'Bán buôn qua mạng cũng cực lắm thay'

 Để có tiền đóng học phí, chi tiêu hàng ngày, Tuấn quyết định kiếm việc gì đó để làm. Kinh doanh qua mạng được xem là lựa chọn tốt nhất đối với hoàn cảnh của Tuấn. Thế nhưng, thay vì chọn các sản phẩm dành cho nam giới, Tuấn lại bán thời trang phụ kiện cho chị em. Gần 2 năm kinh doanh online, Tuấn có thể tự chi trả phí sinh hoạt mà không cần gia đình giúp đỡ. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Tuấn phải đối mặt với không ít tình huống dở khóc dở cười.

"Ban đầu, do non kinh nghiệm, việc chọn mẫu và tìm nguồn hàng gặp nhiều khó khăn. Là con trai, em không am hiểu về sở thích của các bạn gái cũng như xu hướng thời trang nói chung. Vì thế, bán buôn cũng được bữa đực, bữa cái", Tuấn chia sẻ.

Nhiều người thắc mắc về việc kinh doanh thời trang nữ khiến Tuấn khá e dè. Tuy nhiên, Tuấn cho rằng quần áo nữ đa dạng, mẫu mã đẹp mà giá lại rẻ hơn hàng nam rất nhiều. Hơn nữa, khách hàng nam thường khó tính hơn khi chọn đồ và ít tin tưởng vào các shop online. Vì vậy, kinh doanh mặt hàng này nếu chịu khó dễ có lãi hơn.

Việc giao hàng cũng đặt Tuấn vào nhiều tình huống oái oăm. Nhiều khách hàng đặt mua sản phẩm nhưng đến lúc giao hàng lại gọi không nghe, nhắn tin không trả lời. Có ngày trời nắng, nóng, tiền giao hàng khách đã không trả họ còn kỳ kèo khi 5.000 đồng lúc 10.000 đồng. Thậm chí khách còn phàn nàn hàng thật không giống như ảnh quảng cáo nên nhất quyết không trả tiền.

ban-buon-qua-mang-cung-cuc-lam-thay

Các mặt hàng thời trang nữ trong gian hàng online của Tuấn.

Không gặp khó khăn như Tuấn, Bích Vân - chủ một shop kinh doanh mỹ phẩm lại tốn khá nhiều tiền cho chi phí vận chuyển. Sẵn có chị gái du học ở Pháp, Vân tìm các loại mỹ phẩm được giới trẻ yêu thích và chuyển về Việt Nam bán. Thời gian đầu, cô gặp không ít khó khăn bởi lượng khách chưa nhiều, đơn hàng ít nên không thể lấy theo khách yêu cầu.

"Mỹ phẩm chính hãng của Pháp thường đắt hơn các sản phẩm khác do phí chuyển về Việt Nam cao. Trong khi, Việt Nam có rất nhiều hàng fake mà giá rẻ hơn. Khách hàng lại có tâm lý chọn mua hàng rẻ nên khi bán giá cao, nhiều người sẽ e dè", Vân chia sẻ.

Vân cho biết, với các sản phẩm giá rẻ, phí vận chuyển sẽ được tính theo kg. Các loại sữa tắm, dầu gội, xịt khoáng... khá nặng nên phí vận chuyển có khi lên tới một phần ba giá trị đơn hàng. Những sản phẩm đắt tiền như son, nước hoa... phải tính theo giá kiện riêng. Nếu không tính toán kỹ, nhiều sản phẩm sẽ bị "đội" thêm các chi phí khác và không có lãi. Chưa kể đến, nhiều kiện hàng còn bị móp méo, không thể bán cho khách buộc phải thanh lý giá rẻ hoặc để lại dùng.

muon-kieu-kho-khan-khi-kinh-doanh-online

Các sản phẩm nước hoa được mọi người yêu thích.

Với mặt hàng nhập từ nước ngoài, việc lấy được niềm tin của khách hàng cũng là rào cản lớn. Vân nhiều lần bị khách phản ánh vì hàng khác ảnh chụp hay yêu cầu kiểm tra hóa đơn. Có lần, Vân còn bị khách "bỏ bom", đặt hàng nhiều nhưng sau đó lại không lấy.

Còn với Lan Anh ở Cầu Giấy, Hà Nội, khó khăn nhất trong việc kinh doanh online là việc tìm kiếm khách hàng. Từ năm thứ 2 đại học, cô đã bắt đầu kinh doanh túi xách online. Cũng như nhiều người khác, ngoài facebook cá nhân, cô lập một fanpage riêng để quảng bá sản phẩm. Ban đầu, fanpage khá hiệu quả nhưng sau đó, lượng khách tương tác trên trang ngày càng giảm, trong khi lượng khách trên facebook cá nhân lại ổn định.

"Ngày mới kinh doanh, facebook chưa có nhiều tính năng tiện ích như bây giờ. Sau thời gian chạy thử không hiệu quả, tôi quyết định chuyển hẳn sang quảng cáo trên trang cá nhân", Lan Anh chia sẻ.

Hiện tại, người mua chủ yếu là người quen và khách buôn. Nhờ chất lượng sản phẩm tốt kèm giá hợp lý, ngày càng nhiều người tìm đến. Tuy nhiên, Lan Anh cũng tự nhận thấy mình thiếu kỹ năng quảng bá sản phẩm. Những mặt hàng mới nhập về, cô đều tự tay chụp hình để đăng bán. Nhiều người sau khi mua hàng lại phản ánh ảnh chụp đều xấu hơn sản phẩm bên ngoài.

Chia sẻ cách vượt qua khó khăn khi kinh doanh online, Lan Anh cho rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp khách quay lại mua hàng. Bên cạnh đó, các chủ shop nên gọi điện cho khách trước khi giao. Còn với Bích Vân, để tránh bị "bỏ bom" hàng order, cô thường yêu cầu người mua chuyển trước 20-30% giá trị đơn hàng.

Huệ ChiĐể có tiền đóng học phí, chi tiêu hàng ngày, Tuấn quyết định kiếm việc gì đó để làm. Kinh doanh qua mạng được xem là lựa chọn tốt nhất đối với hoàn cảnh của Tuấn. Thế nhưng, thay vì chọn các sản phẩm dành cho nam giới, Tuấn lại bán thời trang phụ kiện cho chị em. Gần 2 năm kinh doanh online, Tuấn có thể tự chi trả phí sinh hoạt mà không cần gia đình giúp đỡ. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Tuấn phải đối mặt với không ít tình huống dở khóc dở cười.

"Ban đầu, do non kinh nghiệm, việc chọn mẫu và tìm nguồn hàng gặp nhiều khó khăn. Là con trai, em không am hiểu về sở thích của các bạn gái cũng như xu hướng thời trang nói chung. Vì thế, bán buôn cũng được bữa đực, bữa cái", Tuấn chia sẻ.

Nhiều người thắc mắc về việc kinh doanh thời trang nữ khiến Tuấn khá e dè. Tuy nhiên, Tuấn cho rằng quần áo nữ đa dạng, mẫu mã đẹp mà giá lại rẻ hơn hàng nam rất nhiều. Hơn nữa, khách hàng nam thường khó tính hơn khi chọn đồ và ít tin tưởng vào các shop online. Vì vậy, kinh doanh mặt hàng này nếu chịu khó dễ có lãi hơn.

Việc giao hàng cũng đặt Tuấn vào nhiều tình huống oái oăm. Nhiều khách hàng đặt mua sản phẩm nhưng đến lúc giao hàng lại gọi không nghe, nhắn tin không trả lời. Có ngày trời nắng, nóng, tiền giao hàng khách đã không trả họ còn kỳ kèo khi 5.000 đồng lúc 10.000 đồng. Thậm chí khách còn phàn nàn hàng thật không giống như ảnh quảng cáo nên nhất quyết không trả tiền.

ban-buon-qua-mang-cung-cuc-lam-thay
Các mặt hàng thời trang nữ trong gian hàng online của Tuấn.
Không gặp khó khăn như Tuấn, Bích Vân - chủ một shop kinh doanh mỹ phẩm lại tốn khá nhiều tiền cho chi phí vận chuyển. Sẵn có chị gái du học ở Pháp, Vân tìm các loại mỹ phẩm được giới trẻ yêu thích và chuyển về Việt Nam bán. Thời gian đầu, cô gặp không ít khó khăn bởi lượng khách chưa nhiều, đơn hàng ít nên không thể lấy theo khách yêu cầu.

"Mỹ phẩm chính hãng của Pháp thường đắt hơn các sản phẩm khác do phí chuyển về Việt Nam cao. Trong khi, Việt Nam có rất nhiều hàng fake mà giá rẻ hơn. Khách hàng lại có tâm lý chọn mua hàng rẻ nên khi bán giá cao, nhiều người sẽ e dè", Vân chia sẻ.

Vân cho biết, với các sản phẩm giá rẻ, phí vận chuyển sẽ được tính theo kg. Các loại sữa tắm, dầu gội, xịt khoáng... khá nặng nên phí vận chuyển có khi lên tới một phần ba giá trị đơn hàng. Những sản phẩm đắt tiền như son, nước hoa... phải tính theo giá kiện riêng. Nếu không tính toán kỹ, nhiều sản phẩm sẽ bị "đội" thêm các chi phí khác và không có lãi. Chưa kể đến, nhiều kiện hàng còn bị móp méo, không thể bán cho khách buộc phải thanh lý giá rẻ hoặc để lại dùng.

muon-kieu-kho-khan-khi-kinh-doanh-online
Các sản phẩm nước hoa được mọi người yêu thích.
Với mặt hàng nhập từ nước ngoài, việc lấy được niềm tin của khách hàng cũng là rào cản lớn. Vân nhiều lần bị khách phản ánh vì hàng khác ảnh chụp hay yêu cầu kiểm tra hóa đơn. Có lần, Vân còn bị khách "bỏ bom", đặt hàng nhiều nhưng sau đó lại không lấy.

Còn với Lan Anh ở Cầu Giấy, Hà Nội, khó khăn nhất trong việc kinh doanh online là việc tìm kiếm khách hàng. Từ năm thứ 2 đại học, cô đã bắt đầu kinh doanh túi xách online. Cũng như nhiều người khác, ngoài facebook cá nhân, cô lập một fanpage riêng để quảng bá sản phẩm. Ban đầu, fanpage khá hiệu quả nhưng sau đó, lượng khách tương tác trên trang ngày càng giảm, trong khi lượng khách trên facebook cá nhân lại ổn định.

"Ngày mới kinh doanh, facebook chưa có nhiều tính năng tiện ích như bây giờ. Sau thời gian chạy thử không hiệu quả, tôi quyết định chuyển hẳn sang quảng cáo trên trang cá nhân", Lan Anh chia sẻ.

Hiện tại, người mua chủ yếu là người quen và khách buôn. Nhờ chất lượng sản phẩm tốt kèm giá hợp lý, ngày càng nhiều người tìm đến. Tuy nhiên, Lan Anh cũng tự nhận thấy mình thiếu kỹ năng quảng bá sản phẩm. Những mặt hàng mới nhập về, cô đều tự tay chụp hình để đăng bán. Nhiều người sau khi mua hàng lại phản ánh ảnh chụp đều xấu hơn sản phẩm bên ngoài.

Chia sẻ cách vượt qua khó khăn khi kinh doanh online, Lan Anh cho rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp khách quay lại mua hàng. Bên cạnh đó, các chủ shop nên gọi điện cho khách trước khi giao. Còn với Bích Vân, để tránh bị "bỏ bom" hàng order, cô thường yêu cầu người mua chuyển trước 20-30% giá trị đơn hàng.

Huệ Chi


Giày Đại Phát solution
Số người online:
20059
Số người truy cập:
9060848