Bản tin Kinh tế - Tài chính ngày 07/02/2018

 Năm 2018, Ngân hàng nhà nước vẫn kiên trì với mục tiêu mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn chất lượng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn ngân hàng. Tuy nhiên, với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, Ngân hàng nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt chẽ. Tin nổi bật Thủ tướng giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Nguồn vốn tín dụng địa ốc đang hướng tới sức cầu Tiếp tục kiểm soát rủi ro tín dụng BĐS UBS: VN quá lôi cuốn để có thể bỏ qua 70% DN Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam Venezuela tuyên bố tỷ giá hối đoái chính thức mất 99,6% BẢNG CHỈ SỐ Chứng khoán (ngày 06/02) VN - Index 1.011,60  3,54% HNX - Index 115,64  2,78% D.JONES CK Mỹ 24.912,77  2,33% STOXX CK C.Âu 3.394,92  2,41% CSI 300 CK TQ 4.148,49  2,93% Vàng (SJC cập nhật 08h10 ngày 07/02) SJC Ng.đ/L 36.820  0,11% Quốc tế USD/Oz 1.326,10  0,52% Tỷ giá USD/VND BQ LNH 22.445  0,22% EUR/USD 1.2386  0,03% Dầu WTI USD/th 63,63  0,02% 6 Thứ Tư , ngày 07/02/2018 BP.NGHIÊN CỨU&PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (08) 38 469 516 (1813/1815) – [e] kehoach@sacombank.coms 2 Thủ tướng giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Thủ tướng đã có quyết định về việc giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2018. Cụ thể, kế hoạch năm 2018 đặt ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của NH Chính sách XH năm 2018 đạt 8,5% sv năm 2017. Mức chỉ tiêu này cao hơn 0,5% sv kế hoạch đặt ra trong 2017. NH Chính sách XH căn cứ kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng mức vốn được giao. Đồng thời định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch gửi Bộ KH&ĐT, Bộ tài chính theo quy định của pháp luật. Bộ KH&ĐT có nhiệm vụ chủ trì kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng quý báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước năm 2018. Bộ Tài chính có nhiệm vụ báo cáo Thủ tướng kế hoạch phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh năm 2018 cho NH Chính sách XH, bảo đảm không vượt trần nợ công và nợ Chính phủ đã được Quốc hội thông qua. Nguồn vốn tín dụng địa ốc đang hướng tới sức cầu Năm 2017, thị trường BĐS 4,07% sv cuối 2016 và đóng góp 0,21% trong mức tăng trưởng 6,81% GDP của cả nước. Lượng giao dịch tăng khá, số giao dịch thành công khoảng 68.000 căn, với tỷ lệ hấp thụ thị trường trung bình khoảng 79%. Cùng với giao dịch sôi động, số lượng hàng tồn kho BĐS năm 2017 tiếp tục 17% sv cuối 2016, còn khoảng 25.723 tỷ đồng. Giá giao dịch trên thị trường tương đối ổn định, giá bán tăng nhẹ ở phân khúc BĐS trung - cao cấp. Năm qua cũng chứng kiến dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào BĐS với tổng vốn đăng ký đạt 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn nước ngoài đăng ký mới, đứng thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, lượng kiều hối chảy vào lĩnh vực BĐS duy trì tỷ lệ 21 - 22%, #2,5 tỷ USD/năm. Dù dòng vốn chảy vào thị trường BĐS đã có sự đa dạng hơn, nhưng để thị trường có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, phải kể đến vai trò không nhỏ của KV ngân hàng - kênh cung ứng vốn cơ bản cho thị trường BĐS. Theo dõi dòng vốn vào thị trường BĐS giai đoạn 2015 - 2017 có thể thấy, các ngân hàng hiện tại không chỉ là kênh cung vốn cho các DN BĐS (nguồn cung), mà còn hướng tới những NĐT, người tiêu dùng có nhu cầu mua BĐS. Tài chính – Ngân hàng 3 Cụ thể, năm 2017, TTTD toàn hệ thống vào khoảng 19%, trong đó tăng trưởng cho vay vào lĩnh vực BĐS và XD khoảng 13%. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực BĐS và XD trên tổng tín dụng vào khoảng 15,5% (2016 là 17,1%). Tín dụng chủ yếu được dẫn vào lĩnh vực XD khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khách sạn, nhà ở. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, vốn ngân hàng chảy vào BĐS còn “ẩn nấp” qua kênh cho vay tiêu dùng. Từ 2016, tín dụng tiêu dùng đã đột ngột tăng mạnh 50,2% sv 2015 và tăng cao hơn vào 2017, khoảng 65%. Đến cuối 2017, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 16 - 17% tổng tín dụng, trong đó gần 60% là tập trung ở phân khúc cho vay sửa chữa và mua nhà để ở. Như vậy, có thể thấy, mặc dù có những chính sách kiểm soát tín dụng sang thị trường BĐS, nhưng xét về tổng thể, bằng nhiều cách, cả về trực tiếp lẫn gián tiếp, nguồn vốn, chủ yếu là từ ngân hàng, vẫn tiếp tục tăng và góp phần phục hồi thị trường BĐS. Tiếp tục kiểm soát rủi ro tín dụng bất động sản Theo báo cáo của UBGSTCQG, ngoài tỷ trọng tín dụng "chính danh" rót vào BĐS đã nói ở trên, còn một phần tín dụng nữa có liên quan mật thiết đến thị trường BĐS nằm ẩn trong "tín dụng tiêu dùng". Một trong những rào cản kỹ thuật để hạn chế dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực BĐS: hạn chế tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trong cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 toàn ngành và liên tục ở các hội nghị của từng NH trong nhóm 4 NHTM Nhà nước chi phối vốn (không tính 3 NH 0 đồng), ông Lê Minh Hưng quán triệt: "Các NH chủ động dành vốn cho lĩnh vực SX, KD như ưu tiên của Chính phủ và định hướng của NHNN trong nhiều năm. Đồng thời, tự chủ động kiểm soát dư nợ tín dụng BĐS". Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN cho biết, năm 2018, NHNN vẫn kiên trì với mục tiêu mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn chất lượng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền KT, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn NH. Tuy nhiên, với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như KD BĐS, chứng khoán, NHNN tiếp tục kiểm soát chặt chẽ. Cung dồi dào, USD tự do ngang giá USD ngân hàng Cuối ngày 06/2, giá bán USD tại thị trường tự do chỉ còn 22.740 đồng/USD. Mức giá trên đang ngang bằng, thậm chí thấp hơn giá bán USD niêm yết tại một số NH. Diễn biến trên trái ngược sv những năm trước vì thông thường thời điểm cuối năm do nhu cầu ngoại tệ tăng nên giá USD tự do luôn chênh cao sv giá USD tại NH. Dù những ngày gần 4 đây NHNN liên tục tăng tỷ giá trung tâm nhưng giá bán USD tại các NH gần như "bất động". Theo NHNN, chỉ trong 10 ngày đầu năm 2018, dự trữ ngoại hối VN 1,5 tỷ USD, đưa tổng mức lên con số kỷ lục: 54,5 tỷ USD. Từ đó đến nay dự trữ ngoại hối vẫn tiếp tục tăng nhờ lượng vốn đầu tư từ nước ngoài và lượng kiều hối chuyển về. Theo các NH, nguồn cung ngoại tệ hiện nay rất dồi dào và các nhu cầu USD của DN đều được đáp ứng. Điều này cũng giúp giải tỏa tâm lý cho DN, DN XK thu ngoại tệ về cũng bán ra chứ không găm giữ.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
17919
Số người truy cập:
9056219