Số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor cho biết, trong vòng 5 năm, từ 2010 đến 2015, sản lượng sữa tiêu thụ tại thị trường Việt Nam tăng gần 70%, từ mức 1,2 tỷ lít lên 2,1 tỷ lít. Con số này không chỉ giúp các nhà sản xuất sữa hài lòng, mà liên đới theo đó, ngành sản xuất vỏ hộp cũng ăn nên làm ra. Tetra Pak – một trong hai nhà cung cấp vỏ hộp giấy cho thực phẩm dạng lỏng lớn nhất Việt Nam cho biết, đã bán được 7,5 tỷ bao bì các loại với tổng dung tích khoảng 1,4 tỷ lít vào năm 2016. Chiếm phần lớn trong số bán ra chính là bao bì cho ngành sữa.
Ông Robert Graves - Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam xác nhận, Việt Nam đang nằm trong top 10 thị trường tiêu thụ sản lượng bao bì cao nhất của tập đoàn. Nếu tính theo dung tích, Việt Nam cũng nằm trong top 20.
Ông Robert Graves dự báo tiêu thụ sữa theo đầu người tại Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt mức 28 lít mỗi năm. Ảnh: Viễn Thông |
Mặc dù tăng trưởng nóng nhưng thực tế, mức tiêu thụ sữa tính trên đầu người tại Việt Nam hiện vẫn còn khá thấp, chỉ 22,7 lít mỗi người mỗi năm. Trong khi đó, còn số này tại các nước phát triển như Australia, Anh, Tây Ban Nha, Canada hay Mỹ đều cao hơn 4 đến 5 lần, dao động từ hơn 80 lít đến gần 120 lít một người mỗi năm. “Vào năm 2010, mức tiêu thụ sữa trên đầu người ở Việt Nam chỉ vào khoảng 15 lít một năm. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo rằng, vào năm 2020, mức tiêu thụ sữa trên đầu người sẽ tăng lên khoảng 28 lít”, ông Robert Graves nhận định.
Không chỉ uống sữa nhiều hơn, thói quen uống sữa thay đổi của người Việt cũng góp phần giúp Tetra Pak phất lên “như diều gặp gió”. Cụ thể, quy mô của thị trường sữa hiện vào khoảng 2,1 tỷ lít. Trong đó, sữa trắng đang có sản lượng gần 900 triệu lít. Hơn 90% sữa trắng được tiêu thụ ở dạng lỏng. Tuy nhiên, các loại sữa còn lại như sữa có hương vị, sữa dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì tỷ lệ tiêu thụ dạng bột vẫn khá cao.
“Sữa dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì dạng nước hiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong khi dạng bột còn chiếm tỷ lệ rất lớn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy xu hướng dùng sữa nước sẽ tăng vì người tiêu dùng đang tìm kiếm sự thuận tiện hơn, họ muốn mua sữa uống được ngay”, ông Robert Graves dự báo.
Từ chối tiết lộ con số cụ thể nhưng vị tổng giám đốc của Tetra Pak xác nhận mức tăng trưởng hai con số của tập đoàn này tại Việt Nam thời gian qua. Không chỉ ăn nên làm ra nhờ sữa, công ty này cho biết sẽ còn khấm khá nhờ sự phát triển tương đối nhanh của các nhóm ngành thực phẩm dạng lỏng khác, ví dụ như nước trái cây đóng hộp.
“Tình hình kinh doanh tại Việt Nam của chúng tôi tương đối thuận lợi. Tăng trưởng của công ty khá lạc quan nhờ sự hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất. Tiềm năng của thị trường này còn rất lớn. Tổng mức tiêu thụ của các loại thực phẩm dạng lỏng đóng gói ở Việt Nam đang vào khoảng 3,3 tỷ lít. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn mở rộng ngành hàng của mình và tìm kiếm cơ hội lớn hơn. Chính vì thế, chúng tôi quyết định xây nhà máy tại Việt Nam”, ông Robert Graves nói về lý do quyết định đầu tư 110 triệu đôla để khởi công xây nhà máy tại Bình Dương trong năm nay. Nhà máy dự kiến được hoàn thành vào năm 2019 với tổng công suất 20 tỷ vỏ hộp mỗi năm.
Trước đây, để cung cấp cho 21 khách hàng Việt Nam, bao gồm các công ty sữa, công ty nước hoa quả đóng hộp và công ty thực phẩm dạng lỏng khác, Tetra Pak phải nhập bao bì từ nhà máy Ấn Độ và Singapore. Dự kiến, sau khi hoàn thành, nhà máy tại Bình Dương không chỉ cung cấp cho khách hàng trong nước mà còn xuất khẩu trong khu vực châu Á.
“Chúng tôi đang có 42 nhà máy sản xuất trên toàn cầu. Khi nhà máy Việt Nam vận hành, nó sẽ nằm trong top 5 nhà máy lớn nhất của chúng tôi”, ông Robert Graves nhấn mạnh về quy mô của dự án.
Viễn ThôngSố liệu của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor cho biết, trong vòng 5 năm, từ 2010 đến 2015, sản lượng sữa tiêu thụ tại thị trường Việt Nam tăng gần 70%, từ mức 1,2 tỷ lít lên 2,1 tỷ lít. Con số này không chỉ giúp các nhà sản xuất sữa hài lòng, mà liên đới theo đó, ngành sản xuất vỏ hộp cũng ăn nên làm ra. Tetra Pak – một trong hai nhà cung cấp vỏ hộp giấy cho thực phẩm dạng lỏng lớn nhất Việt Nam cho biết, đã bán được 7,5 tỷ bao bì các loại với tổng dung tích khoảng 1,4 tỷ lít vào năm 2016. Chiếm phần lớn trong số bán ra chính là bao bì cho ngành sữa.
Ông Robert Graves - Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam xác nhận, Việt Nam đang nằm trong top 10 thị trường tiêu thụ sản lượng bao bì cao nhất của tập đoàn. Nếu tính theo dung tích, Việt Nam cũng nằm trong top 20.
dai-gia-vo-hop-an-nen-lam-ra-nho-thi-truong-sua-tang-nong
Ông Robert Graves dự báo tiêu thụ sữa theo đầu người tại Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt mức 28 lít mỗi năm. Ảnh: Viễn Thông
Mặc dù tăng trưởng nóng nhưng thực tế, mức tiêu thụ sữa tính trên đầu người tại Việt Nam hiện vẫn còn khá thấp, chỉ 22,7 lít mỗi người mỗi năm. Trong khi đó, còn số này tại các nước phát triển như Australia, Anh, Tây Ban Nha, Canada hay Mỹ đều cao hơn 4 đến 5 lần, dao động từ hơn 80 lít đến gần 120 lít một người mỗi năm. “Vào năm 2010, mức tiêu thụ sữa trên đầu người ở Việt Nam chỉ vào khoảng 15 lít một năm. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo rằng, vào năm 2020, mức tiêu thụ sữa trên đầu người sẽ tăng lên khoảng 28 lít”, ông Robert Graves nhận định.
Không chỉ uống sữa nhiều hơn, thói quen uống sữa thay đổi của người Việt cũng góp phần giúp Tetra Pak phất lên “như diều gặp gió”. Cụ thể, quy mô của thị trường sữa hiện vào khoảng 2,1 tỷ lít. Trong đó, sữa trắng đang có sản lượng gần 900 triệu lít. Hơn 90% sữa trắng được tiêu thụ ở dạng lỏng. Tuy nhiên, các loại sữa còn lại như sữa có hương vị, sữa dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì tỷ lệ tiêu thụ dạng bột vẫn khá cao.
“Sữa dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì dạng nước hiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong khi dạng bột còn chiếm tỷ lệ rất lớn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy xu hướng dùng sữa nước sẽ tăng vì người tiêu dùng đang tìm kiếm sự thuận tiện hơn, họ muốn mua sữa uống được ngay”, ông Robert Graves dự báo.
Từ chối tiết lộ con số cụ thể nhưng vị tổng giám đốc của Tetra Pak xác nhận mức tăng trưởng hai con số của tập đoàn này tại Việt Nam thời gian qua. Không chỉ ăn nên làm ra nhờ sữa, công ty này cho biết sẽ còn khấm khá nhờ sự phát triển tương đối nhanh của các nhóm ngành thực phẩm dạng lỏng khác, ví dụ như nước trái cây đóng hộp.
“Tình hình kinh doanh tại Việt Nam của chúng tôi tương đối thuận lợi. Tăng trưởng của công ty khá lạc quan nhờ sự hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất. Tiềm năng của thị trường này còn rất lớn. Tổng mức tiêu thụ của các loại thực phẩm dạng lỏng đóng gói ở Việt Nam đang vào khoảng 3,3 tỷ lít. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn mở rộng ngành hàng của mình và tìm kiếm cơ hội lớn hơn. Chính vì thế, chúng tôi quyết định xây nhà máy tại Việt Nam”, ông Robert Graves nói về lý do quyết định đầu tư 110 triệu đôla để khởi công xây nhà máy tại Bình Dương trong năm nay. Nhà máy dự kiến được hoàn thành vào năm 2019 với tổng công suất 20 tỷ vỏ hộp mỗi năm.
Trước đây, để cung cấp cho 21 khách hàng Việt Nam, bao gồm các công ty sữa, công ty nước hoa quả đóng hộp và công ty thực phẩm dạng lỏng khác, Tetra Pak phải nhập bao bì từ nhà máy Ấn Độ và Singapore. Dự kiến, sau khi hoàn thành, nhà máy tại Bình Dương không chỉ cung cấp cho khách hàng trong nước mà còn xuất khẩu trong khu vực châu Á.
“Chúng tôi đang có 42 nhà máy sản xuất trên toàn cầu. Khi nhà máy Việt Nam vận hành, nó sẽ nằm trong top 5 nhà máy lớn nhất của chúng tôi”, ông Robert Graves nhấn mạnh về quy mô của dự án.
Viễn Thông