Xăng dầu: Bộ Công thương lại "phản pháo"

Việc lỗ - lãi hai bộ đưa ra khác nhau khi ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho rằng kinh doanh xăng dầu đang lỗ nhưng Bộ trưởng Tài chính nói lãi 780 đồng/lít tại thời điểm giảm giá ngày 26-8, ông Tú nói cách tính của ông An rất minh bạch, dựa trên công thức tính giá cơ sở do Bộ Tài chính xây dựng và được nêu trong Nghị định 84.

Xăng dầu: Bộ Công thương lại "phản pháo", Tin tức Việt Nam, Tin tức trong ngày, tang gia xang, bo truong bo tai chinh, thu thuong bo cong thuong, xang dau, tin tuc, tin hot, tin hay

Ông Nguyễn Cẩm Tú (phải): Với tư cách là người quản lý các DN xăng dầu, tôi khẳng định chưa có DN nào “dọa” Nhà nước

"Bộ Công thương tính đúng"

Đây là bảng giá cơ sở mà tất cả cơ quan quản lý gồm bộ Tài chính, Công thương, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ vẫn dùng để điều hành. "Người dân có thể tra tờ Thị trường hàng ngày, luôn đăng bảng giá này. Còn cách tính mà Bộ trưởng Vương Đình Huệ công bố lãi 780 đồng/lít xăng thì chúng tôi không được biết, vì chưa bao giờ anh Huệ công bố. Con số đó chỉ được đưa ra tại cuộc hội thảo ngày hôm đó", ông Tú nói.

Nói về ảnh hưởng của giá xăng dầu với nguy cơ “vỡ” hệ thống mà mình nêu tại cuộc tranh cãi, ông Tú cho rằng trong vài năm gần đây, DN chịu một khoản lỗ tích lũy đến nay khá lớn. Trước đây, theo Nghị định 55, Nhà nước bù lỗ nhưng khi áp dụng Nghị định 84 thì Nhà nước không bù lỗ nữa. Khi đó các DN đầu mối giảm lượng hàng nhập về để giảm lỗ, đồng thời giảm hoa hồng cho đại lý, cửa hàng bán lẻ. Khi hoa hồng giảm sâu, các cửa hàng lẻ cũng không muốn bán nữa.

Cũng theo ông Tú, một lít xăng dầu ở cửa hàng bán lẻ muốn có lãi thì bổ sung cho họ 500 đồng chi phí, nhưng theo điều hành Nhà nước, tổng chi phí định mức qui định chỉ có 600 đồng/lít. Nếu chia đủ 500 đồng cho cửa hàng bán lẻ thì Tổng đại lý và DN đầu mối còn có 100 đồng/lít chi phí. Đây là điều bất hợp lý. Vì thế họ tìm mọi cách giảm hoa hồng của nhau. Thêm nữa, vì dự trữ xăng dầu thì phải mất chi phí giá vốn, phí trông coi, kho tàng, hư hao nên khi khó khăn, người ta giảm dự trữ. Các vấn đề này gây ra nguy cơ: Giá có thể rất thấp nhưng không có xăng bán!.

Chưa DN nào “dọa” Nhà nước


Ông Tú cũng cho rằng: Hiện nay, lỗ tích lũy đã lớn hơn, khó khăn đã nhiều hơn và cũng phải nói thực, thói quen vi phạm đã bắt đầu nhen nhóm. Tôi phải thừa nhận, các DN khó khăn thật, vay ngân hàng không được, mua ngoại tệ không được, mà lại có lỗ tích lũy. “Với tư cách là người quản lý các DN xăng dầu, tôi khẳng định chưa có DN nào “dọa” Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ từng đánh giá các DN xăng dầu đều hết sức cố gắng vượt qua khó khăn chung để hoàn thành nhiệm vụ”.

Về mục tiêu điều hành mặt hàng xăng dầu thời gian qua, ông Tú cho hay quản lý xăng dầu chỉ khó khi mà chúng ta cùng lúc theo đuổi quá nhiều mục tiêu. Khi muốn ổn định xã hội, thông qua việc giữ giá thấp hơn giá thế giới, thấp hơn giá cơ sở thì phát sinh mâu thuẫn giữa kinh doanh và nhiệm vụ bảo đảm an ninh năng lượng. Về quan điểm Nhà nước sẽ bù lỗ cho DN của Bộ Trưởng Vương Đình Huệ, ông Nguyễn Cẩm Tú cho rằng không đơn giản, bởi nếu dễ Chính phủ đã không để đến ngày hôm nay!

Về những phản ứng gay gắt giữa hai Bộ trong cách điều hành xăng dầu ngày 20-9, ông Tú nói: “Mỗi một người có thông tin, đánh giá và cách nhận thức khác nhau nên có thể có quan điểm khác nhau, nhưng thực tế là một. Thực tế đó sẽ được chứng minh bởi cuộc sống”.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
5496
Số người truy cập:
9246925