Thế giới bắt đầu 'du lịch trả thù' hậu Omicron

 Trước khi Omicron xuất hiện, nhiều nước đã mở đón khách quốc tế. Nhưng vào giai đoạn đó, nhiều người vẫn e ngại việc xuất ngoại vì vướng các hạn chế về cách ly, giấy tờ, thủ tục khi nhập cảnh. Họ cũng lo lắng về nguy cơ nhiễm Covid-19 khi đi du lịch, và phải chi trả bảo hiểm y tế cao.

Mọi lo lắng dần như tan biến, khi Omicron xuất hiện. Biến thể mới dễ lây lan hơn, nhưng thống kê tại các nước chỉ ra rằng số lượng người trở nặng ít hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn. Và nhiều người thậm chí còn không có biểu hiện gì khác thường dù mắc Omicron.

Tình trạng sảnh quốc tế vắng bóng người tại các sân bay trên thế giới sẽ sớm chấm dứt. Các chuyên gia du lịch tin rằng, mọi thứ sẽ dần sớm quay trở lại như trước kia sau khi biến thể Omicron xuất hiện. Ảnh: AFP

Sau khi khỏi bệnh, du khách cảm thấy tự tin hơn về khả năng miễn dịch của mình. Cùng với cơ chế mở cửa đón khách của nhiều nước như quay trở lại thời trước khi dịch bệnh xuất hiện, tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu cao, du khách khắp nơi bắt đầu đi du lịch nhiều. Các chuyên gia gọi đây là kiểu "du lịch trả thù", nhằm bù đắp cảm giác cuồng chân mà mọi người phải chịu đựng trong suốt hai năm qua.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết lượng vé quốc tế bán ra trong hai tháng đầu năm nay tăng nhanh nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện. Đầu tháng hai, doanh số bán vé bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Điều này là nhờ nhiều quốc gia trên thế giới nới lỏng quy định đi lại.

Người dân không thể trở đợi lâu hơn nữa để đi du lịch. Singapore là một ví dụ. Skyscanner chỉ ra rằng lượng tìm kiếm các điểm du lịch quốc tế của người dân nước này tăng 71% so với tháng trước. Theo công ty phân tích du lịch ForwardKeys, lượng đặt phòng của khách Singapore đến Australia tăng 179%. Tương tự, Booking.com đã chứng kiến yêu cầu đặt phòng khách sạn gia tăng với các điểm đến gần đảo quốc sư tử như Kuala Lumpur và Seoul, xa hơn là London và Paris. Các nhà làm du lịch hy vọng vào một tương lai phục hồi tươi sáng.

Nhưng khó khăn chưa kết thúc. Xung đột Nga - Ukraine khiến giá xăng giầu tăng trên 100 USD một thùng. Giá vé máy bay có thể vì thế cũng tăng, do chi phí nhiên liệu cao hơn. Mọi thứ có thể dẫn đến lạm phát, phí sinh hoạt cao hơn. Điều này khiến du khách phải chi trả nhiều tiền hơn, và bắt đầu đắn đo, tính toán khi đi du lịch.

Bên cạnh đó, Trung Quốc, thị trường du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới, vẫn chưa mở cửa hoàn toàn. Người dân nước này vẫn chưa được phép đi du lịch nước ngoài thoải mái, và phải thực hiện cách ly 14 đến 21 ngày khi trở về.

Thế giới vẫn còn xa mức độ kết nối trước đại dịch. Tuy nhiên, khi nhiều khách du lịch thu xếp hành lý, liệu các điểm đến đã sẵn sàng? Không phải mọi điểm đến trên thế giới đã sẵn sàng mở cửa hoàn toàn.

IATA chỉ ra trong 50 thị trường du lịch hàng đầu thế giới qua đường hàng không, 37 nơi mở cửa với các yêu cầu khác nhau. Chỉ 18 nơi trong só đó loại bỏ yêu cầu cách ly, hoặc xét nghiệm trước khi khởi hành. Dù vậy, khách du lịch hầu hết đã tiêm phòng đủ hai mũi, và hiện ít phải đối mặt với các thủ tục phức tạp khi nhập cảnh. Điều này mang lại cho họ tâm thế tự tin, sẵn sàng đặt vé máy bay và lên đường.

Tổng giám đốc IATA Willie Walsh cho rằng, để có thể thúc đẩy nhiều người đi du lịch hơn nữa, các quốc gia vẫn cần nới lỏng thêm các thủ tục. Quy định xét nghiệm, cách ly chỉ nên áp dụng với những ai chưa tiêm vaccine.

Anh Minh (Theo CNA)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
25689
Số người truy cập:
9138966