Đằng sau thương vụ tỷ USD Alibaba - Lazada

 Đầu tuần này, đại gia thương mại điện tử Trung Quốc - Alibaba thông báo rót 1 tỷ USD vào Lazada - nền tảng mua sắm online được coi là Amazon Đông Nam Á. Theo đó, họ sẽ bỏ ra 500 triệu USD mua cổ phiếu mới phát hành của Lazada, và thêm 500 triệu để mua lại cổ phần từ các cổ đông trong Lazada.

Lazada được Rocket Internet (Đức) thành lập năm 2012. Cũng như nhiều dự án khác của họ, Lazada không nhắm tới một thị trường đã được khai phá, mà tập trung vào Đông Nam Á - khu vực có rất nhiều quốc gia tiềm năng.

Thị trường này vốn phân hóa khá rõ rệt. Singapore là quốc gia phát triển, rất dễ thành lập một doanh nghiệp thương mại điện tử. Tuy nhiên, các thị trường khác lại khó khăn. Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều có nền công nghệ sơ khai với nhiều vấn đề và rào cản.  

Theo Tech in Asia, dưới đây là 6 lý do Alibaba muốn thâm nhập Đông Nam Á thông qua Lazada.

1. Hãng muốn mở rộng ra ngoài Trung Quốc

dang-sau-thuong-vu-ty-usd-alibaba-lazada

Lazada sẽ giúp Alibaba tiếp cận thị trường Đông Nam Á dễ dàng hơn. Ảnh: Soya Cincau

Alibaba hiện có 400 triệu người mua sắm thường xuyên mỗi năm trên hai website Taobao và Tmall tại Trung Quốc, theo báo cáo tài chính mới nhất của hãng. Con số này hơn gấp đôi đối thủ gần nhất trong nước - JD và bỏ xa website của Amazon tại đây.

Trung Quốc có tổng cộng 785 triệu người dùng Internet trên di động. Vì thế, sự thống trị của Alibaba là khá rõ ràng. Trong vài năm qua, Chủ tịch Alibaba - Jack Ma và nhóm của mình đã nghĩ ra rất nhiều cách, để thu hút cả những người ở vùng xa xôi hẻo lánh nước này dùng thương mại điện tử. Trong đó có cả xây trung tâm phân phối tại những nơi các công ty vận chuyển không có mặt. Năm 2003, khi mở ra Taobao, Jack Ma đã rất nhanh chóng đánh bật eBay Trung Quốc.

Tuy nhiên, thị trường này hiện đã bão hòa. Vì thế, mua lại Lazada sẽ giúp họ tiếp cận thị trường mới màu mỡ hơn. Đây không phải lần đầu tiên Alibaba làm việc này. Năm 2015, thông qua công ty con Ant Financial, hãng đã đầu tư vào nền tảng thanh toán Paytm của Ấn Độ. Họ cũng dẫn đầu một nhóm đổ 500 triệu USD vào Snapdeal (Ấn Độ).

Dù vậy, Lazada hiện vẫn là thương vụ quốc tế lớn nhất của Alibaba đến nay.

2. Đông Nam Á là thị trường tăng trưởng nhanh với tầng lớp trung lưu phát triển mạnh

Đông Nam Á có dân số 618 triệu người. Tầng lớp trung lưu tại đây hiện còn khá nhỏ, khoảng 190 triệu người (thu nhập khả dụng 16-100 USD một ngày). Tuy nhiên, con số này được dự báo tăng lên 400 triệu năm 2020. Vì thế, thị trường của Lazada, cả về người mua và người bán, cũng sẽ tăng mạnh.

3. Lazada có khả năng bám trụ tốt

Tại mỗi quốc gia, Lazada có 6 website khác nhau. Họ hiện vẫn là hãng thương mại điện tử hàng đầu trong khu vực, dù không phải số một tại mỗi nước.

Theo báo cáo của Rocket, 6 tháng đầu năm 2015, người mua hàng trên Lazada chi 433 triệu USD, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước đó. Hãng ước tính giá trị số hàng đã bán trên website (GMV) năm ngoái là một tỷ USD. Họ cũng có 5,7 triệu khách hàng tích cực mỗi tháng, tăng gấp 4 lần so với giữa năm 2014.

Những con số này khá nhỏ nếu so với 2 nền tảng của Alibaba tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nó cũng là cho thấy tín hiệu tăng trưởng tại đây còn mạnh nữa, do Lazada đã có chỗ đứng trong khu vực.

Ban đầu, dịch vụ của Laazada tương tự Amazon, có hàng hóa và kho chứa riêng. Nhưng sau này, họ dần phát triển thành thị trường mở, với các tiểu thương và cả công ty lớn, bán hàng trực tiếp cho khách. Mô hình này lại tương tự Alibaba. Theo số liệu mới nhất, Lazada hiện có khoảng 27.000 người bán tại 6 quốc gia.

Dù vậy, Rocket Internet không phải làm gì cũng đúng. Sự thất bại của Easytaxi và một số dịch vụ khác đã cho thấy thị trường công nghệ Đông Nam Á khó khăn đến cỡ nào.

Nhưng nhìn chung, với Lazada, Rocket vẫn đang chiến đấu khá tốt.

4. Lazada từng trải với sự khó khăn tại Đông Nam Á

Lazada hiểu khá rõ các vấn đề của Đông Nam Á. Đó là chậm phát triển, sự phổ cập Internet và tốc độ mạng còn yếu, dân số cũng rải rác. Mỗi quốc gia có ngôn ngữ riêng, chính trị, luật pháp, văn hóa, thuế, cách thanh toán và giao hàng riêng. Và mỗi nơi đều đã có các đối thủ về thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ở nhiều nơi khá tệ, hay thậm chí không có. Việc này khiến hoạt động mua hàng online khá chậm trễ. Một số nơi còn chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền.

Những yếu tố này cho thấy rào cản thương mại điện tử tại đây khá lớn. Điều này lý giải vì sao rất ít hãng thương mại điện tử tại đây có thể bao phủ toàn khu vực. Phần lớn họ chỉ có thể kinh doanh trong nước, hoặc hợp tác để lấn sân một quốc gia hàng xóm có nhiều điểm tương đồng.

Một ví dụ điển hình cho sự thích nghi của Lazada là tại Indonesia. Ở đây, cơ sở hạ tầng khá yếu. Các công ty logistics trong nước cũng không thể theo kịp tốc độ tăng trưởng của Lazada. Đó là lý do hãng phải xây riêng trung tâm vận chuyển, phân phối tại đây với hàng trăm ôtô và xe máy. Chiến lược này cũng được họ áp dụng cho vài thị trường khác.

5. Mua lại dễ hơn là tự gây dựng

Tất cả những vấn đề trên khá xa lạ với Alibaba, do ở Trung Quốc dễ dàng hơn nhiều. Dù có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, Alibaba vẫn có thể tiếp cận chỉ qua một website hay ứng dụng điện thoại. Bên cạnh đó, hệ thống đường sắt và đường cao tốc khổng lồ tại Trung Quốc giúp việc chuyển hàng trở nên nhanh chóng hơn. Và ngành logicstics cạnh tranh cao trong nước cũng giúp giá dịch vụ giảm đáng kể.

Để gây dựng một mô hình như Laazada, Alibaba sẽ phải mất hàng tỷ USD, mà chưa chắc đã đánh bại được đối thủ. Vì thế, cách đơn giản và dễ dàng nhất chính là đổ vốn vào Lazada.

Sự xuất hiện của Alibaba cũng được ví như vị cứu tinh của Lazada trong thời điểm hãng này kẹt tiền. Theo Reuters, doanh thu 9 tháng đầu năm 2015 của Lazada tăng 81% lên 190 triệu USD. Số khách hàng tích cực cũng tăng gấp 3 lên 7,3 triệu USD. Tuy nhiên, khoản lỗ trước thuế và khấu hao lại lên tới 212,9 triệu USD, gấp đôi cùng kỳ năm trước đó.

TechCrunch thì trích lời một nguồn tin thân cận cho biết Lazada đến nay đã huy động được 700 triệu USD từ các nhà đầu tư. Nhưng số tiền đó đã bốc hơi hết do các khó khăn khi phải phục vụ 6 thị trường mới nổi khác nhau có lĩnh vực thương mại điện tử còn kém phát triển. Chi phí đã ăn mòn lợi nhuận của công ty, khiến các lãnh đạo đau đầu suốt năm 2015. Họ đã mất cả năm chỉ để loanh quanh tìm nhà đầu tư cho mình trong bối cảnh "cạn kiệt tiền mặt".

6. Giúp các công ty Trung Quốc tiếp cận thị trường Đông Nam Á

Thương vụ của Alibaba chắc chắn sẽ mở ra cơ hội cho các nhà buôn Trung Quốc bán hàng trên khắp Đông Nam Á. Và khi kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, người bán trên Taobao cũng như Tmall sẽ rất hào hứng với các thị trường mới này.

Hà Thu (tổng hợp)Đầu tuần này, đại gia thương mại điện tử Trung Quốc - Alibaba thông báo rót 1 tỷ USD vào Lazada - nền tảng mua sắm online được coi là Amazon Đông Nam Á. Theo đó, họ sẽ bỏ ra 500 triệu USD mua cổ phiếu mới phát hành của Lazada, và thêm 500 triệu để mua lại cổ phần từ các cổ đông trong Lazada.

Lazada được Rocket Internet (Đức) thành lập năm 2012. Cũng như nhiều dự án khác của họ, Lazada không nhắm tới một thị trường đã được khai phá, mà tập trung vào Đông Nam Á - khu vực có rất nhiều quốc gia tiềm năng.

Thị trường này vốn phân hóa khá rõ rệt. Singapore là quốc gia phát triển, rất dễ thành lập một doanh nghiệp thương mại điện tử. Tuy nhiên, các thị trường khác lại khó khăn. Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều có nền công nghệ sơ khai với nhiều vấn đề và rào cản.

Theo Tech in Asia, dưới đây là 6 lý do Alibaba muốn thâm nhập Đông Nam Á thông qua Lazada.

1. Hãng muốn mở rộng ra ngoài Trung Quốc

dang-sau-thuong-vu-ty-usd-alibaba-lazada
Lazada sẽ giúp Alibaba tiếp cận thị trường Đông Nam Á dễ dàng hơn. Ảnh: Soya Cincau
Alibaba hiện có 400 triệu người mua sắm thường xuyên mỗi năm trên hai website Taobao và Tmall tại Trung Quốc, theo báo cáo tài chính mới nhất của hãng. Con số này hơn gấp đôi đối thủ gần nhất trong nước - JD và bỏ xa website của Amazon tại đây.

Trung Quốc có tổng cộng 785 triệu người dùng Internet trên di động. Vì thế, sự thống trị của Alibaba là khá rõ ràng. Trong vài năm qua, Chủ tịch Alibaba - Jack Ma và nhóm của mình đã nghĩ ra rất nhiều cách, để thu hút cả những người ở vùng xa xôi hẻo lánh nước này dùng thương mại điện tử. Trong đó có cả xây trung tâm phân phối tại những nơi các công ty vận chuyển không có mặt. Năm 2003, khi mở ra Taobao, Jack Ma đã rất nhanh chóng đánh bật eBay Trung Quốc.

Tuy nhiên, thị trường này hiện đã bão hòa. Vì thế, mua lại Lazada sẽ giúp họ tiếp cận thị trường mới màu mỡ hơn. Đây không phải lần đầu tiên Alibaba làm việc này. Năm 2015, thông qua công ty con Ant Financial, hãng đã đầu tư vào nền tảng thanh toán Paytm của Ấn Độ. Họ cũng dẫn đầu một nhóm đổ 500 triệu USD vào Snapdeal (Ấn Độ).

Dù vậy, Lazada hiện vẫn là thương vụ quốc tế lớn nhất của Alibaba đến nay.

2. Đông Nam Á là thị trường tăng trưởng nhanh với tầng lớp trung lưu phát triển mạnh

Đông Nam Á có dân số 618 triệu người. Tầng lớp trung lưu tại đây hiện còn khá nhỏ, khoảng 190 triệu người (thu nhập khả dụng 16-100 USD một ngày). Tuy nhiên, con số này được dự báo tăng lên 400 triệu năm 2020. Vì thế, thị trường của Lazada, cả về người mua và người bán, cũng sẽ tăng mạnh.

3. Lazada có khả năng bám trụ tốt

Tại mỗi quốc gia, Lazada có 6 website khác nhau. Họ hiện vẫn là hãng thương mại điện tử hàng đầu trong khu vực, dù không phải số một tại mỗi nước.

Theo báo cáo của Rocket, 6 tháng đầu năm 2015, người mua hàng trên Lazada chi 433 triệu USD, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước đó. Hãng ước tính giá trị số hàng đã bán trên website (GMV) năm ngoái là một tỷ USD. Họ cũng có 5,7 triệu khách hàng tích cực mỗi tháng, tăng gấp 4 lần so với giữa năm 2014.

Những con số này khá nhỏ nếu so với 2 nền tảng của Alibaba tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nó cũng là cho thấy tín hiệu tăng trưởng tại đây còn mạnh nữa, do Lazada đã có chỗ đứng trong khu vực.

Ban đầu, dịch vụ của Laazada tương tự Amazon, có hàng hóa và kho chứa riêng. Nhưng sau này, họ dần phát triển thành thị trường mở, với các tiểu thương và cả công ty lớn, bán hàng trực tiếp cho khách. Mô hình này lại tương tự Alibaba. Theo số liệu mới nhất, Lazada hiện có khoảng 27.000 người bán tại 6 quốc gia.

Dù vậy, Rocket Internet không phải làm gì cũng đúng. Sự thất bại của Easytaxi và một số dịch vụ khác đã cho thấy thị trường công nghệ Đông Nam Á khó khăn đến cỡ nào.

Nhưng nhìn chung, với Lazada, Rocket vẫn đang chiến đấu khá tốt.

4. Lazada từng trải với sự khó khăn tại Đông Nam Á

Lazada hiểu khá rõ các vấn đề của Đông Nam Á. Đó là chậm phát triển, sự phổ cập Internet và tốc độ mạng còn yếu, dân số cũng rải rác. Mỗi quốc gia có ngôn ngữ riêng, chính trị, luật pháp, văn hóa, thuế, cách thanh toán và giao hàng riêng. Và mỗi nơi đều đã có các đối thủ về thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ở nhiều nơi khá tệ, hay thậm chí không có. Việc này khiến hoạt động mua hàng online khá chậm trễ. Một số nơi còn chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền.

Những yếu tố này cho thấy rào cản thương mại điện tử tại đây khá lớn. Điều này lý giải vì sao rất ít hãng thương mại điện tử tại đây có thể bao phủ toàn khu vực. Phần lớn họ chỉ có thể kinh doanh trong nước, hoặc hợp tác để lấn sân một quốc gia hàng xóm có nhiều điểm tương đồng.

Một ví dụ điển hình cho sự thích nghi của Lazada là tại Indonesia. Ở đây, cơ sở hạ tầng khá yếu. Các công ty logistics trong nước cũng không thể theo kịp tốc độ tăng trưởng của Lazada. Đó là lý do hãng phải xây riêng trung tâm vận chuyển, phân phối tại đây với hàng trăm ôtô và xe máy. Chiến lược này cũng được họ áp dụng cho vài thị trường khác.

5. Mua lại dễ hơn là tự gây dựng

Tất cả những vấn đề trên khá xa lạ với Alibaba, do ở Trung Quốc dễ dàng hơn nhiều. Dù có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, Alibaba vẫn có thể tiếp cận chỉ qua một website hay ứng dụng điện thoại. Bên cạnh đó, hệ thống đường sắt và đường cao tốc khổng lồ tại Trung Quốc giúp việc chuyển hàng trở nên nhanh chóng hơn. Và ngành logicstics cạnh tranh cao trong nước cũng giúp giá dịch vụ giảm đáng kể.

Để gây dựng một mô hình như Laazada, Alibaba sẽ phải mất hàng tỷ USD, mà chưa chắc đã đánh bại được đối thủ. Vì thế, cách đơn giản và dễ dàng nhất chính là đổ vốn vào Lazada.

Sự xuất hiện của Alibaba cũng được ví như vị cứu tinh của Lazada trong thời điểm hãng này kẹt tiền. Theo Reuters, doanh thu 9 tháng đầu năm 2015 của Lazada tăng 81% lên 190 triệu USD. Số khách hàng tích cực cũng tăng gấp 3 lên 7,3 triệu USD. Tuy nhiên, khoản lỗ trước thuế và khấu hao lại lên tới 212,9 triệu USD, gấp đôi cùng kỳ năm trước đó.

TechCrunch thì trích lời một nguồn tin thân cận cho biết Lazada đến nay đã huy động được 700 triệu USD từ các nhà đầu tư. Nhưng số tiền đó đã bốc hơi hết do các khó khăn khi phải phục vụ 6 thị trường mới nổi khác nhau có lĩnh vực thương mại điện tử còn kém phát triển. Chi phí đã ăn mòn lợi nhuận của công ty, khiến các lãnh đạo đau đầu suốt năm 2015. Họ đã mất cả năm chỉ để loanh quanh tìm nhà đầu tư cho mình trong bối cảnh "cạn kiệt tiền mặt".

6. Giúp các công ty Trung Quốc tiếp cận thị trường Đông Nam Á

Thương vụ của Alibaba chắc chắn sẽ mở ra cơ hội cho các nhà buôn Trung Quốc bán hàng trên khắp Đông Nam Á. Và khi kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, người bán trên Taobao cũng như Tmall sẽ rất hào hứng với các thị trường mới này.

Hà Thu (tổng hợp)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
20264
Số người truy cập:
9061177