Mỏ khí ngưng tụ Vogelberg, nằm ở biển Na Uy theo giấy phép PL433, được phát hiện vào năm 2010 bởi Centrica Resources AS (Na Uy).
PGNiG Upstream Norway (PGNiG UN), một công ty con của PGNiG, đã hoàn thành việc khoan giếng thăm dò và tiến hành một loạt khảo sát địa vật lý, kết quả là thu được lưu lượng khí tối đa 570 nghìn m3/ngày và lưu lượng khí ngưng tụ là 80 m3/ngày.
Ở giai đoạn tiếp theo, từ nay đến tháng 11 năm 2019, một đề án phát triển mỏ sẽ được khẩn trương chuẩn bị, có tính đến việc sẽ vận chuyển sản phẩm khí dọc theo cùng một tuyến đường với sản phẩm khí được khai thác từ mỏ Skarv.
Như vậy, việc sản xuất sẽ bổ sung nguồn cung cấp cho đường ống dẫn khí Baltic Pipe từ sau năm 2022.
Việc khoan được kiểm soát trực tiếp bởi Spirit Energy Norge, nhà điều hành nhượng quyền với 51,7% cổ phần. Các đối tác khác là Faroe Petroleum Norge với 15% cổ phần, Dyas Norge với 13,3% và PGNiG Upstream Norway với 20% cổ phần.
PGNiG UN hiện có quyền lợi trong 20 giấy phép thăm dò và sản xuất tại Na Uy và là nhà điều hành của 2 dự án trong số đó.
Công ty sản xuất hydrocacbon từ 5 mỏ và sở hữu thêm 2 lô lòng đất đang được phát triển thăm dò.
Tổng trữ lượng dự trữ có thể thu hồi đã được chứng minh của PGNiG ở biển Na Uy tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2018 là 83 triệu thùng dầu quy đổi.
Ngày 18/1/ 2018, PGNiG đã thông báo việc mua cổ phần trong mỏ khí và khí ngưng tụ Tommeliten Alpha tiếp theo trên thềm lục địa Na Uy ở Biển Bắc.
Equinor đã bán 42,38% cổ phần của mình trong khối PL 044 TA và 30% cổ phần trong khối PL 044 tại mỏ này cho PGNiG với giá 220 triệu USD.
Vẫn còn rất khó để đánh giá mức độ thành công trong các hoạt động dầu khí của Ba Lan trên thềm lục địa Na Uy.
Được biết, thị trường nội địa Ba Lan tiêu thụ khoảng 15 tỷ m3 khí mỗi năm, 1/3 khối lượng này là khí tự sản xuất, phần còn lại là từ nguồn nhập khẩu.
Nhà cung cấp khí đốt chính cho Ba Lan là Gazprom, trên cơ sở hợp đồng dài hạn mà theo đó nước này có thể mua 10,2 tỷ m3 khí đốt mỗi năm.
Tuy nhiên, dựa vào đường ống dẫn khí Baltic Pipe và cảng LNG Svinoustye, Ba Lan đang tìm cách từ bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga.
Vào ngày 17/10/2018, PGNiG thậm chí đã ký hợp đồng 20 năm với công ty Venture Global LNG của Mỹ để cung cấp cho Ba Lan 2 triệu tấn LNG mỗi năm.
Qua khảo sát, 32% người Ba Lan tin rằng PGNiG mua cổ phần trong các giấy phép khai thác khí đốt trên thềm lục địa Na Uy là để tăng khả năng cạnh tranh của mình trong lĩnh vực năng lượng; 31% tin rằng Ba Lan có thể hoàn toàn từ chối khí đốt của Nga.
Gazprom, xuất khẩu khí sang EU trong năm 2018 sẽ đạt 200 tỷ m3, phản ứng một cách bình tĩnh về việc PGNiG ký hợp đồng mua khí thiên nhiên hóa lỏng trong 20 năm với Venture Global LNG, vì luôn coi khí đốt của Nga là hoàn toàn cạnh tranh.
Bá Thủy
Theo RT