Theo điều 148 Bộ luật Hình sự (tội Tảo hôn), người nào cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn (nam là từ đủ 20 và nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên) mặc dù đã có quyết định của toà án buộc chấm dứt quan hệ đó, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Tuy nhiên sau nhiều năm áp dụng, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đang đề xuất bỏ tội danh này vì nhận thấy có ít vụ việc được xử lý. Trao đổi vớiVnExpress, chuyên gia luật hình sự Trần Đức Thìn (nguyên hiệu phó Đại học Luật Hà Nội) cho hay từ Bộ luật Hình sự 1985 đã quy định tội danh nhưng việc xử lý rất ít và kém hiệu quả.
Ông nhận thấy nhiều năm qua cách chính quyền thường làm với người có hành vi này là giáo dục, khuyên nhủ. "Khi ta dạy con có thể quát tháo, mắng mỏ thậm chí đánh đòn nhưng liệu có tốt hơn là ôn tồn phân tích, khuyên nhủ…", nhà giáo này ví von và cho rằng cuộc đấu tranh chống tục tảo hôn sẽ "còn lâu dài", đòi hỏi nhiều biện pháp vừa mềm dẻo và quyết liệt.
Như ông Thìn, luật sư Nguyễn Văn Chiến (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) tán thành đề xuất bỏ tội tảo hôn khi sửa đổi Bộ luật Hình sự. "Nếu nói bỏ tội danh này sẽ mất tính răn đe thì không đúng, bởi đây không phải là tội phạm. Hơn nữa, rất hiếm có vụ việc nào xử lý vi phạm hành chính về tảo hôn mà sau đó lần thứ hai người ta lại tổ chức tảo hôn nữa để có căn cứ xử lý hình sự", ông Chiến nói.
Theo ông Chiến, vấn đề nữa là quy định “sau đó còn vi phạm” hiện gây khó cho việc xử lý. Khi họ tiếp tục là vợ chồng, xử lý để cho tồn tại hay xử lý buộc chấm dứt? “Điều này luật hiện hành không quy định rõ dẫn đến rất khó thực hiện. Đây cũng chính là lý do tội này bao năm qua không thể đi vào thực tiễn”, ông Chiến chia sẻ.
Dua 16 tuổi nhưng đã có con một tuổi. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. |
Ở khía cạnh khác, luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội) cho rằng dù rất hiếm trường hợp bị xử lý nhưng nếu bỏ tội này e sẽ không bảo đảm được tác dụng ngăn ngừa, răn đe. "Theo tôi, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi không nên bỏ tội danh này", ông Bình nêu quan điểm.
Theo Luật sư Bình, nạn tảo hôn đã để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, trong khi đó biện pháp xử lý hành chính chưa đủ mạnh để răn đe với mức phạt cao nhất cũng chỉ 200.000 đồng (theo Nghị định 87/2001). Vì việc xử lý theo luật hình sự với người đã cố tình vi phạm là cần thiết.
Ông Lê Đức Thọ (Phó Trưởng Công an huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) cũng cho rằng dù thực tế việc xử lý hình sự trong những năm qua rất ít thì cũng không nên bỏ tội tảo hôn. “Ít nhất còn có tính răn đe. Nếu không việc này sẽ càng khó kiểm soát”, Phó trưởng công an lo ngại.
Theo ông Thọ, tại nhiều khu vực vùng núi như Văn Yên, nạn tảo hôn diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng chưa khởi tố vụ án nào về việc này bởi chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý hành chính ban đầu.
Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực từ 1/7/2000 và đã được sửa đổi, bổ sung một số điều từ ngày 1/1/2010. Trước đó, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần trong các năm từ 1989 đến 1997. |
Bảo HàTheo điều 148 Bộ luật Hình sự (tội Tảo hôn), người nào cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn (nam là từ đủ 20 và nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên) mặc dù đã có quyết định của toà án buộc chấm dứt quan hệ đó, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Tuy nhiên sau nhiều năm áp dụng, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đang đề xuất bỏ tội danh này vì nhận thấy có ít vụ việc được xử lý. Trao đổi với VnExpress, chuyên gia luật hình sự Trần Đức Thìn (nguyên hiệu phó Đại học Luật Hà Nội) cho hay từ Bộ luật Hình sự 1985 đã quy định tội danh nhưng việc xử lý rất ít và kém hiệu quả.
Ông nhận thấy nhiều năm qua cách chính quyền thường làm với người có hành vi này là giáo dục, khuyên nhủ. "Khi ta dạy con có thể quát tháo, mắng mỏ thậm chí đánh đòn nhưng liệu có tốt hơn là ôn tồn phân tích, khuyên nhủ…", nhà giáo này ví von và cho rằng cuộc đấu tranh chống tục tảo hôn sẽ "còn lâu dài", đòi hỏi nhiều biện pháp vừa mềm dẻo và quyết liệt.
Như ông Thìn, luật sư Nguyễn Văn Chiến (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) tán thành đề xuất bỏ tội tảo hôn khi sửa đổi Bộ luật Hình sự. "Nếu nói bỏ tội danh này sẽ mất tính răn đe thì không đúng, bởi đây không phải là tội phạm. Hơn nữa, rất hiếm có vụ việc nào xử lý vi phạm hành chính về tảo hôn mà sau đó lần thứ hai người ta lại tổ chức tảo hôn nữa để có căn cứ xử lý hình sự", ông Chiến nói.
Theo ông Chiến, vấn đề nữa là quy định “sau đó còn vi phạm” hiện gây khó cho việc xử lý. Khi họ tiếp tục là vợ chồng, xử lý để cho tồn tại hay xử lý buộc chấm dứt? “Điều này luật hiện hành không quy định rõ dẫn đến rất khó thực hiện. Đây cũng chính là lý do tội này bao năm qua không thể đi vào thực tiễn”, ông Chiến chia sẻ.
taohon1-312845-1370882216-500x-3547-4172
Dua 16 tuổi nhưng đã có con một tuổi. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam.
Ở khía cạnh khác, luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội) cho rằng dù rất hiếm trường hợp bị xử lý nhưng nếu bỏ tội này e sẽ không bảo đảm được tác dụng ngăn ngừa, răn đe. "Theo tôi, dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi không nên bỏ tội danh này", ông Bình nêu quan điểm.
Theo Luật sư Bình, nạn tảo hôn đã để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, trong khi đó biện pháp xử lý hành chính chưa đủ mạnh để răn đe với mức phạt cao nhất cũng chỉ 200.000 đồng (theo Nghị định 87/2001). Vì việc xử lý theo luật hình sự với người đã cố tình vi phạm là cần thiết.
Ông Lê Đức Thọ (Phó Trưởng Công an huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) cũng cho rằng dù thực tế việc xử lý hình sự trong những năm qua rất ít thì cũng không nên bỏ tội tảo hôn. “Ít nhất còn có tính răn đe. Nếu không việc này sẽ càng khó kiểm soát”, Phó trưởng công an lo ngại.
Theo ông Thọ, tại nhiều khu vực vùng núi như Văn Yên, nạn tảo hôn diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng chưa khởi tố vụ án nào về việc này bởi chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý hành chính ban đầu.
Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực từ 1/7/2000 và đã được sửa đổi, bổ sung một số điều từ ngày 1/1/2010. Trước đó, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần trong các năm từ 1989 đến 1997.
Bảo Hà