Cuối tuần qua, Kingsman: The Golden Circle ra mắt ở Bắc Mỹ với doanh thu 39 triệu USD. Một trong những tình tiết được khán giả quan tâm nhất là sự hồi sinh của nhân vật Harry (mật danh Gallahad) do Colin Firth thủ vai. Vai diễn điệp viên trong loạt phim Kingsman đánh dấu bước chuyển của tài tử kỳ cựu nước Anh. Từ một diễn viên hàn lâm, chuyên đóng các vai tâm lý, anh bất ngờ gây ấn tượng khi hóa thân một người hùng hành động với nhiều cảnh chiến đấu khốc liệt.
Năm 1987, trên tạp chí The Face, cây bút Elissa Van Poznak gọi chung các tài tử Gary Oldman, Tim Roth, Daniel Day-Lewis và Colin Firth là nhóm "Brit Pack" - những gương mặt trẻ tài năng của điện ảnh Anh. Sau ba thập niên, họ đều trở thành ngôi sao gạo cội.
Colin Firth là một thành công điển hình khi vừa cân bằng được yếu tố nghệ thuật vừa là một ngôi sao phòng vé với tổng doanh thu các phim lên tới hơn ba tỷ USD. Vai diễn truyền cảm hứng cho tài tử sinh năm 1960 là nhân vật của Paul Scofield trong A Man for All Seasons (1966): "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự chân thực đến vậy trong diễn xuất, tới mức tôi nhận ra một sự mâu thuẫn kỳ diệu: diễn xuất là giả vờ, nhưng làm cách nào một diễn viên lại có thể giả vờ sự thật giỏi đến dường ấy?".
Sự khao khát tái hiện những điều kỳ diệu như Scofield khiến Firth đăng ký tập diễn xuất từ năm lên 10 tuổi và tới năm 14 tuổi, anh quyết tâm trở thành diễn viên chuyên nghiệp.
Hình ảnh lịch lãm của Colin Firth. |
Giống nhiều đồng nghiệp, Firth bắt đầu sự nghiệp với các vở kịch của Shakespeare trước khi đóng phim. Bước ngoặt của anh trên màn ảnh là vai nhà quý tộc kiêu hãnh Darcy trong series Pride and Prejudice. Lúc đầu, diễn viên bị nghi ngại bởi ngoại hình chưa đủ hấp dẫn. Thậm chí, em trai anh còn giễu cợt: “Em tưởng vai đó phải dành cho người quyến rũ cơ mà”.
Tuy nhiên, thần thái của Firth nhanh chóng chinh phục người hâm mộ. Sau khi Pride and Prejudice phát sóng, Firth trở thành thần tượng của nhiều phụ nữ. Anh từng chia sẻ có một fan nữ 103 tuổi thường xuyên xem series tới mức các bác sĩ phải khuyên nên hạn chế bớt.
Sau thành công này, Firth góp mặt trong những dự án nổi tiếng khác như The English Patient (1996), Shakespeare in Love (1998) và Bridget Jones’s Diary(2001). Trong phim về tiểu thư Jones, Firth gây chú ý khi thủ vai một nhân vật có tên Darcy và cạnh tranh với anh chàng Daniel (Hugh Grant) để giành nàng Jones (Renée Zellweger). Khán giả dễ dàng nhận ra sự tương phản giữa Daniel và Darcy. Nếu Daniel là một tay chơi hào nhoáng, điển trai và dùng lời đường mật để quyến rũ phụ nữ, Darcy lại trầm lắng, nghiêm nghị nhưng không kém phần tình cảm.
Colin Firth nhận Oscar. |
Sự chín chắn, ấm áp ấy cũng gần với hình ảnh Colin Firth ngoài đời mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Minh tinh Helen Mirren dành nhiều lời khen ngợi anh trên tờ Time: "Colin có thể là một ngôi sao hào nhoáng, nhưng hãy nhìn kỹ vào những bức ảnh thảm đỏ của anh ấy: trong ánh mắt ấy là sự nhân từ. Colin không ngừng tìm hiểu ý nghĩa thế giới xung quanh mình và lòng nhân ái khiến các vai diễn của anh ấy có thêm chiều sâu và sự thông thái".
Sau một số vai thành công trong Love Actually (2003) và A Single Man (2009), Colin Firth bước lên đỉnh cao với trong The King’s Speech. Anh thủ vai vua George VI của nước Anh tìm cách vượt qua chứng nói lắp để phát thanh cổ vũ dân tộc trong Thế chiến Thứ hai. Để vào vai, Firth không chỉ xem lại nhiều hình ảnh, tài liệu về nhà vua mà còn rèn luyện nhiều tháng với các chuyên gia về chứng nói lắp. Anh gây xúc động khi thể hiện hình ảnh một nhà vua có khiếm khuyết nhưng không cố gắng che đậy mà trái lại, tìm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh để vượt qua nó.
* Cảnh diễn đỉnh cao của Colin Firth trong "The King's Speech"
The King’s Speech thành công vang dội khi thu về tới 414 triệu USD, trong khi kinh phí chỉ có 15 triệu USD. Không chỉ thế, tác phẩm còn nhận bốn giải Oscar, trong đó có “Phim xuất sắc”. Colin Firth trở thành một trong 11 diễn viên thâu tóm trọn bộ giải thưởng Oscar, Quả Cầu Vàng, BAFTA, Critic’s Choice Award và SAG chỉ nhờ một vai diễn. Không chỉ được giới phê bình và người hâm mộ đánh giá cao, anh còn được Hiệp hội Nói lắp của Anh cảm ơn vì “đã lột tả chân thực chứng nói lắp và giúp cộng đồng hiểu được hơn những khó khăn của người mang chứng bệnh này”.
Vụt sáng với vai hành động ở tuổi ngoài 50
Ở Mỹ, Liam Nesson từng trở thành sao hành động ở tuổi ngoài 50 sau thành công của Taken. Colin Firth cũng làm được điều tương tự với Kingsman: The Secret Service (2014). Ở tuổi 54, Firth thủ vai điệp viên Harry (mật danh Gallahad) với phong cách lịch lãm và sáng suốt trong mọi tình huống.
Cách Gallahad mặc những bộ vét sang trọng để chiến đấu và châm ngôn “Manner Maketh Man” (Cách cư xử làm nên người đàn ông) khiến nhân vật này được hâm mộ như một phiên bản nghiêm túc hơn của James Bond. Vai diễn được Firth yêu quý bởi anh rất thích loạt phim về 007. Trên tờ USA Today, Firth cho biết mình từng mơ được đóng phim về James Bond. “Tôi cứ chờ mãi một cuộc gọi đề nghị mình tham gia, nhưng cuối cùng chẳng ai mời cả, dù là vai phản diện”, tài tử nói.
* Cảnh hành động của Firth trong "Kingsman: The Secret Service"
Việc một diễn viên đạo mạo, chuyên các vai nặng tâm lý như Firth đóng phim hành động khiến nhiều người bất ngờ. Anh hồi tưởng trên tờ Entertainment Weekly: “Đạo diễn Matthew Vaughn bảo muốn tôi tham gia Kingsman: The Secret Service bởi tôi là người khán giả ít nghĩ đến nhất trong vai người hùng đánh kẻ xấu”. Sau khi nhận lời, tài tử trải qua sáu tháng ròng rã tập luyện với đội ngũ chỉ đạo võ thuật từng làm việc với Thành Long.
Đạo diễn Vaughn chia sẻ: “Firth tập ba tiếng mỗi ngày với những chuyên gia giỏi nhất. Họ là một nhóm những gã rất ngầu và nghĩ có thể khiến anh ấy nản lòng nhưng rốt cuộc anh ấy lại chinh phục được tất cả. Firth bị trầy xước và gãy một chiếc răng, nhưng giành được sự nể phục của toàn thể đoàn làm phim”. Bạn diễn và là học trò trên màn ảnh của Firth là Taron Egerton cùng chung nhận định: “Anh ấy vừa là người đàn ông dễ thương nhất hành tinh lại vừa là diễn viên cừ nhất”.
* Colin Firth tái xuất trong "Kingsman: The Golden Circle"
Kingsman: The Secret Service thành công lớn với 414 triệu USD. Một trong những trích đoạn được đánh giá cao nhất là cảnh chiến đấu trong nhà thờ kéo dài hơn ba phút của Gallahad, nơi Firth diễn thuần thục các đòn thế cận chiến. Nhân vật của anh được yêu quý tới mức dù đã bị bắn chết ở phần đầu nhưng được hồi sinh trong phần hai - Kingsman: The Golden Circle - để chiều lòng người xem.
Trên tờ Birmingham Mail, anh chia sẻ bị sốc khi tiếp tục được giao vai người hùng hành động ở tuổi 57. "Những vai đòi hỏi thể chất như vậy lẽ ra phải diễn ra từ 30 năm trước", tài tử nói. Lần này, không chỉ gây ấn tượng bởi các pha hành động hay phong thái lịch lãm, Firth còn thể hiện tốt những lớp diễn tâm lý sở trường trong các cảnh Gallahad bị mất trí nhớ. Dù phần hai Kingsman không được đánh giá cao như phần đầu, Colin Firth tiếp tục được khen ngợi về diễn xuất và khẳng định thương hiệu "quý ông hành động".
Thịnh JoeyCuối tuần qua, Kingsman: The Golden Circle ra mắt ở Bắc Mỹ với doanh thu 39 triệu USD. Một trong những tình tiết được khán giả quan tâm nhất là sự hồi sinh của nhân vật Harry (mật danh Gallahad) do Colin Firth thủ vai. Vai diễn điệp viên trong loạt phim Kingsman đánh dấu bước chuyển của tài tử kỳ cựu nước Anh. Từ một diễn viên hàn lâm, chuyên đóng các vai tâm lý, anh bất ngờ gây ấn tượng khi hóa thân một người hùng hành động với nhiều cảnh chiến đấu khốc liệt.
Năm 1987, trên tạp chí The Face, cây bút Elissa Van Poznak gọi chung các tài tử Gary Oldman, Tim Roth, Daniel Day-Lewis và Colin Firth là nhóm "Brit Pack" - những gương mặt trẻ tài năng của điện ảnh Anh. Sau ba thập niên, họ đều trở thành ngôi sao gạo cội.
Colin Firth là một thành công điển hình khi vừa cân bằng được yếu tố nghệ thuật vừa là một ngôi sao phòng vé với tổng doanh thu các phim lên tới hơn ba tỷ USD. Vai diễn truyền cảm hứng cho tài tử sinh năm 1960 là nhân vật của Paul Scofield trong A Man for All Seasons (1966): "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự chân thực đến vậy trong diễn xuất, tới mức tôi nhận ra một sự mâu thuẫn kỳ diệu: diễn xuất là giả vờ, nhưng làm cách nào một diễn viên lại có thể giả vờ sự thật giỏi đến dường ấy?".
Sự khao khát tái hiện những điều kỳ diệu như Scofield khiến Firth đăng ký tập diễn xuất từ năm lên 10 tuổi và tới năm 14 tuổi, anh quyết tâm trở thành diễn viên chuyên nghiệp.
colin-firth-quy-ong-hanh-dong-o-tuoi-ngoai-50
Hình ảnh lịch lãm của Colin Firth.
Giống nhiều đồng nghiệp, Firth bắt đầu sự nghiệp với các vở kịch của Shakespeare trước khi đóng phim. Bước ngoặt của anh trên màn ảnh là vai nhà quý tộc kiêu hãnh Darcy trong series Pride and Prejudice. Lúc đầu, diễn viên bị nghi ngại bởi ngoại hình chưa đủ hấp dẫn. Thậm chí, em trai anh còn giễu cợt: “Em tưởng vai đó phải dành cho người quyến rũ cơ mà”.
Tuy nhiên, thần thái của Firth nhanh chóng chinh phục người hâm mộ. Sau khi Pride and Prejudice phát sóng, Firth trở thành thần tượng của nhiều phụ nữ. Anh từng chia sẻ có một fan nữ 103 tuổi thường xuyên xem series tới mức các bác sĩ phải khuyên nên hạn chế bớt.
Sau thành công này, Firth góp mặt trong những dự án nổi tiếng khác như The English Patient (1996), Shakespeare in Love (1998) và Bridget Jones’s Diary (2001). Trong phim về tiểu thư Jones, Firth gây chú ý khi thủ vai một nhân vật có tên Darcy và cạnh tranh với anh chàng Daniel (Hugh Grant) để giành nàng Jones (Renée Zellweger). Khán giả dễ dàng nhận ra sự tương phản giữa Daniel và Darcy. Nếu Daniel là một tay chơi hào nhoáng, điển trai và dùng lời đường mật để quyến rũ phụ nữ, Darcy lại trầm lắng, nghiêm nghị nhưng không kém phần tình cảm.
colin-firth-quy-ong-hanh-dong-o-tuoi-ngoai-50-1
Colin Firth nhận Oscar.
Sự chín chắn, ấm áp ấy cũng gần với hình ảnh Colin Firth ngoài đời mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Minh tinh Helen Mirren dành nhiều lời khen ngợi anh trên tờ Time: "Colin có thể là một ngôi sao hào nhoáng, nhưng hãy nhìn kỹ vào những bức ảnh thảm đỏ của anh ấy: trong ánh mắt ấy là sự nhân từ. Colin không ngừng tìm hiểu ý nghĩa thế giới xung quanh mình và lòng nhân ái khiến các vai diễn của anh ấy có thêm chiều sâu và sự thông thái".
Sau một số vai thành công trong Love Actually (2003) và A Single Man (2009), Colin Firth bước lên đỉnh cao với trong The King’s Speech. Anh thủ vai vua George VI của nước Anh tìm cách vượt qua chứng nói lắp để phát thanh cổ vũ dân tộc trong Thế chiến Thứ hai. Để vào vai, Firth không chỉ xem lại nhiều hình ảnh, tài liệu về nhà vua mà còn rèn luyện nhiều tháng với các chuyên gia về chứng nói lắp. Anh gây xúc động khi thể hiện hình ảnh một nhà vua có khiếm khuyết nhưng không cố gắng che đậy mà trái lại, tìm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh để vượt qua nó.
* Cảnh diễn đỉnh cao của Colin Firth trong "The King's Speech"
Cảnh diễn đỉnh cao của Colin Firth trong "The King's Speech"
The King’s Speech thành công vang dội khi thu về tới 414 triệu USD, trong khi kinh phí chỉ có 15 triệu USD. Không chỉ thế, tác phẩm còn nhận bốn giải Oscar, trong đó có “Phim xuất sắc”. Colin Firth trở thành một trong 11 diễn viên thâu tóm trọn bộ giải thưởng Oscar, Quả Cầu Vàng, BAFTA, Critic’s Choice Award và SAG chỉ nhờ một vai diễn. Không chỉ được giới phê bình và người hâm mộ đánh giá cao, anh còn được Hiệp hội Nói lắp của Anh cảm ơn vì “đã lột tả chân thực chứng nói lắp và giúp cộng đồng hiểu được hơn những khó khăn của người mang chứng bệnh này”.
Vụt sáng với vai hành động ở tuổi ngoài 50
Ở Mỹ, Liam Nesson từng trở thành sao hành động ở tuổi ngoài 50 sau thành công của Taken. Colin Firth cũng làm được điều tương tự với Kingsman: The Secret Service (2014). Ở tuổi 54, Firth thủ vai điệp viên Harry (mật danh Gallahad) với phong cách lịch lãm và sáng suốt trong mọi tình huống.
Cách Gallahad mặc những bộ vét sang trọng để chiến đấu và châm ngôn “Manner Maketh Man” (Cách cư xử làm nên người đàn ông) khiến nhân vật này được hâm mộ như một phiên bản nghiêm túc hơn của James Bond. Vai diễn được Firth yêu quý bởi anh rất thích loạt phim về 007. Trên tờ USA Today, Firth cho biết mình từng mơ được đóng phim về James Bond. “Tôi cứ chờ mãi một cuộc gọi đề nghị mình tham gia, nhưng cuối cùng chẳng ai mời cả, dù là vai phản diện”, tài tử nói.
* Cảnh hành động của Firth trong "Kingsman: The Secret Service"
Việc một diễn viên đạo mạo, chuyên các vai nặng tâm lý như Firth đóng phim hành động khiến nhiều người bất ngờ. Anh hồi tưởng trên tờ Entertainment Weekly: “Đạo diễn Matthew Vaughn bảo muốn tôi tham gia Kingsman: The Secret Service bởi tôi là người khán giả ít nghĩ đến nhất trong vai người hùng đánh kẻ xấu”. Sau khi nhận lời, tài tử trải qua sáu tháng ròng rã tập luyện với đội ngũ chỉ đạo võ thuật từng làm việc với Thành Long.
Đạo diễn Vaughn chia sẻ: “Firth tập ba tiếng mỗi ngày với những chuyên gia giỏi nhất. Họ là một nhóm những gã rất ngầu và nghĩ có thể khiến anh ấy nản lòng nhưng rốt cuộc anh ấy lại chinh phục được tất cả. Firth bị trầy xước và gãy một chiếc răng, nhưng giành được sự nể phục của toàn thể đoàn làm phim”. Bạn diễn và là học trò trên màn ảnh của Firth là Taron Egerton cùng chung nhận định: “Anh ấy vừa là người đàn ông dễ thương nhất hành tinh lại vừa là diễn viên cừ nhất”.
* Colin Firth tái xuất trong "Kingsman: The Golden Circle"
Kingsman: The Secret Service thành công lớn với 414 triệu USD. Một trong những trích đoạn được đánh giá cao nhất là cảnh chiến đấu trong nhà thờ kéo dài hơn ba phút của Gallahad, nơi Firth diễn thuần thục các đòn thế cận chiến. Nhân vật của anh được yêu quý tới mức dù đã bị bắn chết ở phần đầu nhưng được hồi sinh trong phần hai - Kingsman: The Golden Circle - để chiều lòng người xem.
Trên tờ Birmingham Mail, anh chia sẻ bị sốc khi tiếp tục được giao vai người hùng hành động ở tuổi 57. "Những vai đòi hỏi thể chất như vậy lẽ ra phải diễn ra từ 30 năm trước", tài tử nói. Lần này, không chỉ gây ấn tượng bởi các pha hành động hay phong thái lịch lãm, Firth còn thể hiện tốt những lớp diễn tâm lý sở trường trong các cảnh Gallahad bị mất trí nhớ. Dù phần hai Kingsman không được đánh giá cao như phần đầu, Colin Firth tiếp tục được khen ngợi về diễn xuất và khẳng định thương hiệu "quý ông hành động".
Thịnh Joey