Lễ tưởng niệm 34 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng

 Đến dự buổi lễ có: Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phụ trách phía Nam; Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, UBMTTQ Tỉnh và các thành phố, huyện, thị xã của Tỉnh An Giang và huyện Côn Đảo; bà Lê Thị Kim Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác phía Nam Văn phòng Quốc hội; bà Nguyễn Thị Thùy Dương, Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ VHTTDL; đại diện các Khu di tích, Bảo tàng tại TP.HCM, Sở VHTTDL tỉnh An Giang, bảo tàng An Giang, di tích lịch sử Quốc gia cùng thân nhân và gia đình Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Các đoàn đại biểu đã dâng hoa, dâng hương trước tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân Lễ tưởng niệm 34 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/03/1980 – 30/03/ 2014).


Toàn cảnh buổi lễ

Thay mặt Bảo tàng Tôn Đức Thắng, bà Trần Xuân Thảo đã cùng các đại biểu ôn lại cuộc đời vẻ vang và quá trình hoạt động Cách Mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức của người chiến sỹ Cách Mạng trung kiên, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Sau Cách Mạng tháng 8, Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Côn Đảo trở về và được điều động hoạt động cùng TW Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Tôn Đức Thắng được giao giữ cương vị Phó chủ tịch nước. Sau đó là Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời.


Bà Trần Xuân Thảo đọc diễn văn tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân. Suốt 92 tuổi đời và hơn 70 năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng với nếp sống khiêm tốn giản dị, khiêm nhường, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu nước, thương dân; đoàn kết, sống tương thân tương ái.


Bà Tôn Tuyết Dung – con nuôi kể lại những câu chuyện về Chủ tịch Tôn Đức Thắng

TP.HCM vinh dự là nơi giai cấp công nhân ra đời rất sớm, nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng sáng lập và lãnh đạo Công hội đầu tiên trong cả nước. Để tỏ lòng biết ơn, một con đường ở trung tâm thành phố vinh dự mang tên Bác, bảo tàng mang tên Chủ tịch Tôn Đức Thắng được thành lập, thành phố đã có giải thưởng mang tên Tôn Đức Thắng đế trao cho những công dân ưu tú trong lao động sáng tạo và học tập nâng cao trình độ, tổ chức Công đoàn TP.HCM có một hệ thống trường học mang tên Người.

Hiện nay, toàn Đảng đang tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 4 khóa XI, soi rọi lại tấm gương đạo đức Cách Mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng càng có ý nghĩa, mang tính thời đại sâu sắc để mỗi cán bộ, đảng viên tiếp tục học tập và rèn luyện, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Tại Lễ tưởng niệm 34 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng, các thế hệ con cháu nơi quê hương cù lao xanh cùng lãnh đạo tỉnh An Giang đã trồng cây ô môi lưu niệm dấu ấn quê hương của bác Tôn tại bảo tàng.


Cây ô môi được trồng tại bảo tàng Tôn Đức Thắng

Tưởng niệm 34 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng, lớp con cháu tự hào về Bác và nguyện noi gương, kế thừa sự nghiệp của Bác Hồ, Bác Tôn, mãi mãi xứng đáng với những hy sinh to lớn của đồng bào, đồng chí đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Theo Vhttdlkv3.gov.vn


Giày Đại Phát solution
Số người online:
21413
Số người truy cập:
9063884