Cuộc chiến ngầm của ngư dân Trung Quốc trên Biển Đông

 

 
cuoc-chien-ngam-cua-ngu-dan-trung-quoc-tren-bien-dong

Thuyền trưởng Chen Yuguo trên chiếc tàu cá của mình đậu tại cảng Đàm Môn, đảo Hải Nam, Trung Quốc, hôm 7/4. Ảnh: Washington Post

Những tuần vừa qua, căng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng ở Biển Đông liên tục leo thang khi lực lượng ngư dân nước này, được sự hỗ trợ của các tàu hải cảnh, không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, lấn sang cả những vùng biển gần bờ các nước khác.

Đây thực chất chỉ là một động thái nhỏ trong chiến lược dài hơi mà Trung Quốc theo đuổi nhằm mở rộng ngư trường cũng như thể hiện sức mạnh thống trị trên biển của mình, theo Washington Post.

"Chính quyền Trung Quốc coi ngư dân và tàu cá như những công cụ quan trọng để tăng cường hiện diện đồng thời củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý tại những vùng biển tranh chấp", Zhang Hongzhou, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận xét.

"Ngư dân của họ xuất hiện ngày càng nhiều tại những vùng tranh chấp ở Biển Đông", ông nói. "Các sự cố xảy ra trong quá trình đánh bắt cá thậm chí còn có thể làm bùng phát những xung đột về ngoại giao và an ninh lớn hơn rất nhiều".

Chen Yuguo là thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc. Con tàu vừa trải qua chuyến đánh bắt kéo dài 6 tuần tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đang được sửa chữa, bảo dưỡng tại một cảng cá trên đảo Hải Nam.

Bức chân dung cựu chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông được treo ở vị trí trang trọng trong khoang lái, phía sau lưng Chen, cùng với đó là một hệ thống định vị vệ tinh khá đắt tiền mà chính phủ cấp cho ông. Chen cho hay sản lượng khai thác ở Trường Sa tốt hơn nhiều so với những vùng nước ven bờ đã cạn kiệt tài nguyên của Trung Quốc. Nhưng ngoài lợi ích kinh tế, Chen nhấn mạnh, ông đến đây còn để thực hiện cái gọi là "nghĩa vụ với đất nước".

Cuộc chiến ngầm

cuoc-chien-ngam-cua-ngu-dan-trung-quoc-tren-bien-dong-1

Một ngư dân Trung Quốc đang làm công việc bảo trì tàu cá tại cảng Đàm Môn. Ảnh: Washington Post

Giới phân tích cảnh báo những cuộc chiến giành nguồn lợi thủy sản, vốn hay bị bỏ qua khi xem xét các yếu tố gây bất ổn ở Biển Đông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột và rủi ro không thể lường trước.

Hồi cuối tháng ba, Malaysia phát hiện khoảng 100 tàu cá Trung Quốc, được một tàu hải cảnh hộ tống, xâm phạm vùng biển nước này. Họ đến gần bãi cạn Luconia, nơi nằm cách đảo Borneo của Malaysia khoảng 100 hải lý nhưng cách đảo Hải Nam, Trung Quốc, tới 800 hải lý.

Chính quyền Indonesia hôm 19/3 bắt giữ một tàu Trung Quốc đang đánh cá trái phép gần quần đảo Natuna, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước nàyNhưng khi tàu cá Trung Quốc bị tàu Indonesia kéo đi, một tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận và va vào tàu cá, nhằm đưa nó trở lại vùng biển quốc tế. Indonesia sau đó quyết định bỏ tàu cá lại.

Jakarta tỏ ra bất bình trước vụ việc. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hai ngày sau gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta để "thể hiện sự phản đối mạnh mẽ" hành động của Trung Quốc. Giới chức quốc phòng Indonesia tuyên bố sẽ triển khai những tàu hải quân lớn hơn để bảo vệ các tàu tuần tra của mình, thậm chí cân nhắc điều cả chiến đấu cơ F-16 tới quần đảo Natuna để xua đuổi "kẻ trộm".

Bộ Ngoại giao Bắc Kinh trong khi đó vẫn khăng khăng cho rằng tàu cá hoạt động trong cái gọi là "ngư trường truyền thống" của Trung Quốc, bất chấp thực tế là vụ việc xảy ra ở vùng biển cách nước này đến hơn 900 hải lý.

Chuyên gia nhận định, Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng để tạo ra những "sự đã rồi" trên Biển Đông hòng củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý. Mở rộng ngư trường đánh bắt cá cũng là một nước cờ nhằm hiện thực hóa ý đồ trên.

Sau tàu cá sẽ là sự xuất hiện của tàu hải cảnh, tiếp đến là cải tạo đất trái phép rồi cuối cùng là quân sự hóa và kiểm soát hoàn toàn, ông Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, Australia, bình luận.

"Tôi gọi chiến lược này là 'đánh bắt, bảo vệ, chiếm đoạt và kiểm soát'", ông nói.

Trung Quốc liên tục cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông nhưng bản thân Bắc Kinh cũng theo đuổi một chiến lược riêng nhằm thống trị vùng Tây Thái Bình Dương và đẩy Washington ra khỏi khu vực, ông Dupont đánh giá. Tuy nhiên, chính sách "cơ hội" này đang phản chủ, khiến Trung Quốc trở thành đối thủ chung của rất nhiều nước.

Bên cạnh đó, theo ông Zhang và Dupont, lợi ích kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng đằng sau chiến lược mở rộng ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc. Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) tính toán mức tiêu thụ cá bình quân trên đầu người của Trung Quốc năm 2010 xấp xỉ 36 kg, gấp đôi mức trung bình toàn cầu, và vẫn tiếp tục tăng khoảng 8%/năm. Ngành công nghiệp thủy hải sản cung cấp khoảng 15 triệu việc làm.

Vậy nên, Trung Quốc đang thực thi hàng loạt chính sách nhằm đẩy ngư dân ra xa bờ. Họ trợ giá nhiên liệu cho ngư dân, đặc biệt đối với những tàu cá đánh bắt ở Trường Sa. Chính quyền tỉnh Hải Nam còn hỗ trợ người dân xây dựng những tàu đánh cá vỏ thép cỡ lớn, trang bị gần như miễn phí hệ thống định vị vệ tinh đắt tiền cho khoảng 50.000 tàu. Với thiết bị này, ngư dân Trung Quốc có thể dễ dàng truyền tín hiệu cầu cứu khẩn cấp tới các tàu hải cảnh bất cứ khi nào họ gặp rắc rối.

Nhiều ngư dân cho hay nhà chức trách còn thường xuyên tổ chức các chuyến đi trái phép tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là vào thời điểm căng thẳng tăng cao. Những hành trình kiểu như vậy luôn có sự xuất hiện của các tàu hải cảnh hộ tống.

Hiểm họa

cuoc-chien-ngam-cua-ngu-dan-trung-quoc-tren-bien-dong-2

Nếu lạm dụng lực lượng dân quân biển, Trung Quốc rất có thể sẽ vướng vào những rắc rối lớn. Ảnh minh họa: AFP

Lực lượng đáng chú ý hơn cả giúp Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng quyền lực ở Biển Đông là những nhóm mà họ gọi là "dân quân biển". Thành phần tham gia lực lượng này chủ yếu là dân thường nhưng được huấn luyện sử dụng vũ khí hạng nhẹ.

Bên cạnh đánh cá, các tàu dân quân biển còn có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng tới các bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hồi tháng 10 năm ngoái, tàu khu trục USS Lasen tiến hành hoạt động tự do hàng hải gần bãi đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa. Hải quân Trung Quốc khi ấy giữ một khoảng cách an toàn với tàu Mỹ nhưng các tàu cá và tàu buôn của nước này lại liên tục tiếp cận gần, có lúc vượt qua cả mũi tàu USS Lasen. Theo các chuyên gia, những tàu cá và tàu buôn nói trên nhiều khả năng đều do thành viên của lực lượng dân quân biển điều khiển.

Song, giới quan sát nhận định, nếu lạm dụng lực lượng dân quân biển, Trung Quốc rất có thể sẽ phải vướng vào những rắc rối lớn.

"Chính sách này của Trung Quốc quá rủi ro", Rodger Baker, nhà phân tích hàng đầu từ tổ chức tình báo toàn cầu Stratfor, bình luận. "Tàu ngư dân chỉ nên đến nơi nào có cá, sò hay cua. Khi bạn thúc giục họ với những luận điệu liên quan đến vấn đề chủ quyền hay chủ nghĩa yêu nước, các thuyền trưởng tàu cá lúc này sẽ hình thành một tâm niệm rằng họ luôn có thể hành động mạo hiểm, bởi họ biết trước sau gì họ cũng sẽ được giải cứu. Họ biết rằng mình có thể vượt quá các giới hạn".

Điều này đồng nghĩa nhiều cuộc khủng hoảng hơn nữa xảy ra tại những vùng biển tranh chấp là một tương lai gần như không thể tránh khỏi, ông Baker nhấn mạnh.

Xem thêm: 'Ngư dân xanh' Trung Quốc - hiểm họa trên Biển Đông

Vũ Hoàng
cuoc-chien-ngam-cua-ngu-dan-trung-quoc-tren-bien-dong
Thuyền trưởng Chen Yuguo trên chiếc tàu cá của mình đậu tại cảng Đàm Môn, đảo Hải Nam, Trung Quốc, hôm 7/4. Ảnh: Washington Post
Những tuần vừa qua, căng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng ở Biển Đông liên tục leo thang khi lực lượng ngư dân nước này, được sự hỗ trợ của các tàu hải cảnh, không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, lấn sang cả những vùng biển gần bờ các nước khác.

Đây thực chất chỉ là một động thái nhỏ trong chiến lược dài hơi mà Trung Quốc theo đuổi nhằm mở rộng ngư trường cũng như thể hiện sức mạnh thống trị trên biển của mình, theo Washington Post.

"Chính quyền Trung Quốc coi ngư dân và tàu cá như những công cụ quan trọng để tăng cường hiện diện đồng thời củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý tại những vùng biển tranh chấp", Zhang Hongzhou, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận xét.

"Ngư dân của họ xuất hiện ngày càng nhiều tại những vùng tranh chấp ở Biển Đông", ông nói. "Các sự cố xảy ra trong quá trình đánh bắt cá thậm chí còn có thể làm bùng phát những xung đột về ngoại giao và an ninh lớn hơn rất nhiều".

Chen Yuguo là thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc. Con tàu vừa trải qua chuyến đánh bắt kéo dài 6 tuần tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đang được sửa chữa, bảo dưỡng tại một cảng cá trên đảo Hải Nam.

Bức chân dung cựu chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông được treo ở vị trí trang trọng trong khoang lái, phía sau lưng Chen, cùng với đó là một hệ thống định vị vệ tinh khá đắt tiền mà chính phủ cấp cho ông. Chen cho hay sản lượng khai thác ở Trường Sa tốt hơn nhiều so với những vùng nước ven bờ đã cạn kiệt tài nguyên của Trung Quốc. Nhưng ngoài lợi ích kinh tế, Chen nhấn mạnh, ông đến đây còn để thực hiện cái gọi là "nghĩa vụ với đất nước".

Cuộc chiến ngầm

cuoc-chien-ngam-cua-ngu-dan-trung-quoc-tren-bien-dong-1
Một ngư dân Trung Quốc đang làm công việc bảo trì tàu cá tại cảng Đàm Môn. Ảnh: Washington Post
Giới phân tích cảnh báo những cuộc chiến giành nguồn lợi thủy sản, vốn hay bị bỏ qua khi xem xét các yếu tố gây bất ổn ở Biển Đông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột và rủi ro không thể lường trước.

Hồi cuối tháng ba, Malaysia phát hiện khoảng 100 tàu cá Trung Quốc, được một tàu hải cảnh hộ tống, xâm phạm vùng biển nước này. Họ đến gần bãi cạn Luconia, nơi nằm cách đảo Borneo của Malaysia khoảng 100 hải lý nhưng cách đảo Hải Nam, Trung Quốc, tới 800 hải lý.

Chính quyền Indonesia hôm 19/3 bắt giữ một tàu Trung Quốc đang đánh cá trái phép gần quần đảo Natuna, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Nhưng khi tàu cá Trung Quốc bị tàu Indonesia kéo đi, một tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận và va vào tàu cá, nhằm đưa nó trở lại vùng biển quốc tế. Indonesia sau đó quyết định bỏ tàu cá lại.

Jakarta tỏ ra bất bình trước vụ việc. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hai ngày sau gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta để "thể hiện sự phản đối mạnh mẽ" hành động của Trung Quốc. Giới chức quốc phòng Indonesia tuyên bố sẽ triển khai những tàu hải quân lớn hơn để bảo vệ các tàu tuần tra của mình, thậm chí cân nhắc điều cả chiến đấu cơ F-16 tới quần đảo Natuna để xua đuổi "kẻ trộm".

Bộ Ngoại giao Bắc Kinh trong khi đó vẫn khăng khăng cho rằng tàu cá hoạt động trong cái gọi là "ngư trường truyền thống" của Trung Quốc, bất chấp thực tế là vụ việc xảy ra ở vùng biển cách nước này đến hơn 900 hải lý.

Chuyên gia nhận định, Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng để tạo ra những "sự đã rồi" trên Biển Đông hòng củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý. Mở rộng ngư trường đánh bắt cá cũng là một nước cờ nhằm hiện thực hóa ý đồ trên.

Sau tàu cá sẽ là sự xuất hiện của tàu hải cảnh, tiếp đến là cải tạo đất trái phép rồi cuối cùng là quân sự hóa và kiểm soát hoàn toàn, ông Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, Australia, bình luận.

"Tôi gọi chiến lược này là 'đánh bắt, bảo vệ, chiếm đoạt và kiểm soát'", ông nói.

Trung Quốc liên tục cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông nhưng bản thân Bắc Kinh cũng theo đuổi một chiến lược riêng nhằm thống trị vùng Tây Thái Bình Dương và đẩy Washington ra khỏi khu vực, ông Dupont đánh giá. Tuy nhiên, chính sách "cơ hội" này đang phản chủ, khiến Trung Quốc trở thành đối thủ chung của rất nhiều nước.

Bên cạnh đó, theo ông Zhang và Dupont, lợi ích kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng đằng sau chiến lược mở rộng ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc. Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) tính toán mức tiêu thụ cá bình quân trên đầu người của Trung Quốc năm 2010 xấp xỉ 36 kg, gấp đôi mức trung bình toàn cầu, và vẫn tiếp tục tăng khoảng 8%/năm. Ngành công nghiệp thủy hải sản cung cấp khoảng 15 triệu việc làm.

Vậy nên, Trung Quốc đang thực thi hàng loạt chính sách nhằm đẩy ngư dân ra xa bờ. Họ trợ giá nhiên liệu cho ngư dân, đặc biệt đối với những tàu cá đánh bắt ở Trường Sa. Chính quyền tỉnh Hải Nam còn hỗ trợ người dân xây dựng những tàu đánh cá vỏ thép cỡ lớn, trang bị gần như miễn phí hệ thống định vị vệ tinh đắt tiền cho khoảng 50.000 tàu. Với thiết bị này, ngư dân Trung Quốc có thể dễ dàng truyền tín hiệu cầu cứu khẩn cấp tới các tàu hải cảnh bất cứ khi nào họ gặp rắc rối.

Nhiều ngư dân cho hay nhà chức trách còn thường xuyên tổ chức các chuyến đi trái phép tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là vào thời điểm căng thẳng tăng cao. Những hành trình kiểu như vậy luôn có sự xuất hiện của các tàu hải cảnh hộ tống.

Hiểm họa

cuoc-chien-ngam-cua-ngu-dan-trung-quoc-tren-bien-dong-2
Nếu lạm dụng lực lượng dân quân biển, Trung Quốc rất có thể sẽ vướng vào những rắc rối lớn. Ảnh minh họa: AFP
Lực lượng đáng chú ý hơn cả giúp Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng quyền lực ở Biển Đông là những nhóm mà họ gọi là "dân quân biển". Thành phần tham gia lực lượng này chủ yếu là dân thường nhưng được huấn luyện sử dụng vũ khí hạng nhẹ.

Bên cạnh đánh cá, các tàu dân quân biển còn có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng tới các bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hồi tháng 10 năm ngoái, tàu khu trục USS Lasen tiến hành hoạt động tự do hàng hải gần bãi đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa. Hải quân Trung Quốc khi ấy giữ một khoảng cách an toàn với tàu Mỹ nhưng các tàu cá và tàu buôn của nước này lại liên tục tiếp cận gần, có lúc vượt qua cả mũi tàu USS Lasen. Theo các chuyên gia, những tàu cá và tàu buôn nói trên nhiều khả năng đều do thành viên của lực lượng dân quân biển điều khiển.

Song, giới quan sát nhận định, nếu lạm dụng lực lượng dân quân biển, Trung Quốc rất có thể sẽ phải vướng vào những rắc rối lớn.

"Chính sách này của Trung Quốc quá rủi ro", Rodger Baker, nhà phân tích hàng đầu từ tổ chức tình báo toàn cầu Stratfor, bình luận. "Tàu ngư dân chỉ nên đến nơi nào có cá, sò hay cua. Khi bạn thúc giục họ với những luận điệu liên quan đến vấn đề chủ quyền hay chủ nghĩa yêu nước, các thuyền trưởng tàu cá lúc này sẽ hình thành một tâm niệm rằng họ luôn có thể hành động mạo hiểm, bởi họ biết trước sau gì họ cũng sẽ được giải cứu. Họ biết rằng mình có thể vượt quá các giới hạn".

Điều này đồng nghĩa nhiều cuộc khủng hoảng hơn nữa xảy ra tại những vùng biển tranh chấp là một tương lai gần như không thể tránh khỏi, ông Baker nhấn mạnh.

Xem thêm: 'Ngư dân xanh' Trung Quốc - hiểm họa trên Biển Đông

Vũ Hoàng
cuoc-chien-ngam-cua-ngu-dan-trung-quoc-tren-bien-dong
Thuyền trưởng Chen Yuguo trên chiếc tàu cá của mình đậu tại cảng Đàm Môn, đảo Hải Nam, Trung Quốc, hôm 7/4. Ảnh: Washington Post
Những tuần vừa qua, căng thẳng giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng ở Biển Đông liên tục leo thang khi lực lượng ngư dân nước này, được sự hỗ trợ của các tàu hải cảnh, không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, lấn sang cả những vùng biển gần bờ các nước khác.

Đây thực chất chỉ là một động thái nhỏ trong chiến lược dài hơi mà Trung Quốc theo đuổi nhằm mở rộng ngư trường cũng như thể hiện sức mạnh thống trị trên biển của mình, theo Washington Post.

"Chính quyền Trung Quốc coi ngư dân và tàu cá như những công cụ quan trọng để tăng cường hiện diện đồng thời củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý tại những vùng biển tranh chấp", Zhang Hongzhou, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận xét.

"Ngư dân của họ xuất hiện ngày càng nhiều tại những vùng tranh chấp ở Biển Đông", ông nói. "Các sự cố xảy ra trong quá trình đánh bắt cá thậm chí còn có thể làm bùng phát những xung đột về ngoại giao và an ninh lớn hơn rất nhiều".

Chen Yuguo là thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc. Con tàu vừa trải qua chuyến đánh bắt kéo dài 6 tuần tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đang được sửa chữa, bảo dưỡng tại một cảng cá trên đảo Hải Nam.

Bức chân dung cựu chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông được treo ở vị trí trang trọng trong khoang lái, phía sau lưng Chen, cùng với đó là một hệ thống định vị vệ tinh khá đắt tiền mà chính phủ cấp cho ông. Chen cho hay sản lượng khai thác ở Trường Sa tốt hơn nhiều so với những vùng nước ven bờ đã cạn kiệt tài nguyên của Trung Quốc. Nhưng ngoài lợi ích kinh tế, Chen nhấn mạnh, ông đến đây còn để thực hiện cái gọi là "nghĩa vụ với đất nước".

Cuộc chiến ngầm

cuoc-chien-ngam-cua-ngu-dan-trung-quoc-tren-bien-dong-1
Một ngư dân Trung Quốc đang làm công việc bảo trì tàu cá tại cảng Đàm Môn. Ảnh: Washington Post
Giới phân tích cảnh báo những cuộc chiến giành nguồn lợi thủy sản, vốn hay bị bỏ qua khi xem xét các yếu tố gây bất ổn ở Biển Đông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột và rủi ro không thể lường trước.

Hồi cuối tháng ba, Malaysia phát hiện khoảng 100 tàu cá Trung Quốc, được một tàu hải cảnh hộ tống, xâm phạm vùng biển nước này. Họ đến gần bãi cạn Luconia, nơi nằm cách đảo Borneo của Malaysia khoảng 100 hải lý nhưng cách đảo Hải Nam, Trung Quốc, tới 800 hải lý.

Chính quyền Indonesia hôm 19/3 bắt giữ một tàu Trung Quốc đang đánh cá trái phép gần quần đảo Natuna, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Nhưng khi tàu cá Trung Quốc bị tàu Indonesia kéo đi, một tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận và va vào tàu cá, nhằm đưa nó trở lại vùng biển quốc tế. Indonesia sau đó quyết định bỏ tàu cá lại.

Jakarta tỏ ra bất bình trước vụ việc. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hai ngày sau gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta để "thể hiện sự phản đối mạnh mẽ" hành động của Trung Quốc. Giới chức quốc phòng Indonesia tuyên bố sẽ triển khai những tàu hải quân lớn hơn để bảo vệ các tàu tuần tra của mình, thậm chí cân nhắc điều cả chiến đấu cơ F-16 tới quần đảo Natuna để xua đuổi "kẻ trộm".

Bộ Ngoại giao Bắc Kinh trong khi đó vẫn khăng khăng cho rằng tàu cá hoạt động trong cái gọi là "ngư trường truyền thống" của Trung Quốc, bất chấp thực tế là vụ việc xảy ra ở vùng biển cách nước này đến hơn 900 hải lý.

Chuyên gia nhận định, Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng để tạo ra những "sự đã rồi" trên Biển Đông hòng củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý. Mở rộng ngư trường đánh bắt cá cũng là một nước cờ nhằm hiện thực hóa ý đồ trên.

Sau tàu cá sẽ là sự xuất hiện của tàu hải cảnh, tiếp đến là cải tạo đất trái phép rồi cuối cùng là quân sự hóa và kiểm soát hoàn toàn, ông Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, Australia, bình luận.

"Tôi gọi chiến lược này là 'đánh bắt, bảo vệ, chiếm đoạt và kiểm soát'", ông nói.

Trung Quốc liên tục cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông nhưng bản thân Bắc Kinh cũng theo đuổi một chiến lược riêng nhằm thống trị vùng Tây Thái Bình Dương và đẩy Washington ra khỏi khu vực, ông Dupont đánh giá. Tuy nhiên, chính sách "cơ hội" này đang phản chủ, khiến Trung Quốc trở thành đối thủ chung của rất nhiều nước.

Bên cạnh đó, theo ông Zhang và Dupont, lợi ích kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng đằng sau chiến lược mở rộng ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc. Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) tính toán mức tiêu thụ cá bình quân trên đầu người của Trung Quốc năm 2010 xấp xỉ 36 kg, gấp đôi mức trung bình toàn cầu, và vẫn tiếp tục tăng khoảng 8%/năm. Ngành công nghiệp thủy hải sản cung cấp khoảng 15 triệu việc làm.

Vậy nên, Trung Quốc đang thực thi hàng loạt chính sách nhằm đẩy ngư dân ra xa bờ. Họ trợ giá nhiên liệu cho ngư dân, đặc biệt đối với những tàu cá đánh bắt ở Trường Sa. Chính quyền tỉnh Hải Nam còn hỗ trợ người dân xây dựng những tàu đánh cá vỏ thép cỡ lớn, trang bị gần như miễn phí hệ thống định vị vệ tinh đắt tiền cho khoảng 50.000 tàu. Với thiết bị này, ngư dân Trung Quốc có thể dễ dàng truyền tín hiệu cầu cứu khẩn cấp tới các tàu hải cảnh bất cứ khi nào họ gặp rắc rối.

Nhiều ngư dân cho hay nhà chức trách còn thường xuyên tổ chức các chuyến đi trái phép tới quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đặc biệt là vào thời điểm căng thẳng tăng cao. Những hành trình kiểu như vậy luôn có sự xuất hiện của các tàu hải cảnh hộ tống.

Hiểm họa

cuoc-chien-ngam-cua-ngu-dan-trung-quoc-tren-bien-dong-2
Nếu lạm dụng lực lượng dân quân biển, Trung Quốc rất có thể sẽ vướng vào những rắc rối lớn. Ảnh minh họa: AFP
Lực lượng đáng chú ý hơn cả giúp Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng quyền lực ở Biển Đông là những nhóm mà họ gọi là "dân quân biển". Thành phần tham gia lực lượng này chủ yếu là dân thường nhưng được huấn luyện sử dụng vũ khí hạng nhẹ.

Bên cạnh đánh cá, các tàu dân quân biển còn có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu xây dựng tới các bãi đá mà Trung Quốc đang cải tạo phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hồi tháng 10 năm ngoái, tàu khu trục USS Lasen tiến hành hoạt động tự do hàng hải gần bãi đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa. Hải quân Trung Quốc khi ấy giữ một khoảng cách an toàn với tàu Mỹ nhưng các tàu cá và tàu buôn của nước này lại liên tục tiếp cận gần, có lúc vượt qua cả mũi tàu USS Lasen. Theo các chuyên gia, những tàu cá và tàu buôn nói trên nhiều khả năng đều do thành viên của lực lượng dân quân biển điều khiển.

Song, giới quan sát nhận định, nếu lạm dụng lực lượng dân quân biển, Trung Quốc rất có thể sẽ phải vướng vào những rắc rối lớn.

"Chính sách này của Trung Quốc quá rủi ro", Rodger Baker, nhà phân tích hàng đầu từ tổ chức tình báo toàn cầu Stratfor, bình luận. "Tàu ngư dân chỉ nên đến nơi nào có cá, sò hay cua. Khi bạn thúc giục họ với những luận điệu liên quan đến vấn đề chủ quyền hay chủ nghĩa yêu nước, các thuyền trưởng tàu cá lúc này sẽ hình thành một tâm niệm rằng họ luôn có thể hành động mạo hiểm, bởi họ biết trước sau gì họ cũng sẽ được giải cứu. Họ biết rằng mình có thể vượt quá các giới hạn".

Điều này đồng nghĩa nhiều cuộc khủng hoảng hơn nữa xảy ra tại những vùng biển tranh chấp là một tương lai gần như không thể tránh khỏi, ông Baker nhấn mạnh.

Xem thêm: 'Ngư dân xanh' Trung Quốc - hiểm họa trên Biển Đông

Vũ Hoàng

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
33603
Số người truy cập:
9077167