Báo Đức: "Sự ngạo mạn chết người" ở châu Âu và hình mẫu chống dịch đáng học hỏi từ châu Á

 Báo Đức: "Sự ngạo mạn chết người" ở châu Âu và hình mẫu chống dịch đáng học hỏi từ châu Á

 
 
 
 

Trong một bài viết đăng ngày 29/3 trên tờ Spiegel.de, tác giả Stefan Schultz cho rằng châu Âu cần học hỏi nhiều điều từ châu Á trong công cuộc chống dịch COVID-19. Dưới đây là nội dung bài viết:

Cho đến cuối tháng 2, hầu hết các nhà dịch tễ học người Đức vẫn cho rằng đeo khẩu trang là vô nghĩa. Các loại khẩu trang đơn giản thì không có khả năng chống lại corona một cách chắc chắn còn loại khẩu trang chuyên dụng thì phải để dành phục vụ lực lượng y tế làm việc trong các phòng khám vì số lượng khẩu trang này có hạn.

Đến cuối tháng 3, một vài chuyên gia đã nói khác hẳn. Khẩu trang y tế vẫn chỉ để dành cho các phòng khám và bệnh viện. Tuy nhiên các loại khẩu trang đơn giản ít nhiều đều có thể ngăn ngừa corona - theo nhà virus học Alexander Kekulé. Đặc biệt, khi mọi người đều chịu đeo khẩu trang, như ở châu Á chẳng hạn, virus sẽ lây lan chậm hơn nhiều so với ở châu Âu.

Đây không phải là lần đầu tiên trong cuộc khủng hoảng người châu Âu không công nhận những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả và mãi rất lâu sau đó mới chịu xem xét cẩn thận các biện pháp hữu ích này.

Thái độ này có thể được gọi là "sự ngạo mạn châu Âu". Đại dịch COVID-19 đang dạy chúng ta một bài học đau đớn về sự nguy hiểm của lối suy nghĩ đầy thành kiến này.

 08:35 AM | THỜI SỰ

"Dịch bệnh ở châu Âu có thể bớt nghiêm trọng hơn nếu chúng ta học hỏi từ châu Á," tác giả bài viết nhận định.

Báo Đức: "Sự ngạo mạn chết người" ở châu Âu và hình mẫu chống dịch đáng học hỏi từ châu Á
 
 
 

Trong một bài viết đăng ngày 29/3 trên tờ Spiegel.de, tác giả Stefan Schultz cho rằng châu Âu cần học hỏi nhiều điều từ châu Á trong công cuộc chống dịch COVID-19. Dưới đây là nội dung bài viết:

Cho đến cuối tháng 2, hầu hết các nhà dịch tễ học người Đức vẫn cho rằng đeo khẩu trang là vô nghĩa. Các loại khẩu trang đơn giản thì không có khả năng chống lại corona một cách chắc chắn còn loại khẩu trang chuyên dụng thì phải để dành phục vụ lực lượng y tế làm việc trong các phòng khám vì số lượng khẩu trang này có hạn.

Đến cuối tháng 3, một vài chuyên gia đã nói khác hẳn. Khẩu trang y tế vẫn chỉ để dành cho các phòng khám và bệnh viện. Tuy nhiên các loại khẩu trang đơn giản ít nhiều đều có thể ngăn ngừa corona - theo nhà virus học Alexander Kekulé. Đặc biệt, khi mọi người đều chịu đeo khẩu trang, như ở châu Á chẳng hạn, virus sẽ lây lan chậm hơn nhiều so với ở châu Âu.

Đây không phải là lần đầu tiên trong cuộc khủng hoảng người châu Âu không công nhận những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả và mãi rất lâu sau đó mới chịu xem xét cẩn thận các biện pháp hữu ích này.

Thái độ này có thể được gọi là "sự ngạo mạn châu Âu". Đại dịch COVID-19 đang dạy chúng ta một bài học đau đớn về sự nguy hiểm của lối suy nghĩ đầy thành kiến này.

Các nước có đường biểu đồ phẳng nhất đều ở châu Á

Chúng ta đều đã xem biểu đồ về số ca lây nhiễm ở các quốc gia khác nhau. Một trong số những biểu đồ đặc biệt gây ấn tượng là của tạp chí "Finacial Times" (Anh). Các biểu đồ ở đây không chỉ đề cập đến nhiều vùng, nhiều quốc gia mà còn giới thiệu cả các biện pháp mà các nước này áp dụng để giảm tỷ lệ lây nhiễm.

Các đường cong ấn tượng là của khu vực Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Số lượng các ca lây nhiễm mới ở những vùng này tăng khá chậm dù phần lớn không áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Các biện pháp làm phẳng đường cong lây nhiễm ở đây tương đối giống nhau:

- Tiến hành xét nghiệm corona toàn diện

- Theo dõi bằng công nghệ đối với tất cả những người bị lây nhiễm và những người từng tiếp xúc với họ

- Nhanh chóng cách ly những người bị lây nhiễm, cách ly và xét nghiệm tất cả những người từng tiếp xúc gần

 

- Thường xuyên đeo khẩu trang tại những nơi công cộng

- Rửa tay

- Giữ khoảng cách ít nhất 1,50 mét

Không có biện pháp nào mang lại hiệu quả hoàn hảo. Nhưng gộp tất cả các biện pháp này lại, chúng ta sẽ tạo ra một xã hội đủ an toàn để đối phó được với virus mà không tổn hại quá nhiều đến kinh tế.

Hiện tại, vẫn chưa thể biết liệu về lâu dài các biện pháp này có ngăn chặn được sự lây lan virus theo cấp số nhân hay không, nhưng cho đến thời điểm này dường như nó đã có hiệu quả ở nhiều quốc gia.

Con đường nước Đức đang đi chỉ đúng phần nào

Nếu chiếu theo danh mục các biện pháp tốt nhất thì con đường mà nước Đức đang đi mới chỉ đúng một phần.

- Tăng cường khả năng xét nghiệm đã phát huy tính tích cực, Đức sẽ tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm trong những tuần tới. Bao gồm cả việc lâp phòng xét nghiệm trên bãi đỗ xe ô tô, chủ xe đi tới địa điểm xét nghiệm ngay trên bãi đỗ xe. Đức học tập cách làm này của Hàn Quốc.

- Đã có chuyển biến tích cực về việc rửa tay và thực hiện giữ khoảng cách an toàn.

- Rất ít người đeo khẩu trang. Nguyên do là không chỉ vì Đức có ít khẩu trang mà người Đức cũng rất xa lạ với việc đeo khẩu trang.

- Phát triển các ứng dụng theo dõi người bệnh diễn ra khá chậm chạp.

Điều này cho thấy tình hình sau khi phong tỏa sẽ không mấy khả quan. Người dân không được cảnh báo khi tiếp cận với một người bị lây nhiễm và không thể tiến hành xét nghiệm toàn dân. Do đó, kể cả khi nhiễm bệnh, họ có thể tiếp tục lây nhiễm cho người khác mà không biết.

Rõ ràng là có những khác biệt về văn hoá, điều này không cần bàn cãi. Tuy vậy, hiện đã có những nước như Áo đã tìm ra được cách kiểm soát chuỗi lây nhiễm qua ứng dụng. Các giải pháp mà các nước như Hàn Quốc đã thực hiện để xử lý virus corona có phần tự do, thông thoáng hơn so với biện pháp cấm cửa khắc nghiệt của phương Tây.

Vấn đề ở đây không phải là chuyện sao chép hoàn toàn phương pháp của nước khác. Cần xem xét, kiểm tra xem ý tưởng nào có thể chấp nhận và làm thế nào để có thể thích nghi được với các ý tưởng đó để nó có thể phát huy hiệu quả trong nền văn hoá của chúng ta. 

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
14518
Số người truy cập:
9011417