Cuộc vờn đuổi giữa chiến hạm Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông

 

 
cuoc-von-duoi-giua-chien-ham-my-va-trung-quoc-tren-bien-dong

Tàu khu trục nhỏ Trung Quốc (phía xa) đeo bám tuần dương hạm Mỹ trên Biển Đông. Ảnh: NYTimes

Khi các thủy thủ của "đội Snoopie" nhận được cảnh báo và vào vị trí, họ nhìn thấy một tàu khu trục nhỏ của hải quân Trung Quốc xuất hiện ở đằng xa. Tàu Trung Quốc đi cùng chiều với tàu tuần dương Mỹ từ hướng đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều khiến họ chú ý hơn khi đó là một chiếc trực thăng bắt đầu cất cánh trên tàu Trung Quốc và đang hướng về chiến hạm Mỹ. Phóng viên Helene Cooper từ New York Times lúc này cũng có mặt trên tàu Chancellorsville và ghi lại toàn bộ diễn biến của cuộc chạm trán.

"Đây là chiến hạm của hải quân Mỹ đang tuần tra", thủy thủ Ensign Anthony Giancana nói qua điệm đàm, cố gắng để liên lạc với trực thăng. "Hãy chuyển sang tần số 121.5 hoặc 243". Thế nhưng, tất cả những gì họ nhận được chỉ là một sự im lặng đến kỳ lạ.

Thời gian cứ thế trôi qua, căng thẳng không ngừng gia tăng khi mà chiếc trực thăng từ tàu Trung Quốc vẫn không chịu trả lời. Nó bay lượn thành vòng tròn trên bầu trời trước khi quay đầu trở về nơi xuất phát. Lúc này, tàu khu trục nhỏ Trung Quốc vẫn phăm phăm tiến sát tới tàu tuần dương Mỹ. Nơi mũi tàu, thuyền trưởng Curt A. Renshaw phải gác lại thói quen thường nhật tắm vào buổi sáng của mình để nhanh chóng chạy lên đài chỉ huy họp bàn chớp nhoáng với các sĩ quan.

Ông Renshaw ngày hôm trước đã thông báo với toàn bộ thủy thủ đoàn rằng tàu Chancellorsville sẽ di chuyển qua quần đảo Trường Sa, đồng thời yêu cầu họ luôn trong tư thế sẵn sàng phản ứng và cảnh giác với các rắc rối có thể xảy ra. Ông đã lường trước được rằng tàu Trung Quốc sẽ xuất hiện bởi Bắc Kinh những tháng gần đây thường xuyên điều tàu bám đuôi chiến hạm Mỹ khi chúng đi vào khu vực Biển Đông.

Trên một bục gần ghế thuyền trưởng, cuốn sách "Tàu chiến của Jane" (Jane’s Fighting Ships) được mở tới trang 144 với dòng chữ "Tàu khu trục nhỏ Trung Quốc".

cuoc-von-duoi-giua-chien-ham-my-va-trung-quoc-tren-bien-dong-1

Ensign Anthony Giancana, 25 tuổi , đến từ Minneapolis, tìm kiếm hướng dẫn hàng hải trong một cuốn sách lúc tàu Chancellorsville của Mỹ chạm trán tàu Trung Quốc. Ảnh: NYTimes

"Anh từng bị bám buôi bao giờ chưa?", thuyền trưởng Renshaw hỏi Ensign Kristine Mun, sĩ quan hoa tiêu của tàu. Ông sau đó quay sang Ensign Niles Li, một sĩ quan biết nói tiếng Trung Quốc, thắc mắc vì sao trực thăng Trung Quốc từ chối phản hồi qua điện đàm.

Cuối cùng, khi tàu Trung Quốc chỉ còn cách chừng 10 km, và ai nấy đều nhìn thấy rõ nó bằng mắt thường, điện đàm trên tàu USS Chancellorsville mới vang lên một giọng nói bằng tiếng Anh.  "Chiến hạm hải quân Mỹ 62... Đây là chiến hạm Trung Quốc 575".

"Đây là chiến hạm hải quân Mỹ 62. Chào buổi sáng quý vị. Hôm nay quả là một ngày dễ chịu trên biển. Hết", tàu USS Chancellorsville trả lời nhưng không nhận được phản hồi nào. Họ lặp lại những gì vừa nói nhưng tiếp tục không được trả lời.

Thuyền trưởng Renshaw yêu cầu Ensign Li thay ông truyền đạt thông điệp qua bộ đàm. "Họ không thể giả vờ không biết tiếng Trung được", ông quả quyết.

"Chiến hạm Trung Quốc 575. Đây là chiến hạm Mỹ 62", Ensign Li nói bằng tiếng Trung. "Hôm nay đúng là một ngày nắng đẹp để đi biển, hết".

Thêm nhiều phút nữa trôi qua trong lặng im. Ensign Anthony Giancana bắt đầu cảm thấy sốt ruột. "Thật chẳng khác gì ngày khai giảng", anh nói bâng quơ. "Chúng ta đã hoàn thành bài huấn luyện mùa xuân rồi cơ mà".

Đột nhiên, điện đàm lại vang lên tiếng trả lời từ tàu Trung Quốc. "Chiến hạm Mỹ 62, đây là chiến hạm Trung Quốc 575. Thời tiết hôm nay khá tuyệt. Chúng tôi rất vui khi gặp quý vị trên biển".

"Đây là chiến hạm Mỹ 62. Thời tiết đúng là rất đẹp. Chúng tôi cũng vui khi được gặp quý vị, hết", Ensign Li đáp lại vẫn bằng tiếng Trung Quốc.

Sau màn dạo đầu, tàu Trung Quốc bắt tay vào việc chính và chuyển sang dùng tiếng Anh. "Quý vị đã rời cảng được bao lâu rồi? Hết", phía Trung Quốc hỏi.

Thuyền trưởng Renshaw lập tức lắc đầu. "Không, chúng ta sẽ không trả lời. Tôi không bao giờ hỏi một câu như thế", ông khẳng định.

"Chiến hạm hải quân Trung Quốc 575, đây là chiến hạm hải quân Mỹ 62. Chúng tôi không thảo luận về lịch trình của mình. Nhưng chúng tôi đang tận hưởng quãng thời gian trên biển, hết", Ensign Giancana đưa điện đàm lên và đáp.

cuoc-von-duoi-giua-chien-ham-my-va-trung-quoc-tren-bien-dong-2

Thủy thủ Ensign Giancana truyền thông điệp cho tàu Trung Quốc. Ảnh:NYTimes

Các cuộc đối thoại kiểu như vậy cứ thế tiếp diễn giữa hai con tàu chiến chất đầy tên lửa, ngư lôi và pháo hạng nặng. Để thử xem tàu Trung Quốc có thực sự đeo bám mình hay không, tàu Chancellorsville quyết định đánh lái. Sau đó, các sĩ quan đứng yên và tập trung nghe ngóng, quan sát.

"Nó cũng vừa chuyển hướng thưa ngài", một sĩ quan cấp dưới của Renshaw báo cáo. Chancellorsville từ đây chính thức bị bám đuôi.

"Chiến hạm hải quân Mỹ 62, đây là chiến hạm hải quân Trung Quốc 575. Các ngài vẫn sẽ tiếp tục hành trình dài ngày trên biển chứ? Hết", tàu Trung Quốc hỏi.

Câu hỏi trên cũng không được trả lời bởi làm vậy đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng Trung Quốc có quyền biết về lịch trình của tàu Chancellorsville, ông Renshaw giải thích. Đó không phải tự do hàng hải.

"Đây là chiến hạm hải quân Mỹ 62", thuyền trưởng Renshaw đáp. "Đã rõ, tất cả hành trình của chúng tôi đều ngắn bởi chúng tôi muốn tận hưởng thời gian trên biển, bất kể dù ở cách nhà bao xa. Hết".

"Chiến hạm hải quân Mỹ 62, đây là chiến hạm hải quân Trung Quốc 575", phía Trung Quốc thông báo. "Đã rõ, chúng tôi sẽ ở cạnh các ngài trong những ngày kế tiếp. Hết".

Sự việc trên xảy ra hôm 22/3. Sáng hôm sau, chiếc tàu khu trục nhỏ Trung Quốc được thay thế bằng một khu trục hạm thực thụ. Con tàu bám theo chiến hạm Mỹ cho tới tận lúc nó ra khỏi Biển Đông vào nửa đêm 25/3.

Xem thêm: Trên khoang tàu Chancellorsville tuần tra Biển Đông

Vũ Hoàng
cuoc-von-duoi-giua-chien-ham-my-va-trung-quoc-tren-bien-dong
Tàu khu trục nhỏ Trung Quốc (phía xa) đeo bám tuần dương hạm Mỹ trên Biển Đông. Ảnh: NYTimes
Khi các thủy thủ của "đội Snoopie" nhận được cảnh báo và vào vị trí, họ nhìn thấy một tàu khu trục nhỏ của hải quân Trung Quốc xuất hiện ở đằng xa. Tàu Trung Quốc đi cùng chiều với tàu tuần dương Mỹ từ hướng đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều khiến họ chú ý hơn khi đó là một chiếc trực thăng bắt đầu cất cánh trên tàu Trung Quốc và đang hướng về chiến hạm Mỹ. Phóng viên Helene Cooper từ New York Times lúc này cũng có mặt trên tàu Chancellorsville và ghi lại toàn bộ diễn biến của cuộc chạm trán.

"Đây là chiến hạm của hải quân Mỹ đang tuần tra", thủy thủ Ensign Anthony Giancana nói qua điệm đàm, cố gắng để liên lạc với trực thăng. "Hãy chuyển sang tần số 121.5 hoặc 243". Thế nhưng, tất cả những gì họ nhận được chỉ là một sự im lặng đến kỳ lạ.

Thời gian cứ thế trôi qua, căng thẳng không ngừng gia tăng khi mà chiếc trực thăng từ tàu Trung Quốc vẫn không chịu trả lời. Nó bay lượn thành vòng tròn trên bầu trời trước khi quay đầu trở về nơi xuất phát. Lúc này, tàu khu trục nhỏ Trung Quốc vẫn phăm phăm tiến sát tới tàu tuần dương Mỹ. Nơi mũi tàu, thuyền trưởng Curt A. Renshaw phải gác lại thói quen thường nhật tắm vào buổi sáng của mình để nhanh chóng chạy lên đài chỉ huy họp bàn chớp nhoáng với các sĩ quan.

Ông Renshaw ngày hôm trước đã thông báo với toàn bộ thủy thủ đoàn rằng tàu Chancellorsville sẽ di chuyển qua quần đảo Trường Sa, đồng thời yêu cầu họ luôn trong tư thế sẵn sàng phản ứng và cảnh giác với các rắc rối có thể xảy ra. Ông đã lường trước được rằng tàu Trung Quốc sẽ xuất hiện bởi Bắc Kinh những tháng gần đây thường xuyên điều tàu bám đuôi chiến hạm Mỹ khi chúng đi vào khu vực Biển Đông.

Trên một bục gần ghế thuyền trưởng, cuốn sách "Tàu chiến của Jane" (Jane’s Fighting Ships) được mở tới trang 144 với dòng chữ "Tàu khu trục nhỏ Trung Quốc".

cuoc-von-duoi-giua-chien-ham-my-va-trung-quoc-tren-bien-dong-1
Ensign Anthony Giancana, 25 tuổi , đến từ Minneapolis, tìm kiếm hướng dẫn hàng hải trong một cuốn sách lúc tàu Chancellorsville của Mỹ chạm trán tàu Trung Quốc. Ảnh: NYTimes
"Anh từng bị bám buôi bao giờ chưa?", thuyền trưởng Renshaw hỏi Ensign Kristine Mun, sĩ quan hoa tiêu của tàu. Ông sau đó quay sang Ensign Niles Li, một sĩ quan biết nói tiếng Trung Quốc, thắc mắc vì sao trực thăng Trung Quốc từ chối phản hồi qua điện đàm.

Cuối cùng, khi tàu Trung Quốc chỉ còn cách chừng 10 km, và ai nấy đều nhìn thấy rõ nó bằng mắt thường, điện đàm trên tàu USS Chancellorsville mới vang lên một giọng nói bằng tiếng Anh. "Chiến hạm hải quân Mỹ 62... Đây là chiến hạm Trung Quốc 575".

"Đây là chiến hạm hải quân Mỹ 62. Chào buổi sáng quý vị. Hôm nay quả là một ngày dễ chịu trên biển. Hết", tàu USS Chancellorsville trả lời nhưng không nhận được phản hồi nào. Họ lặp lại những gì vừa nói nhưng tiếp tục không được trả lời.

Thuyền trưởng Renshaw yêu cầu Ensign Li thay ông truyền đạt thông điệp qua bộ đàm. "Họ không thể giả vờ không biết tiếng Trung được", ông quả quyết.

"Chiến hạm Trung Quốc 575. Đây là chiến hạm Mỹ 62", Ensign Li nói bằng tiếng Trung. "Hôm nay đúng là một ngày nắng đẹp để đi biển, hết".

Thêm nhiều phút nữa trôi qua trong lặng im. Ensign Anthony Giancana bắt đầu cảm thấy sốt ruột. "Thật chẳng khác gì ngày khai giảng", anh nói bâng quơ. "Chúng ta đã hoàn thành bài huấn luyện mùa xuân rồi cơ mà".

Đột nhiên, điện đàm lại vang lên tiếng trả lời từ tàu Trung Quốc. "Chiến hạm Mỹ 62, đây là chiến hạm Trung Quốc 575. Thời tiết hôm nay khá tuyệt. Chúng tôi rất vui khi gặp quý vị trên biển".

"Đây là chiến hạm Mỹ 62. Thời tiết đúng là rất đẹp. Chúng tôi cũng vui khi được gặp quý vị, hết", Ensign Li đáp lại vẫn bằng tiếng Trung Quốc.

Sau màn dạo đầu, tàu Trung Quốc bắt tay vào việc chính và chuyển sang dùng tiếng Anh. "Quý vị đã rời cảng được bao lâu rồi? Hết", phía Trung Quốc hỏi.

Thuyền trưởng Renshaw lập tức lắc đầu. "Không, chúng ta sẽ không trả lời. Tôi không bao giờ hỏi một câu như thế", ông khẳng định.

"Chiến hạm hải quân Trung Quốc 575, đây là chiến hạm hải quân Mỹ 62. Chúng tôi không thảo luận về lịch trình của mình. Nhưng chúng tôi đang tận hưởng quãng thời gian trên biển, hết", Ensign Giancana đưa điện đàm lên và đáp.

cuoc-von-duoi-giua-chien-ham-my-va-trung-quoc-tren-bien-dong-2
Thủy thủ Ensign Giancana truyền thông điệp cho tàu Trung Quốc. Ảnh:NYTimes
Các cuộc đối thoại kiểu như vậy cứ thế tiếp diễn giữa hai con tàu chiến chất đầy tên lửa, ngư lôi và pháo hạng nặng. Để thử xem tàu Trung Quốc có thực sự đeo bám mình hay không, tàu Chancellorsville quyết định đánh lái. Sau đó, các sĩ quan đứng yên và tập trung nghe ngóng, quan sát.

"Nó cũng vừa chuyển hướng thưa ngài", một sĩ quan cấp dưới của Renshaw báo cáo. Chancellorsville từ đây chính thức bị bám đuôi.

"Chiến hạm hải quân Mỹ 62, đây là chiến hạm hải quân Trung Quốc 575. Các ngài vẫn sẽ tiếp tục hành trình dài ngày trên biển chứ? Hết", tàu Trung Quốc hỏi.

Câu hỏi trên cũng không được trả lời bởi làm vậy đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng Trung Quốc có quyền biết về lịch trình của tàu Chancellorsville, ông Renshaw giải thích. Đó không phải tự do hàng hải.

"Đây là chiến hạm hải quân Mỹ 62", thuyền trưởng Renshaw đáp. "Đã rõ, tất cả hành trình của chúng tôi đều ngắn bởi chúng tôi muốn tận hưởng thời gian trên biển, bất kể dù ở cách nhà bao xa. Hết".

"Chiến hạm hải quân Mỹ 62, đây là chiến hạm hải quân Trung Quốc 575", phía Trung Quốc thông báo. "Đã rõ, chúng tôi sẽ ở cạnh các ngài trong những ngày kế tiếp. Hết".

Sự việc trên xảy ra hôm 22/3. Sáng hôm sau, chiếc tàu khu trục nhỏ Trung Quốc được thay thế bằng một khu trục hạm thực thụ. Con tàu bám theo chiến hạm Mỹ cho tới tận lúc nó ra khỏi Biển Đông vào nửa đêm 25/3.

Xem thêm: Trên khoang tàu Chancellorsville tuần tra Biển Đông

Vũ Hoàng

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
38634
Số người truy cập:
9084477