Sách về những tấm gương ham đọc

 Cuốn sách Những tấm gương ham đọc sách và tự học trong thời đại Hồ Chí Minh gồm hai phần. Phần một viết về Hồ Chí Minh chiếm gần nửa cuốn sách, trong đó tác giả tìm hiểu sự gắn bó của Hồ Chủ tịch với sách báo từ lúc nhỏ cho tới khi hoạt động cách mạng, phương pháp đọc sách báo và kỹ năng tự học của Hồ Chủ tịch.

Phần hai, tác giả viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư - nhà khoa học Tạ Quang Bửu, Giáo sư Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Đào Duy Anh, Giáo sư - bác sĩ Tôn Thất Tùng, Giáo sư - nhà toán học Hoàng Tụy.

sach-ve-nhung-tam-guong-ham-doc

Chị Vũ Dương Thúy Ngà cho biết mỗi gương mặt xuất hiện trong cuốn sách đại diện cho một lĩnh vực gồm quân sự, khoc học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Theo tác giả, thông qua tấm gương về các chính khách và nhà khoa học lỗi lạc, mỗi người trong mỗi ngành nghề sẽ chọn được phương pháp đọc sao cho phù hợp. Ví dụ, giáo sư Tôn Thất Tùng chú trọng đọc sách phải kết hợp quan sát, thực nghiệm. Ông Đào Duy Anh chú trọng phải tìm đến nguồn tài liệu gốc và điền dã...

Các chi tiết đưa vào sách đều thông qua tư liệu kết hợp gặp gỡ trực tiếp với gia đình, người thân cận với nhân vật. Để viết về Hồ Chủ tịch, tác giả đến các khu di tích, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thư viện Quốc gia - nơi lưu trữ những nguồn tài liệu cần thiết. Tác giả cũng tìm đến cô con gái Võ Hòa Bình hay những thư ký của Võ Nguyên Giáp để tìm hiểu về ông. Với Giáo sư Tôn Thất Tùng, tác giả may mắn có chồng trong ngành y và là học trò của ông.

Chị Ngà chia sẻ về mục đích của cuốn sách: "Khát vọng của Hồ Chủ tịch là đưa dân tộc trở thành một dân tộc thông thái, mà muốn có được điều đó thì cần phải đọc và học. Tôi muốn thông qua cuốn sách truyền tải những thông điệp, bài học của các nhân vật lỗi lạc tới giới trẻ về việc đọc sách, nhằm nâng cao văn hóa đọc".

Sách phát hành chào mừng Ngày sách Việt Nam 21/4.

Di CaCuốn sách Những tấm gương ham đọc sách và tự học trong thời đại Hồ Chí Minh gồm hai phần. Phần một viết về Hồ Chí Minh chiếm gần nửa cuốn sách, trong đó tác giả tìm hiểu sự gắn bó của Hồ Chủ tịch với sách báo từ lúc nhỏ cho tới khi hoạt động cách mạng, phương pháp đọc sách báo và kỹ năng tự học của Hồ Chủ tịch.

Phần hai, tác giả viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư - nhà khoa học Tạ Quang Bửu, Giáo sư Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Đào Duy Anh, Giáo sư - bác sĩ Tôn Thất Tùng, Giáo sư - nhà toán học Hoàng Tụy.

sach-ve-nhung-tam-guong-ham-doc
Chị Vũ Dương Thúy Ngà cho biết mỗi gương mặt xuất hiện trong cuốn sách đại diện cho một lĩnh vực gồm quân sự, khoc học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Theo tác giả, thông qua tấm gương về các chính khách và nhà khoa học lỗi lạc, mỗi người trong mỗi ngành nghề sẽ chọn được phương pháp đọc sao cho phù hợp. Ví dụ, giáo sư Tôn Thất Tùng chú trọng đọc sách phải kết hợp quan sát, thực nghiệm. Ông Đào Duy Anh chú trọng phải tìm đến nguồn tài liệu gốc và điền dã...

Các chi tiết đưa vào sách đều thông qua tư liệu kết hợp gặp gỡ trực tiếp với gia đình, người thân cận với nhân vật. Để viết về Hồ Chủ tịch, tác giả đến các khu di tích, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thư viện Quốc gia - nơi lưu trữ những nguồn tài liệu cần thiết. Tác giả cũng tìm đến cô con gái Võ Hòa Bình hay những thư ký của Võ Nguyên Giáp để tìm hiểu về ông. Với Giáo sư Tôn Thất Tùng, tác giả may mắn có chồng trong ngành y và là học trò của ông.

Chị Ngà chia sẻ về mục đích của cuốn sách: "Khát vọng của Hồ Chủ tịch là đưa dân tộc trở thành một dân tộc thông thái, mà muốn có được điều đó thì cần phải đọc và học. Tôi muốn thông qua cuốn sách truyền tải những thông điệp, bài học của các nhân vật lỗi lạc tới giới trẻ về việc đọc sách, nhằm nâng cao văn hóa đọc".

Sách phát hành chào mừng Ngày sách Việt Nam 21/4.

Di Ca


Giày Đại Phát solution
Số người online:
22296
Số người truy cập:
9133963