ cần đến nơi khoác áo đồng phục của hãng đó vào là khách hàng khó bắt bẻ.
Cũng chia sẻ chạy nhiều ứng dụng, anh Hạnh, một tài xế chạy Grab lâu năm cho biết, trước đây Grab và Uber khá khắt khe nên anh thường dùng hai điện thoại. Nhưng thời gian gần đây hãng cũng ít kiểm soát, với Uber dù không nói thẳng nhưng cũng vẫn ngầm cho phép tài xế chạy nhiều ứng dụng cùng lúc nên anh thoải mái đăng ký thêm ứng dụng khác.
“Mailinhbike mới ra mắt nên có khá nhiều ưu đãi vì vậy tham gia thử để có thêm thu nhập. Vì mưu sinh nên chúng tôi chẳng khác nào xe ôm '3 trong 1' phục vụ bất cứ nhu cầu của các hàng dù giá tiền chênh lệch không nhiều”, anh Hạnh nói và cho biết thêm, trước đây, khi Grabbike ra đời có hứa hẹn khá nhiều lợi ích cho tài xế nhưng gần đây thu nhập giảm, trong khi chiết khấu tăng từ 20 lên 23,6% buộc tài xế phải chạy nhiều ứng dụng. Thế nhưng, một số tài xế không biết cách nên thường cài chung một điện thoại khiến hãng phát hiện dẫn đến bị khóa tài khoản.
Trao đổi với VnExpress, ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh cho hay, công ty có biết tình trạng tài xế mặc đồng phục Mai Linh nhưng chạy cả Uber và Grab. Thời gian đầu vì mới ra mắt nên vẫn cho phép tài xế sử dụng, nhưng gần đây cũng đã khuyên nên chạy một ứng dụng để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Bởi lẽ, khi tài xế sử dụng nhiều ứng dụng, khách hàng không thể phân biệt được chất lượng dịch vụ các bên, dẫn đến không phân biệt được hãng nào tốt và không tốt. Mai Linh hiện cũng đang tìm giải pháp khắc phục.
"Phía các hãng khác khi phát hiện tài xế sử dụng nhiều ứng dụng họ sẽ khóa tài khoản. Còn Mai Linh sẽ tìm cách 'chạm đến trái tim các tài xế'. Trước mắt là những khuyến cáo chân thành sao cho vừa tốt cho tài xế vừa tốt cho khách hàng", ông Huy nói và cho biết thêm, để khuyến khích tài xế, 2 tháng đầu ra mắt Mai Linh miễn phí hoàn toàn phí dịch vụ và nay cũng chỉ thu 15% - thấp nhất trên thị trường. Ngoài ra, để thúc đẩy tinh thần các tài xế thì công ty sẽ vận động 30.000 cán bộ nhân viên đi làm hoặc giao hàng bằng Mailinhbike.
Cũng giống Mai Linh, Uber vẫn chỉ nhắc nhở khéo tài xế. Riêng với Grab, đơn vị này gửi thông báo nếu phát hiện hãng sẽ ngưng kích hoạt tài khoản của các đối tác có cài đặt hoặc sử dụng ứng dụng vận chuyển hành khách khác ngoài Grab.
Thi HàAnh Hòa, người chuyên gọi Grabbike cho biết, khá bất ngờ khi gọi dịch vụ này nhưng lại xuất hiện một tài xế đội mũ và mặc quần áo Mai Linh.
“Tôi đặt cuốc xe Grabbike từ An Bình (quận 5) đi Lý Chính Thắng (quận 3) nhưng khi gặp thì khá bất ngờ với diện mạo tài xế. Khi hỏi thì tài xế cho biết đã làm được hơn một năm ở Grab nhưng khi thấy Mai Linh ra dịch vụ mới nên đăng ký. Tài xế cũng cho hay gần đây quy định cũng dễ dàng hơn, hồ sơ đăng ký đầy đủ thì được tham gia nên cùng lúc sử dụng 2-3 ứng dụng để có thêm thu nhập nên tôi cũng không phàn nàn gì”, anh Hòa nói.
Tài xế Uber, Grab đi đăng ký làm chạy Mailinhbike. Ảnh: xeom.
Tài xế Uber, Grab đi đăng ký chạy Mailinhbike. Ảnh: xeom.
Là tài xế chuyên chạy cho Ubermoto, anh Linh cũng cho biết chạy cả 3 ứng dụng để có nhiều cuốc xe. Nếu thời gian đầu tham gia thu nhập tốt vì được hãng hỗ trợ thì thời gian gần đây lượng tài xế tham gia đông nên cuốc chở ít đi, buộc anh dùng cả 3 app để chạy kiếm thêm thu nhập.
“Có nhiều hôm cùng lúc nhiều ứng dụng đều có khách đặt, nhưng cuốc nào trả tiền mặt thì tôi chọn vì được lấy tiền sớm. Còn nếu trả bằng thẻ thì phải mất một tuần mới được lĩnh tiền. Giá cả thì cả ba hãng cũng không chênh lệch nhiều, chỉ khác nhau là khuyến mãi nhiều hay ít”, anh Linh nói và cho biết, nhiều khi gặp khách khá ngỡ ngàng nhưng được tài xế giải thích thì họ cũng ủng hộ. Bởi lẽ, thời buổi cạnh tranh nếu chỉ làm cho một hãng thì không đủ sống, trong khi đó, giá các chuyến đi rất rẻ, có những chuyến chỉ 10.000 đồng cũng vẫn phải chạy. Thậm chí, có những chuyến hãng khuyến mãi chỉ còn 3.000 đồng vẫn phải chở khách nhiệt tình.
Anh Linh cũng tiết lộ, sở dĩ việc chọn chạy 3 ứng dụng là để thử xem bên nào có chương trình tốt hơn thì lựa chọn chạy nhiều hơn, còn bên nào ít có lợi thì giảm lại. Đối với những khách hàng khó tính thì khi đi có thể mang theo đồng phục các bên, chỉ cần đến nơi khoác áo đồng phục của hãng đó vào là khách hàng khó bắt bẻ.
Cũng chia sẻ chạy nhiều ứng dụng, anh Hạnh, một tài xế chạy Grab lâu năm cho biết, trước đây Grab và Uber khá khắt khe nên anh thường dùng hai điện thoại. Nhưng thời gian gần đây hãng cũng ít kiểm soát, với Uber dù không nói thẳng nhưng cũng vẫn ngầm cho phép tài xế chạy nhiều ứng dụng cùng lúc nên anh thoải mái đăng ký thêm ứng dụng khác.
“Mailinhbike mới ra mắt nên có khá nhiều ưu đãi vì vậy tham gia thử để có thêm thu nhập. Vì mưu sinh nên chúng tôi chẳng khác nào xe ôm '3 trong 1' phục vụ bất cứ nhu cầu của các hàng dù giá tiền chênh lệch không nhiều”, anh Hạnh nói và cho biết thêm, trước đây, khi Grabbike ra đời có hứa hẹn khá nhiều lợi ích cho tài xế nhưng gần đây thu nhập giảm, trong khi chiết khấu tăng từ 20 lên 23,6% buộc tài xế phải chạy nhiều ứng dụng. Thế nhưng, một số tài xế không biết cách nên thường cài chung một điện thoại khiến hãng phát hiện dẫn đến bị khóa tài khoản.
Trao đổi với VnExpress, ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh cho hay, công ty có biết tình trạng tài xế mặc đồng phục Mai Linh nhưng chạy cả Uber và Grab. Thời gian đầu vì mới ra mắt nên vẫn cho phép tài xế sử dụng, nhưng gần đây cũng đã khuyên nên chạy một ứng dụng để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Bởi lẽ, khi tài xế sử dụng nhiều ứng dụng, khách hàng không thể phân biệt được chất lượng dịch vụ các bên, dẫn đến không phân biệt được hãng nào tốt và không tốt. Mai Linh hiện cũng đang tìm giải pháp khắc phục.
"Phía các hãng khác khi phát hiện tài xế sử dụng nhiều ứng dụng họ sẽ khóa tài khoản. Còn Mai Linh sẽ tìm cách 'chạm đến trái tim các tài xế'. Trước mắt là những khuyến cáo chân thành sao cho vừa tốt cho tài xế vừa tốt cho khách hàng", ông Huy nói và cho biết thêm, để khuyến khích tài xế, 2 tháng đầu ra mắt Mai Linh miễn phí hoàn toàn phí dịch vụ và nay cũng chỉ thu 15% - thấp nhất trên thị trường. Ngoài ra, để thúc đẩy tinh thần các tài xế thì công ty sẽ vận động 30.000 cán bộ nhân viên đi làm hoặc giao hàng bằng Mailinhbike.
Cũng giống Mai Linh, Uber vẫn chỉ nhắc nhở khéo tài xế. Riêng với Grab, đơn vị này gửi thông báo nếu phát hiện hãng sẽ ngưng kích hoạt tài khoản của các đối tác có cài đặt hoặc sử dụng ứng dụng vận chuyển hành khách khác ngoài Grab.
Thi Hà