Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề kiểm toán nợ công vừa được cơ quan này vừa công bố cho biết, tính đến cuối năm 2016, nợ công của Việt nam là 2,868 triệu tỷ đồng, tăng 12% so với 2015. Trong đó, nợ Chính phủ là 2,37 triệu tỷ đồng (chiếm gần 83%). Nợ được Chính phủ bảo lãnh gần 462.000 tỷ đồng, nợ chính quyền địa phương hơn 34.000 tỷ đồng.
Riêng nợ nước ngoài của Chính phủ là 947.500 tỷ đồng (khoảng 43.000 triệu USD), chiếm khoảng 40%.
Đến cuối năm 2016, dư nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương) là 2,87 triệu tỷ đồng, bằng 63,7% GDP. "Chính phủ vẫn đảm bảo thanh toán trả nợ trong nước, nước ngoài", Kiểm toán Nhà nước cho hay.
Cũng theo cơ quan này, năm 2016, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với ngân sách nhà nước bằng 14% tổng thu ngân sách và nếu tính cả đảo nợ là 20,6% - vẫn nằm trong giới hạn được duyệt là không quá 25%.
"Tuy nhiên nợ công tiếp tục gia tăng so với 2015, gần chạm ngưỡng được Quốc hội cho phép, hệ số thanh toán trả nợ nói trên là khá cao, đang có xu hướng tăng lên, gây áp lực bố trí nguồn trả nợ của ngân sách, lãi vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài tăng lên làm tăng chi phí huy động vốn và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ", Kiểm toán Nhà nước nhận định.
Nợ nước ngoài của Chính phủ đến cuối năm 2016 vào khoảng 947.500 tỷ đồng. Ảnh: AFP |
Báo cáo cũng cho hay, dư nợ các khoản Chính phủ cho vay lại đối với các khách hàng, dự án là xấp xỉ 316.000 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với 2015. Có 60 dự án chuyển nợ quá hạn gồm cả gốc, lãi, phí, tương đương với 10.556 tỷ đồng (hơn 479 triệu USD). Trong đó, dự án Vinashin có nợ quá hạn 8.180 tỷ đồng. Số nợ quá hạn của các dự án còn lại xấp xỉ 2.400 tỷ. Một loạt các dự án dư nợ quá hạn như dự án dâu tơ tằm 102 tỷ đồng, dự án máy nghiền sàng đá 24 tỷ đồng, nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt Hà Nam 22 tỷ đồng...
Kiểm toán Nhà nước cho biết, hầu hết các dự án được thực hiện trước năm 2010, do sử dụng vốn không hiệu quả, gặp khó khăn trong việc trả nợ, phải khoanh nợ, cơ cấu lại nợ. Ngoài ra, theo Kiểm toán Nhà nước, có tình trạng dự án không được tính toán kỹ về tiến độ triển khai, dẫn đến dự án được ký hiệp định vay với chính phủ nước ngoài nhưng không thực hiện giải ngân, mà vẫn phải trả khoản phí cam kết cho nhà tài trợ.
Trong đó, điển hình là dự án metro vay của Chính phủ Đức và được Bộ Tài chính ký hợp đồng cho vay lại với UBND TP HCM có tổng vốn theo hiệp định là 137 triệu euro, hàng năm vẫn phải trả phí cam kết là 342.500 euro.
"Tổng số phí cam kết phải trả nợ cho dự án đến cuối năm 2016 là 27 tỷ đồng. Trách nhiệm này thuộc về UBND TP HCM", Kiểm toán Nhà nước đánh giá.
Dư nợ quỹ tích lũy đến cuối năm 2016 là 24.600 tỷ đồng. Năm 2016, dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam tiếp tục phải vay Quỹ tích lũy để trả nợ nước ngoài 180 tỷ đồng. Vinashin tiếp tục ứng từ Quỹ tích lũy để trả lãi, phí trái phiếu quốc tế hơn 8.800 tỷ đồng...
Tại báo cáo này, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra những tồn tại, thiếu sót của một số cơ quan liên quan trong công tác quản lý nợ công. Bộ Tài chính trong công tác quản lý nợ công còn ghi thu, chi chưa kịp thời đối với một số dự án. Đến cuối năm 2016, Bộ Tài chính đang quản lý 94 dự án được Chính phủ bảo lãnh, trong đó 88 dự án vay nước ngoài và 6 dự án vay trong nước với tổng dư nợ 20.671 triệu USD.
Tại Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc giao vốn không theo thứ tự ưu tiên. Về tình hình giải ngân vốn ODA năm 2016, qua kiểm tra chọn mẫu trên một số báo cáo và các tài liệu do Bộ Kế hoạch & Đầu tư cung cấp, Kiểm toán Nhà nước nhận thấy một số bộ, ngành, địa phương giải ngân vượt so với kế hoạch vốn được giao.
Cụ thể, 64 dự án giải ngân vượt kế hoạch vốn được giao hoặc không được giao kế hoạch vốn nhưng vẫn giải ngân. Tổng số vốn vay đã giải ngân vượt 9.710 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều dự án không giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân thấp.
Nguyễn HàBáo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề kiểm toán nợ công vừa được cơ quan này vừa công bố cho biết, tính đến cuối năm 2016, nợ công của Việt nam là 2,868 triệu tỷ đồng, tăng 12% so với 2015. Trong đó, nợ Chính phủ là 2,37 triệu tỷ đồng (chiếm gần 83%). Nợ được Chính phủ bảo lãnh gần 462.000 tỷ đồng, nợ chính quyền địa phương hơn 34.000 tỷ đồng.
Riêng nợ nước ngoài của Chính phủ là 947.500 tỷ đồng (khoảng 43.000 triệu USD), chiếm khoảng 40%.
Đến cuối năm 2016, dư nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương) là 2,87 triệu tỷ đồng, bằng 63,7% GDP. "Chính phủ vẫn đảm bảo thanh toán trả nợ trong nước, nước ngoài", Kiểm toán Nhà nước cho hay.
Cũng theo cơ quan này, năm 2016, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với ngân sách nhà nước bằng 14% tổng thu ngân sách và nếu tính cả đảo nợ là 20,6% - vẫn nằm trong giới hạn được duyệt là không quá 25%.
"Tuy nhiên nợ công tiếp tục gia tăng so với 2015, gần chạm ngưỡng được Quốc hội cho phép, hệ số thanh toán trả nợ nói trên là khá cao, đang có xu hướng tăng lên, gây áp lực bố trí nguồn trả nợ của ngân sách, lãi vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài tăng lên làm tăng chi phí huy động vốn và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ", Kiểm toán Nhà nước nhận định.
Nợ nước ngoài của Chính phủ đến cuối năm 2016 vào khoảng 947.500 tỷ đồng. Ảnh: AFP
Nợ nước ngoài của Chính phủ đến cuối năm 2016 vào khoảng 947.500 tỷ đồng. Ảnh: AFP
Báo cáo cũng cho hay, dư nợ các khoản Chính phủ cho vay lại đối với các khách hàng, dự án là xấp xỉ 316.000 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với 2015. Có 60 dự án chuyển nợ quá hạn gồm cả gốc, lãi, phí, tương đương với 10.556 tỷ đồng (hơn 479 triệu USD). Trong đó, dự án Vinashin có nợ quá hạn 8.180 tỷ đồng. Số nợ quá hạn của các dự án còn lại xấp xỉ 2.400 tỷ. Một loạt các dự án dư nợ quá hạn như dự án dâu tơ tằm 102 tỷ đồng, dự án máy nghiền sàng đá 24 tỷ đồng, nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt Hà Nam 22 tỷ đồng...
Kiểm toán Nhà nước cho biết, hầu hết các dự án được thực hiện trước năm 2010, do sử dụng vốn không hiệu quả, gặp khó khăn trong việc trả nợ, phải khoanh nợ, cơ cấu lại nợ. Ngoài ra, theo Kiểm toán Nhà nước, có tình trạng dự án không được tính toán kỹ về tiến độ triển khai, dẫn đến dự án được ký hiệp định vay với chính phủ nước ngoài nhưng không thực hiện giải ngân, mà vẫn phải trả khoản phí cam kết cho nhà tài trợ.
Trong đó, điển hình là dự án metro vay của Chính phủ Đức và được Bộ Tài chính ký hợp đồng cho vay lại với UBND TP HCM có tổng vốn theo hiệp định là 137 triệu euro, hàng năm vẫn phải trả phí cam kết là 342.500 euro.
"Tổng số phí cam kết phải trả nợ cho dự án đến cuối năm 2016 là 27 tỷ đồng. Trách nhiệm này thuộc về UBND TP HCM", Kiểm toán Nhà nước đánh giá.
Dư nợ quỹ tích lũy đến cuối năm 2016 là 24.600 tỷ đồng. Năm 2016, dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam tiếp tục phải vay Quỹ tích lũy để trả nợ nước ngoài 180 tỷ đồng. Vinashin tiếp tục ứng từ Quỹ tích lũy để trả lãi, phí trái phiếu quốc tế hơn 8.800 tỷ đồng...
Tại báo cáo này, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra những tồn tại, thiếu sót của một số cơ quan liên quan trong công tác quản lý nợ công. Bộ Tài chính trong công tác quản lý nợ công còn ghi thu, chi chưa kịp thời đối với một số dự án. Đến cuối năm 2016, Bộ Tài chính đang quản lý 94 dự án được Chính phủ bảo lãnh, trong đó 88 dự án vay nước ngoài và 6 dự án vay trong nước với tổng dư nợ 20.671 triệu USD.
Tại Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc giao vốn không theo thứ tự ưu tiên. Về tình hình giải ngân vốn ODA năm 2016, qua kiểm tra chọn mẫu trên một số báo cáo và các tài liệu do Bộ Kế hoạch & Đầu tư cung cấp, Kiểm toán Nhà nước nhận thấy một số bộ, ngành, địa phương giải ngân vượt so với kế hoạch vốn được giao.
Cụ thể, 64 dự án giải ngân vượt kế hoạch vốn được giao hoặc không được giao kế hoạch vốn nhưng vẫn giải ngân. Tổng số vốn vay đã giải ngân vượt 9.710 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều dự án không giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân thấp.
Nguyễn Hà