Xã 'xin' tiền hỗ trợ thiệt hại bão lụt của dân để đóng phí vệ sinh

 Đợt áp thấp nhiệt đới cuối năm 2017 khiến các hộ dân nuôi thủy sản ở xã Hoằng Yến (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hoá) thiệt hại nặng nề, nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần.

Theo phản ánh của người dân, đầu tháng 2/2018, chính quyền xã Hoằng Yến chi trả tiền hỗ trợ của Nhà nước cho các hộ bị thiệt hại. Tuy nhiên, khi vừa nhận tiền, các gia đình buộc phải trích lại một khoản tiền cho cán bộ địa phương với giải thích “xin ủng hộ phí vệ sinh môi trường”.

Mỗi hộ ở Hoằng Yến được kêu gọi đóng 350.000 đồng cho một ha đầm nuôi. Theo đó, hộ ít đóng 50.000 đồng, hộ nhiều lên đến hai triệu đồng.

Hàng trăm đầm tôm ở huyện Hoằng Hoá mất trắng sau áp thấp nhiệt đới cuối 2017. Ảnh: Lê Hoàng.

Hàng trăm đầm tôm ở huyện Hoằng Hoá mất trắng sau áp thấp nhiệt đới cuối 2017. Ảnh: Lê Hoàng.

“Nếu là tiền vệ sinh thì hàng tháng chúng tôi đã đóng theo khẩu rồi. Còn nếu gọi là hỗ trợ tự nguyện thì phải tùy tâm nhưng xã lại quy ra diện tích từng hộ để thu", một người dân bức xúc nói. Theo danh sách do UBND xã Hoằng Yến cung cấp, có gần 100 hộ bị thu với tổng số tiền gần 36 triệu đồng.

Ngày 14/3, ông Nguyễn Văn Tốt, Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến, xác nhận, có việc xã ủy quyền cho Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản vận động bà con "hỗ trợ tiền thu gom rác thải" sau khi họ nhận tiền hỗ trợ thiên tai.

Theo ông Tốt, mỗi tháng tiền thu gom xử lý rác thải của xã hết 30 triệu đồng, nhưng thu của dân chỉ được 20 triệu đồng. Vì thế, xã đã vận động các hộ nuôi trồng thủy sản ủng hộ thêm. “Nếu chúng tôi không thu ngay lúc phát tiền thì sau này sẽ rất khó thu", ông Tốt lý giải và khẳng định, việc thu tiền của dân là hoàn toàn tự nguyện, xã không ép buộc.

Trong khi đó, ông Lê Đức Giang - Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa cho rằng,  việc cán bộ xã Hoằng Yến vận động bà con đóng tiền vệ sinh môi trường sau khi phát tiền hỗ trợ bão lụt là không đúng. Huyện đang chỉ đạo xã trả lại tiền cho người dân.

Tình trạng bớt xén, ăn chặn tiền hỗ trợ thiệt hại do thiên tai từng nhiều lần xảy ra tại huyện Hoằng Hóa. Đầu tháng ba, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong bị kỷ luật cảnh cáo, nhiều cán bộ khác ở xã này bị khiển trách do giữ lại 15% tiền hỗ trợ người dân ảnh hưởng bão lũ để chi cho khoản chè nước, hỗ trợ cán bộ đi lại.

Lam SơnĐợt áp thấp nhiệt đới cuối năm 2017 khiến các hộ dân nuôi thủy sản ở xã Hoằng Yến (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hoá) thiệt hại nặng nề, nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần.

Theo phản ánh của người dân, đầu tháng 2/2018, chính quyền xã Hoằng Yến chi trả tiền hỗ trợ của Nhà nước cho các hộ bị thiệt hại. Tuy nhiên, khi vừa nhận tiền, các gia đình buộc phải trích lại một khoản tiền cho cán bộ địa phương với giải thích “xin ủng hộ phí vệ sinh môi trường”.

Mỗi hộ ở Hoằng Yến được kêu gọi đóng 350.000 đồng cho một ha đầm nuôi. Theo đó, hộ ít đóng 50.000 đồng, hộ nhiều lên đến hai triệu đồng.

Hàng trăm đầm tôm ở huyện Hoằng Hoá mất trắng sau áp thấp nhiệt đới cuối 2017. Ảnh: Lê Hoàng.
Hàng trăm đầm tôm ở huyện Hoằng Hoá mất trắng sau áp thấp nhiệt đới cuối 2017. Ảnh: Lê Hoàng.
“Nếu là tiền vệ sinh thì hàng tháng chúng tôi đã đóng theo khẩu rồi. Còn nếu gọi là hỗ trợ tự nguyện thì phải tùy tâm nhưng xã lại quy ra diện tích từng hộ để thu", một người dân bức xúc nói. Theo danh sách do UBND xã Hoằng Yến cung cấp, có gần 100 hộ bị thu với tổng số tiền gần 36 triệu đồng.

Ngày 14/3, ông Nguyễn Văn Tốt, Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến, xác nhận, có việc xã ủy quyền cho Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản vận động bà con "hỗ trợ tiền thu gom rác thải" sau khi họ nhận tiền hỗ trợ thiên tai.

Theo ông Tốt, mỗi tháng tiền thu gom xử lý rác thải của xã hết 30 triệu đồng, nhưng thu của dân chỉ được 20 triệu đồng. Vì thế, xã đã vận động các hộ nuôi trồng thủy sản ủng hộ thêm. “Nếu chúng tôi không thu ngay lúc phát tiền thì sau này sẽ rất khó thu", ông Tốt lý giải và khẳng định, việc thu tiền của dân là hoàn toàn tự nguyện, xã không ép buộc.

Trong khi đó, ông Lê Đức Giang - Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa cho rằng, việc cán bộ xã Hoằng Yến vận động bà con đóng tiền vệ sinh môi trường sau khi phát tiền hỗ trợ bão lụt là không đúng. Huyện đang chỉ đạo xã trả lại tiền cho người dân.

Tình trạng bớt xén, ăn chặn tiền hỗ trợ thiệt hại do thiên tai từng nhiều lần xảy ra tại huyện Hoằng Hóa. Đầu tháng ba, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong bị kỷ luật cảnh cáo, nhiều cán bộ khác ở xã này bị khiển trách do giữ lại 15% tiền hỗ trợ người dân ảnh hưởng bão lũ để chi cho khoản chè nước, hỗ trợ cán bộ đi lại.

Lam Sơn


Giày Đại Phát solution
Số người online:
104309
Số người truy cập:
7521169