Cổ phiếu tài chính trên Phố Wall phiên này giảm khá mạnh. Chỉ số S&P 500 Financials giảm 1,2%. Cổ phiếu của Bank of America, ngân hàng có giá trị thị trường lớn nhất nước Mỹ, đã giảm 2,7%; cổ phiếu JPMorgan Chase giảm 1,7%.
Tổng kết phiên, chỉ số S&P 500 giảm 0,6%, xuống còn 1.142,16 điểm. Mức tăng trong tháng này của S&P 500 đã co lại còn 8,9% (so với mức 9,5% hồi cuối tuần trước).
Chỉ số Dow Jones Industrial giảm 48,22 điểm, tương đương giảm 0,4% so với cuối tuần trước, xuống còn 10.812,04 điểm. Nasdaq Composite giảm 0,5%, xuống còn 2.369,77 điểm.
Thương vụ mua lại và sáp nhập giữa hai tập đoàn ngân hàng M&T Bank và Banco Santander đổ bể vì không thống nhất được người đứng đầu đơn vị sáp nhập mới. Cổ phiếu của cả 2 hãng đã giảm mạnh.
Tại châu Âu, chứng khoán giảm phiên thứ 4 trong vòng 5 phiên trở lại đây.
Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm 0,4% trong phiên đầu tuần này.
Phiên này có tới 15 trong tổng số 18 thị trường chứng khoán quốc gia châu Âu mất điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,45%, xuống còn 5.573,42 điểm; CAC 40 của Pháp giảm 0,43%, xuống còn 3.766,16 điểm; DAX của Đức giảm 0,31%, chốt phiên ở mức 6.278,89 điểm.
Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha giảm 1,07%; Athex Composite giảm 1,18%; PSI General của Bồ Đào Nha bất ngờ tăng 0,35%.
Tại châu Á, chịu ảnh hưởng muộn của thông tin đơn đặt hàng các mặt hàng bền tại Mỹ tăng hơn dự kiến (công bố từ cuối tuần trước) đã giúp cho các thị trường chứng khoán khu vực này trở thành điểm sáng trong phiên giao dịch đầu tuần (kết thúc chiều qua, 27.9, giờ VN).
Chỉ số MSCI Asia Pacific tăng 1,2%, lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 131,47 điểm, tương đương tăng 1,39% lên thành 9.603,14 điểm. HSI của Hồng Kông tăng 221,41 điểm, tăng 1% so với cuối tuần trước, chốt phiên ở mức 22.340,84 điểm.
Ghi nhận trên một số thị trường khác: S&P/ASX 200 (Úc) tăng 1,6%; Shanghai Composite (Trung Quốc) tăng 1,41%; KOSPI (Hàn Quốc) tăng 0,77%; Straits Times (Singapore) tăng 0,67%.
Duy Trần
(Tổng hợp theo Bloomberg, Reuters