Đến năm 2030, Iraq sẽ là một đối thủ đáng gờm trên thị trường dầu mỏ thế giới

 Trong một thập kỷ tới, sản lượng dầu dự kiến của Iraq ​​sẽ tăng 1,3 Mb/d, đạt 5,9 Mb/d, theo báo cáo của IEA.

Đồng thời, xuất khẩu của nước này có thể đạt 4,4 Mb/d vào năm 2030, theo IEA. Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết "Iraq đang và sẽ vẫn là trụ cột chính của thị trường dầu mỏ trong nhiều năm tới".

Kể từ năm 2012, Baghdad đã tăng sản lượng khai thác dầu lên 50%, mặc dù đất nước này bị chống phá bởi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, sau đó bị nội chiến và sự sụp đổ của giá dầu, ông Birol lưu ý. "Điều này chứng tỏ khả năng phục hồi tuyệt vời của ngành công nghiệp dầu mỏ Iraq", ông Birol nói trong một cuộc họp báo.

Việc thiếu đầu tư nước ngoài, tính ổn định của nền chính trị đất nước và tình trạng thiếu nước có thể cản trở việc sản xuất dầu là những trở ngại lớn hiện nay ở Iraq, theo IEA.

Iraq hiện là nhà sản xuất dầu đứng thứ 5 thế giới và đứng thứ 2 về xuất khẩu trong OPEC, với công suất sản xuất 4,6 Mb/d. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2019, Iraq chỉ xuất khẩu 3,4 Mb/d, do việc cắt giảm theo quyết định của OPEC để hỗ trợ giá dầu.

Ngày 25/4, lần đầu tiên giá dầu Brent đã vượt qua ngưỡng 75 đôla/thùng sau gần sáu tháng. Sự tăng giá này có được là do việc thắt chặt các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Thamer al-Ghadbane, Iraq có thể "tăng mạnh" sản lượng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt do nguồn cung từ Iran bị chặn. Nhưng, ông nói thêm, "Iraq sẽ không đưa ra quyết định đơn phương. Điều quan trọng là bảo vệ sự ổn định của thị trường và loại bỏ thặng dư trên thị trường".

 

Theo Ghadbane, các nước OPEC sẽ gặp nhau vào ngày 19 tháng 5 tại Arập Saudi. "Từ nay đến lúc đó, chúng tôi sẽ có thời gian để đánh giá nhu cầu thị trường và (xác định) liệu thị trường có cần tăng cung hay không", ông nói thêm.

Nh.Thạch

 

AFP


Giày Đại Phát solution
Số người online:
14543
Số người truy cập:
9011466