Tiếng kèn Kenny G gợi hoài niệm cho khán giả Việt

 Cách đây khoảng 20 năm, khi nhạc không lời ở giai đoạn thịnh hành nhất tại Việt Nam, những cái tên như Paul Mariat, Richard Clayderman, Yanni hay Kenny G đã đi vào tiềm thức của nhiều thính giả, từ người dân lao động cho tới giới doanh nhân. Trong số đó, Kenny G gắn với hình ảnh một lãng tử tóc xoăn dài bên cây kèn saxophone thổi lên những giai điệu ngọt ngào như Songbird, Forever in Love và không thể thiếu Going Home – bản nhạc đã quá phổ biến đến mức nhiều người có thể chẳng biết Kenny G là ai nhưng nghe giai điệu này họ sẽ nhận ra ngay.

Sau ngần ấy năm, nghệ sĩ saxophone lừng danh đã có đêm diễn đầu tiên tại Việt Nam vào tối 13/10 với khán phòng chật kín khán giả ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Khán giả đến với đêm nhạc của Kenny G thuộc khá nhiều thế hệ, trong đó đông nhất là 7x và 8x – hai lứa tuổi đã trải qua thời kỳ ấu thơ với tiếng kèn saxophone của người nghệ sĩ Mỹ. Tất cả đến với đêm nhạc với mục đích chính là được nghe lại những giai điệu ngày xưa, được ngắm nhìn “lãng tử bên cây kèn” bằng xương bằng thịt chứ không phải qua màn hình tivi như hồi trước.

tieng-ken-kenny-g-goi-hoai-niem-cho-khan-gia-viet

Khán giả xếp hàng dài ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia để chờ vào xem đêm nhạc của Kenny G. 

Đêm diễn bắt đầu từ 20h30 nhưng chị Nguyễn Thu Hương, một khán giả cuối thế hệ 7x, tới từ lúc 19h để có cơ hội xin chữ ký Kenny G lên album mới nhất của ông - Brazilian Nights. Gắn bó với những bản nhạc Forever in Love, Going Home từ thuở còn học phổ thông, chị Hương không giấu được sự xúc động khi được tiếp cận với Kenny G: “Ngày đó, khi còn là cô học sinh cấp ba say sưa với những bản nhạc không lời cùng chiếc đài cassette cổ, tôi chẳng thể nghĩ được là nhiều năm sau, khi đã đi làm, lập gia đình, lại có thể gặp mặt được người tác giả của những bản nhạc đã khiến tôi mộng mơ một thời. Nụ cười của Kenny G khiến tôi có một cảm giác thật ấm áp, thân quen”.

Đôi vợ chồng trung niên – ông Đức, bà Huệ - dìu nhau đi xem nhạc. Bà Huệ tâm sự: “Giá vé ở khu tầng một khá cao, chúng tôi cũng chẳng dư dả gì nên mua vé ngồi trên tầng hai. Vợ chồng tôi cũng không có nhu cầu gặp mặt nghệ sĩ để xin chữ ký gì, chỉ đơn giản là muốn được nghe lại những bản nhạc ngày xưa. Hồi đó, cứ lúc nào đi làm về là ông ấy lại mở băng video của Kenny G và trông lũ trẻ để tôi nấu ăn trong bếp. Tôi chẳng thể nào quên được cái khung cảnh gia đình khi đó. Giờ các con lớn cả rồi và đều đang đi học nước ngoài”.

Kenny G đã có một khởi đầu đầy bất ngờ cho đêm diễn khi bắt đầu những nốt nhạc đầu tiên từ hàng ghế khán giả. Nghệ sĩ đã chơi liên tiếp hai bản nhạc từ khán đài, với xung quanh là bao cặp mắt ngưỡng mộ và những nụ cười. Không những vậy, những câu giao lưu đầu tiên của Kenny G với khán giả lại là tiếng Việt: “Xin chào quý vị. Xin lỗi, tiếng Việt của tôi không được tốt. Chúng tôi rất vui. Cảm ơn quý vị đã đến tối nay”. Điều này khiến Kenny G ghi điểm tuyệt đối trong mắt khán giả bởi có thể nói ông là nghệ sĩ quốc tế “chịu khó” học tiếng Việt nhất từ trước đến nay để thể hiện trong phần giao lưu bằng những câu dài chứ không đơn thuần chỉ là “Xin chào” hay “Cảm ơn”.

Những ai hoài nghi về chuyện “buồn ngủ” khi nghe những bản nhạc không lời của Kenny G trong một không gian đòi hỏi sự tập trung đã phải nghĩ khác sau khi thưởng thức đêm nhạc. Anh Thành Trương, một khán giả 45 tuổi, nhận xét: “Tôi may mắn hơn nhiều khán giả khác là được đối tác tặng cho một cặp vé đi xem. Ban đầu, tôi nghĩ với kiểu nhạc như của Kenny G mà diễn ở sân khấu trong một hội trường thì rất dễ gây buồn ngủ. Nhưng trong hai tiếng biểu diễn, ông ấy đã liên tục lôi cuốn khán giả, lúc thì bằng kỹ thuật, lúc lại bằng phong thái và sự thân thiện trên sân khấu. Quả thực là có đi xem mới thấy cái cảm giác khi nghe đĩa ở nhà với xem nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp trên sân khấu nó khác nhau thế nào”.

tieng-ken-kenny-g-goi-hoai-niem-cho-khan-gia-viet-1

Kenny G ký tặng cho khán giả cả lúc trước lẫn sau khi biểu diễn.

Với mỗi khán giả ở nhiều lứa tuổi đi xem, họ lại có những ấn tượng riêng về từng khoảnh khắc. Khán giả trung niên thích thú với chất Bossa Nova trong bản nhạc Desafinado từ thập niên 1960, thế hệ 7x-8x xúc động trước những bản hit quen thuộc như Forever in Love hay Going Home trong khi khán giả nhí lại cảm thấy “bác tây này rất vui tính và nói tiếng Việt siêu”.

Bé Linh Linh, 7 tuổi, được bố mẹ dẫn đi xem Kenny G đã hồn nhiên thổ lộ sau đêm nhạc: “Con thích bác ấy rồi đấy. Bác ấy nói tiếng Việt giỏi quá. Con cũng thích nhất bài hát trong phim tàu chìm (My Heart Will Go Ontrong Titanic) mà bố mẹ con vẫn hay nghe ở nhà. Bác này thổi kèn bài ấy quá hay luôn”.

Chị Diệu Hằng, một khán giả thuộc lứa đầu của 8x, chia sẻ: “Tôi tự hỏi bản thân điều gì để lại ấn tượng nhất ở Kenny G trong tôi ở buổi tối nay. Không thể gọi ông là ‘Hoàng tử saxophone’ được vì ông rõ ràng là rất không đẹp trai rồi, lại còn già và nhiều nếp nhăn nữa. Nhưng cứ nhìn cách ông chơi từng bản nhạc của mình, cách ông xử lý từng nốt kèn, từng quãng hơi, tôi cảm nhận được niềm vui, sự say mê của ông khi được chơi nhạc, bất kể ông đã chơi chúng bao nhiêu lần rồi. Có lẽ ánh mắt đó của ông khiến tôi xúc động hơn cả âm nhạc của ông”.

Cũng giống như số đông khán giả, chị Hằng cũng ấn tượng với khoảnh khắc Kenny G ngước mắt lên trần, miệng nhẩm các câu tiếng Việt đã học từ trước mà lúc này trót quên để cố gắng nói chuyện với khán giả Việt Nam bằng thứ tiếng Việt “không tốt” và khiến cả hội trường vừa cười hào hứng, vừa vỗ tay cổ vũ.

“Nụ cười của ông lúc đó chân thành và ngượng nghịu, đáng yêu như một cậu học sinh quên bài vậy. Một nghệ sĩ tài năng, biết trân quý từng tác phẩm của mình, từng thành viên trong ban nhạc và từng thính giả trong đêm nhạc của mình như Kenny G, hẳn nhiên phải là một nghệ sĩ tuyệt vời”, chị Hằng xúc động.

tieng-ken-kenny-g-goi-hoai-niem-cho-khan-gia-viet-2

Kenny G xuất hiện từ hàng ghế khán giả và biểu diễn liên tiếp hai bản nhạc rồi sau đó mới lên sân khấu.

Anh Đức Nhật, sinh năm 1987, cũng có những hoài niệm riêng khi thưởng thức đêm nhạc: “Songbird là bản nhạc của Kenny G mà tôi yêu thích nhất. Tôi vẫn nhớ lần đầu khi nghe bài hát này là vào một buổi trưa hè thập niên 1990, khoảng năm 1995 - 1996 trên chiếc tivi lồi trong một chương trình ca nhạc ‘ru ngủ’ nào đó của đài Hà Nội. Hôm nay tôi được nghe lại giai điệu ấy trong một không gian khác cùng hàng nghìn khán giả khác. Lúc tiếng kèn saxophone vang lên với những nốt đầu tiên của Songbird, cái khung cảnh ngày xưa lại hiện về trong tôi với quạt trần bốn cánh, gối nan, chiếc tivi nhỏ xíu dùng ăngten bắt sóng, đầu video V8 trong căn phòng lụp xụp tường vôi vàng. Đúng là có những giai điệu sẽ gắn với khung cảnh mà lưu lại trong ký ức mãi mãi. Cảm ơn Kenny G vì một khoảnh khắc tuổi thơ trong chốc lát”.

Kết thúc đêm nhạc, nhiều người vẫn cố nán lại để xin chữ ký lên đĩa CD và chụp hình chung với Kenny G. Có lẽ rất lâu rồi mới có một nghệ sĩ quốc tế tới Việt Nam biểu diễn mà có sự tương tác nhiều với khán giả như vậy.

Nguyên MinhCách đây khoảng 20 năm, khi nhạc không lời ở giai đoạn thịnh hành nhất tại Việt Nam, những cái tên như Paul Mariat, Richard Clayderman, Yanni hay Kenny G đã đi vào tiềm thức của nhiều thính giả, từ người dân lao động cho tới giới doanh nhân. Trong số đó, Kenny G gắn với hình ảnh một lãng tử tóc xoăn dài bên cây kèn saxophone thổi lên những giai điệu ngọt ngào như Songbird, Forever in Love và không thể thiếu Going Home – bản nhạc đã quá phổ biến đến mức nhiều người có thể chẳng biết Kenny G là ai nhưng nghe giai điệu này họ sẽ nhận ra ngay.

Sau ngần ấy năm, nghệ sĩ saxophone lừng danh đã có đêm diễn đầu tiên tại Việt Nam vào tối 13/10 với khán phòng chật kín khán giả ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Khán giả đến với đêm nhạc của Kenny G thuộc khá nhiều thế hệ, trong đó đông nhất là 7x và 8x – hai lứa tuổi đã trải qua thời kỳ ấu thơ với tiếng kèn saxophone của người nghệ sĩ Mỹ. Tất cả đến với đêm nhạc với mục đích chính là được nghe lại những giai điệu ngày xưa, được ngắm nhìn “lãng tử bên cây kèn” bằng xương bằng thịt chứ không phải qua màn hình tivi như hồi trước.

tieng-ken-kenny-g-goi-hoai-niem-cho-khan-gia-viet
Khán giả xếp hàng dài ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia để chờ vào xem đêm nhạc của Kenny G.
Đêm diễn bắt đầu từ 20h30 nhưng chị Nguyễn Thu Hương, một khán giả cuối thế hệ 7x, tới từ lúc 19h để có cơ hội xin chữ ký Kenny G lên album mới nhất của ông - Brazilian Nights. Gắn bó với những bản nhạc Forever in Love, Going Home từ thuở còn học phổ thông, chị Hương không giấu được sự xúc động khi được tiếp cận với Kenny G: “Ngày đó, khi còn là cô học sinh cấp ba say sưa với những bản nhạc không lời cùng chiếc đài cassette cổ, tôi chẳng thể nghĩ được là nhiều năm sau, khi đã đi làm, lập gia đình, lại có thể gặp mặt được người tác giả của những bản nhạc đã khiến tôi mộng mơ một thời. Nụ cười của Kenny G khiến tôi có một cảm giác thật ấm áp, thân quen”.

Đôi vợ chồng trung niên – ông Đức, bà Huệ - dìu nhau đi xem nhạc. Bà Huệ tâm sự: “Giá vé ở khu tầng một khá cao, chúng tôi cũng chẳng dư dả gì nên mua vé ngồi trên tầng hai. Vợ chồng tôi cũng không có nhu cầu gặp mặt nghệ sĩ để xin chữ ký gì, chỉ đơn giản là muốn được nghe lại những bản nhạc ngày xưa. Hồi đó, cứ lúc nào đi làm về là ông ấy lại mở băng video của Kenny G và trông lũ trẻ để tôi nấu ăn trong bếp. Tôi chẳng thể nào quên được cái khung cảnh gia đình khi đó. Giờ các con lớn cả rồi và đều đang đi học nước ngoài”.

Kenny G đã có một khởi đầu đầy bất ngờ cho đêm diễn khi bắt đầu những nốt nhạc đầu tiên từ hàng ghế khán giả. Nghệ sĩ đã chơi liên tiếp hai bản nhạc từ khán đài, với xung quanh là bao cặp mắt ngưỡng mộ và những nụ cười. Không những vậy, những câu giao lưu đầu tiên của Kenny G với khán giả lại là tiếng Việt: “Xin chào quý vị. Xin lỗi, tiếng Việt của tôi không được tốt. Chúng tôi rất vui. Cảm ơn quý vị đã đến tối nay”. Điều này khiến Kenny G ghi điểm tuyệt đối trong mắt khán giả bởi có thể nói ông là nghệ sĩ quốc tế “chịu khó” học tiếng Việt nhất từ trước đến nay để thể hiện trong phần giao lưu bằng những câu dài chứ không đơn thuần chỉ là “Xin chào” hay “Cảm ơn”.


Những ai hoài nghi về chuyện “buồn ngủ” khi nghe những bản nhạc không lời của Kenny G trong một không gian đòi hỏi sự tập trung đã phải nghĩ khác sau khi thưởng thức đêm nhạc. Anh Thành Trương, một khán giả 45 tuổi, nhận xét: “Tôi may mắn hơn nhiều khán giả khác là được đối tác tặng cho một cặp vé đi xem. Ban đầu, tôi nghĩ với kiểu nhạc như của Kenny G mà diễn ở sân khấu trong một hội trường thì rất dễ gây buồn ngủ. Nhưng trong hai tiếng biểu diễn, ông ấy đã liên tục lôi cuốn khán giả, lúc thì bằng kỹ thuật, lúc lại bằng phong thái và sự thân thiện trên sân khấu. Quả thực là có đi xem mới thấy cái cảm giác khi nghe đĩa ở nhà với xem nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp trên sân khấu nó khác nhau thế nào”.

tieng-ken-kenny-g-goi-hoai-niem-cho-khan-gia-viet-1
Kenny G ký tặng cho khán giả cả lúc trước lẫn sau khi biểu diễn.
Với mỗi khán giả ở nhiều lứa tuổi đi xem, họ lại có những ấn tượng riêng về từng khoảnh khắc. Khán giả trung niên thích thú với chất Bossa Nova trong bản nhạc Desafinado từ thập niên 1960, thế hệ 7x-8x xúc động trước những bản hit quen thuộc như Forever in Love hay Going Home trong khi khán giả nhí lại cảm thấy “bác tây này rất vui tính và nói tiếng Việt siêu”.

Bé Linh Linh, 7 tuổi, được bố mẹ dẫn đi xem Kenny G đã hồn nhiên thổ lộ sau đêm nhạc: “Con thích bác ấy rồi đấy. Bác ấy nói tiếng Việt giỏi quá. Con cũng thích nhất bài hát trong phim tàu chìm (My Heart Will Go On trong Titanic) mà bố mẹ con vẫn hay nghe ở nhà. Bác này thổi kèn bài ấy quá hay luôn”.

Chị Diệu Hằng, một khán giả thuộc lứa đầu của 8x, chia sẻ: “Tôi tự hỏi bản thân điều gì để lại ấn tượng nhất ở Kenny G trong tôi ở buổi tối nay. Không thể gọi ông là ‘Hoàng tử saxophone’ được vì ông rõ ràng là rất không đẹp trai rồi, lại còn già và nhiều nếp nhăn nữa. Nhưng cứ nhìn cách ông chơi từng bản nhạc của mình, cách ông xử lý từng nốt kèn, từng quãng hơi, tôi cảm nhận được niềm vui, sự say mê của ông khi được chơi nhạc, bất kể ông đã chơi chúng bao nhiêu lần rồi. Có lẽ ánh mắt đó của ông khiến tôi xúc động hơn cả âm nhạc của ông”.

Cũng giống như số đông khán giả, chị Hằng cũng ấn tượng với khoảnh khắc Kenny G ngước mắt lên trần, miệng nhẩm các câu tiếng Việt đã học từ trước mà lúc này trót quên để cố gắng nói chuyện với khán giả Việt Nam bằng thứ tiếng Việt “không tốt” và khiến cả hội trường vừa cười hào hứng, vừa vỗ tay cổ vũ.

“Nụ cười của ông lúc đó chân thành và ngượng nghịu, đáng yêu như một cậu học sinh quên bài vậy. Một nghệ sĩ tài năng, biết trân quý từng tác phẩm của mình, từng thành viên trong ban nhạc và từng thính giả trong đêm nhạc của mình như Kenny G, hẳn nhiên phải là một nghệ sĩ tuyệt vời”, chị Hằng xúc động.

tieng-ken-kenny-g-goi-hoai-niem-cho-khan-gia-viet-2
Kenny G xuất hiện từ hàng ghế khán giả và biểu diễn liên tiếp hai bản nhạc rồi sau đó mới lên sân khấu.
Anh Đức Nhật, sinh năm 1987, cũng có những hoài niệm riêng khi thưởng thức đêm nhạc: “Songbird là bản nhạc của Kenny G mà tôi yêu thích nhất. Tôi vẫn nhớ lần đầu khi nghe bài hát này là vào một buổi trưa hè thập niên 1990, khoảng năm 1995 - 1996 trên chiếc tivi lồi trong một chương trình ca nhạc ‘ru ngủ’ nào đó của đài Hà Nội. Hôm nay tôi được nghe lại giai điệu ấy trong một không gian khác cùng hàng nghìn khán giả khác. Lúc tiếng kèn saxophone vang lên với những nốt đầu tiên của Songbird, cái khung cảnh ngày xưa lại hiện về trong tôi với quạt trần bốn cánh, gối nan, chiếc tivi nhỏ xíu dùng ăngten bắt sóng, đầu video V8 trong căn phòng lụp xụp tường vôi vàng. Đúng là có những giai điệu sẽ gắn với khung cảnh mà lưu lại trong ký ức mãi mãi. Cảm ơn Kenny G vì một khoảnh khắc tuổi thơ trong chốc lát”.

Kết thúc đêm nhạc, nhiều người vẫn cố nán lại để xin chữ ký lên đĩa CD và chụp hình chung với Kenny G. Có lẽ rất lâu rồi mới có một nghệ sĩ quốc tế tới Việt Nam biểu diễn mà có sự tương tác nhiều với khán giả như vậy.

Nguyên Minh


Giày Đại Phát solution
Số người online:
20942
Số người truy cập:
9131775