Vượt đèn vàng thế nào mới đúng luật?

 

Đèn tín hiệu chuyển sang vàng, nhưng một số người vẫn không dừng lại trước vạch dừng. Ảnh: Ngọc Thành.

Đèn tín hiệu chuyển sang vàng, nhưng một số người vẫn không dừng lại trước vạch dừng. Ảnh: Ngọc Thành.

Ngày 12/1, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên phân xử việc ông Phạm Xuân Chúc (33 tuổi, trú Hà Nội) kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an thị xã Từ Sơn và quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, phiên toà sau đó bị hoãn do vắng đại diện bị đơn.

Tài xế Chúc cho hay ngày 2/12/2016 lái ôtô trên tỉnh lộ 277 hướng từ thị xã Từ Sơn ra đường cao tốc quốc lộ 1A. Khi qua ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, anh bị tổ CSGT công an thị xã Từ Sơn dừng xe với lỗi vượt đèn vàng. Anh Chúc bị lập biên bản phạt hành chính với nội dung “không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông”. 

Cho rằng khi vượt vạch thì đèn vàng bật sáng và việc cảnh sát xử phạt là không đúng, ngày 5/12/2016 anh nộp đơn khiếu nại việc bị lập biên bản, rồi khởi kiện. Ngoài yêu cầu hủy quyết định phạt, hoàn lại tiền, anh còn đòi cơ quan công an bồi thường 1.000 đồng.

Vụ kiện vượt đèn vàng này đã gây tranh cã với nhiều ý kiến trái chiều về việc xử phạt của cảnh sát giao thông. Nhiều người đồng quan điểm với tài xế và cho rằng, cảnh sát giao thông đã cứng nhắc khi xử phạt lỗi này. Bởi Luật Giao thông cho phép "khi xe tiến qua vạch vàng thì được đi tiếp nếu thấy nguy hiểm".

Tuy nhiên không ít người cho rằng, trong trường hợp này nếu cảnh sát giao thông có chứng cứ, hình ảnh video rõ ràng thì tài xế nắm chắc phần thua.

Tài xế không dừng đèn vàng khi đi quá vạch sơn sẽ không bị phạt

Trước đó, trả lời những thắc mắc của người dân về các tình huống vượt đèn vàng, đại diện Bộ Công an đã giải thích: Trường hợp tài xế tiến sát đến hoặc đã vượt quá “vạch dừng xe” khi tín hiệu vàng bật sáng, nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì được nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Khi đó người điều khiển phương tiện sẽ không bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông".

Viện dẫn Luật giao thông đường Bộ 2008, đại diện Bộ Công an cho biết, tại Điểm c Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.

Bộ Giao thông trong điều 10 Quy chuẩn số 41:2016/BGTVT đã hướng dẫn khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “vạch dừng xe”; nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Người vi phạm cố tình điều khiển phương tiện chạy qua vạch sơn “vạch dừng xe” thì sẽ bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông với mức tiền từ 1,2 đến 2 triệu đồng.

Xử phạt việc vượt đèn vàng bằng mắt thường có thể dẫn đến tuỳ tiện

Phân tích ở góc độ pháp lý, luật sư Phạm Thanh Bình, Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc cho rằng việc xử lý vượt đèn vàng bằng mắt thường hiện nay của cảnh sát giao thông là rất khó khả thi và có thể dẫn đến tùy tiện.

Ông Bình phân tích, Luật Giao thông đường bộ 2008 chỉ rõ 2 trường hợp về đèn vàng như Bộ Công an nêu trên, tuy nhiên không quy định rõ khái niệm thế nào là vượt đèn vàng.

"Trường hợp vượt qua giao lộ khi có đèn vàng cũng là vượt và đi qua vạch khi có đèn vàng cũng là vượt, như vậy ranh giới xác định việc vượt hay không vượt rất mong mong", ông Bình nêu quan điểm.

Bá Đô


Giày Đại Phát solution
Số người online:
24525
Số người truy cập:
7314087