Hồn quê Bắc bộ trong tranh Đặng Quý Khoa

Thôn nữ sơn cước trong đêm trăng, cảnh gặt lúa ở miền quê Bắc bộ... hiện lên mộc mạc qua tranh sơn dầu, màu nước của Đặng Quý Khoa.

Tác phẩm Đường làng, chất liệu màu nước thuộc bộ sưu tập của họa sĩ Đặng Quý Khoa, được trưng bày tại triển lãm kéo dài từ ngày 1 đến 15/10 tại TP HCM. Họa sĩ gốc Hà Nội trưởng thành từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (tiền thân của trường Mỹ thuật Đông Dương), theo đuổi nhiều đề tài, thể loại, trong đó tranh phong cảnh, sinh hoạt chiếm số lượng nhiều hơn cả.

Tác phẩm "Đường làng", chất liệu màu nước thuộc bộ sưu tập của họa sĩ Đặng Quý Khoa, được trưng bày tại triển lãm từ ngày 1 đến 15/10 tại TP HCM. Họa sĩ gốc Hà Nội trưởng thành từ Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (tiền thân của trường Mỹ thuật Đông Dương), theo đuổi nhiều đề tài, thể loại, trong đó tranh phong cảnh, sinh hoạt chiếm số lượng nhiều hơn cả.

Nét bình dị vùng chợ quê trong một tác phẩm màu nước. Họa sĩ 86 tuổi chủ yếu sử dụng bút họa hiện thực lãng mạn, tái hiện phong cảnh làng xóm, đồng ruộng dưới chân núi, kiến trúc đền, chùa vùng trung du Bắc Bộ với sắc thái văn hoá đặc trưng của vùng sông nước nông nghiệp.

Nét bình dị vùng chợ quê trong một tác phẩm màu nước. Họa sĩ 86 tuổi chủ yếu sử dụng phương pháp hiện thực lãng mạn, tái hiện phong cảnh làng xóm, đồng ruộng dưới chân núi, kiến trúc đền, chùa vùng trung du Bắc Bộ với sắc thái văn hoá đặc trưng của vùng sông nước nông nghiệp.

Họa sĩ cho biết ông vẽ tranh để hoài niệm, gợi cho người xem vẻ yên bình của làng quê qua cảnh người thân thu hoạch lúa, con đò, quán hàng dưới gốc đa, những đứa trẻ chăn trâu tóc để trái đào, bà mẹ nón thúng quai thao...

Họa sĩ cho biết ông vẽ tranh để hoài niệm, gợi cho người xem vẻ yên bình của làng quê qua cảnh người thân thu hoạch lúa, con đò, quán hàng dưới gốc đa, những đứa trẻ chăn trâu tóc để trái đào, bà mẹ nón thúng quai thao...

Nông thôn Bắc bộ là cảm hứng chủ đạo của Đặng Quý Khoa, với cảnh sinh hoạt đầm ấm của những cụ già vui đùa cùng con cháu trong các công việc thường ngày như chăn trâu, đan giỏ, vá lưới, buông câu, hút điếu cày...

Nông thôn Bắc bộ là cảm hứng chủ đạo của Đặng Quý Khoa, với cảnh sinh hoạt đầm ấm của những cụ già vui đùa cùng con cháu trong công việc thường ngày như chăn trâu, đan giỏ, vá lưới, buông câu, hút điếu cày...

Bức Ông và cháu, chất liệu sơn dầu.

Bức "Ông và cháu", chất liệu sơn dầu.

Trên nền thiên nhiên đó, hình ảnh con người trong trang phục truyền thống áo tứ thân, nón thúng quai thao gợi nên vẻ đẹp đậm văn hoá, tín ngưỡng dân tộc

Trên nền phong cảnh đình chùa, hình ảnh con người trong trang phục áo tứ thân, khăn mỏ quạ... gợi nên vẻ đẹp văn hoá, tín ngưỡng dân tộc.

Hội thả đèn là một trong những thử nghiệm của tác giả ở thể loại vẽ lụa, bên cạnh sơn dầu và màu nước. Họa sĩ cho biết lụa và giấy dó hợp với lối vẽ và tâm hồn của ông, tạo độ mơ màng từ vết màu loang nhoè tự nhiên trên nền chất liệu.

"Hội thả đèn" là một trong những thử nghiệm của tác giả ở thể loại vẽ lụa, bên cạnh sơn dầu và màu nước. Họa sĩ cho biết lụa và giấy dó hợp với lối vẽ và tâm hồn của ông, tạo độ mơ màng từ vết màu loang nhoè tự nhiên trên nền chất liệu.

Ở tranh phong cảnh miền núi, tác giả nhấn mạnh vẻ tự nhiên của đồng ruộng, cây cỏ, thác nước... Núi non trùng điệp được thu vào tầm nhìn với ruộng bậc thang, cđồng lúa chín vàng, thấp thoáng bóng những cô gái Thái đang gặt lúa.

Ở tranh phong cảnh miền núi, tác giả nhấn mạnh vẻ tự nhiên của đồng ruộng, cây cỏ, thác nước... Núi non trùng điệp được thu vào tầm nhìn với ruộng bậc thang, cđồng lúa chín vàng, thấp thoáng bóng những cô gái Thái đang gặt lúa.

Chân dung thiếu nữ miền sơn cước trong đêm trăng. Loạt tranh đặc trưng cho phong cách sáng tác của ông ở đề tài trung du là Dưới trăng (lụa), Ngày mùa (lụa), Chợ vùng cao (màu nước trên giấy), Bản làng, Xuống chợ (Màu nước trên giấy), Làng quê, Mùa gặt, Xuống chợ.

Chân dung thiếu nữ miền sơn cước trong đêm trăng. Loạt tranh đặc trưng cho phong cách sáng tác của ông ở đề tài trung du là "Dưới trăng" (lụa), "Ngày mùa" (lụa), "Chợ vùng cao" (màu nước trên giấy), "Bản làng", "Xuống chợ" (Màu nước trên giấy), "Làng quê", "Mùa gặt", "Xuống chợ".

Khách mời thưởng thức tác phẩm của Đặng Quý Khoa tại triển lãm ở TP HCM. Bà Đặng Thị Bích Ngân - Giám đốc Nhà xuất bản Mỹ thuật, khách dự sự kiện - đánh giá tranh của ông gửi gắm chủ đề bình dị, thường nhật nhưng ẩn chứa tinh thần thiền định qua những đường nét mềm mại.Họa sĩ Đặng Quý Khoa sinh năm 1936 tại Hà Nội, người thầy gắn bó với nhiều thế hệ học trò ở Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Kiến trúc...  Ông tốt nghiệp khoá 1, hệ chính khóa chuyên khoa sơn dầu (1957-1962), Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, cùng lứa với các họa sĩ nổi tiếng như: Vũ Giáng Hương, Lê Thiệp, Phạm Công Thành, Nguyễn Ngọc Thọ... Năm 1978, ông giảng dạy môn Đạc biểu kiến trúc cho Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1980, họa sĩ được giao chức vụ Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học của trường, năm 1987 giữ chức Trưởng khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật. Năm 2014, ông dần giảm sáng tác do bị tai biến, tay phải không còn đủ lực.

Khách mời thưởng thức tác phẩm của Đặng Quý Khoa tại triển lãm ở TP HCM. Bà Đặng Thị Bích Ngân - Giám đốc Nhà xuất bản Mỹ thuật, khách dự sự kiện - đánh giá tranh của ông gửi gắm chủ đề bình dị, thường nhật nhưng ẩn chứa tinh thần thiền định qua những đường nét mềm mại.

Họa sĩ Đặng Quý Khoa sinh năm 1936 tại Hà Nội, người thầy gắn bó với nhiều thế hệ học trò ở Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Kiến trúc... Ông tốt nghiệp khóa 1, hệ chính khóa chuyên khoa sơn dầu (1957-1962), Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, cùng lứa các họa sĩ nổi tiếng như: Vũ Giáng Hương, Lê Thiệp, Phạm Công Thành, Nguyễn Ngọc Thọ... Năm 1978, ông giảng dạy môn Đạc biểu kiến trúc cho Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1980, họa sĩ được giao chức vụ Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học của trường, năm 1987 giữ chức Trưởng khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật. Năm 2014, ông dần giảm sáng tác do bị tai biến, tay phải không còn đủ lực.

Mai Nhật (ảnh: Hòa Bình)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
2663
Số người truy cập:
4761982