Vũng Tàu mở rộng tìm kiếm thiết bị phóng xạ thất lạc

 
phong-xa-1-2079-1428329662.jpg

Các chuyên viên chia thành nhiều hướng để tìm kiếm suốt nhiều giờ. Ảnh: Xuân Mai

Trưa 6/4, sau khi UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu khẩn cấp truy tìm thiết bị chứa nguồn phóng xạ Co-60 bị thất lạc tại nhà máy thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành), Sở Khoa học, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân của Bộ Khoa học đã phối hợp với công an tỉnh triển khai dò tìm thiết bị này. Lực lượng chức năng chia thành bốn nhóm tìm trong khuôn viên nhà máy và những địa điểm nghi vấn tại khu dân cư, kể cả các điểm thu mua phế liệu.

Nam nhân viên được cho là phụ trách quản lý thiết bị phóng xạ trong khoảng thời gian thất lạc nghi vấn: "Có thể người nào đó thấy thiết bị nguy hiểm đã cất đi đâu đó, hoặc chôn ngoài khu vực rác thải của công ty".

Không loại trừ khả năng này, nhóm chuyên viên đưa hai máy dò phóng xạ đến nơi người nhân viên đề cập. Sau gần nửa giờ tìm kiếm, một nhân viên cầm máy tiến gần đến căn chòi đóng kín cửa thì máy phát tín hiệu có nguồn năng lượng phóng xạ. Tuy nhiên, khi vào trong thì tín hiệu yếu dần. "Đây chỉ là nguồn không khí tích tụ bên trong căn phòng lâu ngày tạo nên", chuyên gia trong đoàn nhận định.

Đến chiều cùng ngày, mặc dù đã phối hợp với chính quyền địa phương và nhà máy, song việc dò tìm vẫn chưa có kết quả.

Hai-thie-t-bi-do-cha-t-pho-ng-8080-2170-

Các thiết bị dò tìm liên tục báo tín hiệu khi dí sát căn chòi nhưng không tìm thấy thiết bị phóng xạ. Ảnh: Xuân Mai

Trao đổi với phóng viên, ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở Khoa học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ngoài việc dò tìm trên địa bàn tỉnh, tổ tìm kiếm sẽ phối hợp với các địa phương khác để mở rộng phạm vi. Theo đó, thông báo kèm hình ảnh thiết bị phóng xạ thất lạc đã được đưa về từng địa phương để người dân nhận diện. Đoàn cũng yêu cầu lãnh đạo Công ty Pomina 3 kêu gọi toàn thể công nhân viên tích cực tham gia tìm hoặc cung cấp thông tin.

“Trong trường hợp có thông tin về thiết bị, người cung cấp sẽ được khen thưởng và không bị truy vấn về nguồn gốc liên quan”, ông Quang nói và cho biết hướng tìm kiếm quan trọng nhất là phối hợp với lực lượng công an để điều tra có hay không việc thiết bị này bị đánh cắp.

Có mặt trong đoàn tìm kiếm, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng An toàn Bức xạ và Hạt nhân của Bộ Khoa học – Công nghệ cho hay, trước mắt cần tập trung tìm thiết bị để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Còn trách nhiệm của đơn vị và người quản lý thiết bị sẽ được làm rõ sau.

Video: Chuyên gia nỗ lực dò tìm thiết bị phóng xạ

Theo Pomina 3, nhà máy có năm nguồn phóng xạ lắp đặt trên dây chuyền sản xuất. Khoảng giữa tháng 3, khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, nhà máy phát hiện một nguồn phóng xạ dùng để đo mức thép Co-60 (nguồn phóng xạ thuộc nhóm 4) bị thất lạc.

Sở Khoa học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định, nguồn phóng xạ có hoạt độ hiện tại khoảng 2,33mCi. Ở khoảng cách 10 cm nguồn phóng xạ có thể gây ra suất liều chiếu xạ là 2,5mSv/h, trong khi mức cho phép đối với người bình thường trong một năm chỉ là 1mSv.

"Nguồn phóng xạ có thể gây ra tác hại với sức khỏe con người khi tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, việc tìm kiếm và thu hồi nguồn phóng xạ này là vô cùng cấp bách", Sở Khoa học thông báo và kêu gọi mọi người nếu biết vị trí thiết bị này báo gấp cho Sở theo số điện thoại 0643.858298 hoặc liên hệ trực tiếp đến ông Đỗ Vũ Khoa – Phó trưởng phòng Sở Khoa học và Công nghệ:0909262464.

phong-xa-8024-1428304062-8612-1428329662

Nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Xuân Mai

Hồi tháng 9/2014, một công ty tại TP HCM cũng bị trộm thiết bị chụp ảnh NDT có chức năng chụp ảnh xuyên thấu (NTD) chứa nhiều chất phóng xạ. Trong đó nguy hiểm nhất là chất Iridium 192 có thể khiến người nhiễm bị bỏng, nhiễm độc phóng xạ và chết. TP HCM đã tung lực lượng truy tìm và thu hồi được thiết bị trong căn phòng trọ của nghi can trộm cắp.

Xuân Mai
phong-xa-1-2079-1428329662.jpg
Các chuyên viên chia thành nhiều hướng để tìm kiếm suốt nhiều giờ. Ảnh: Xuân Mai
Trưa 6/4, sau khi UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu khẩn cấp truy tìm thiết bị chứa nguồn phóng xạ Co-60 bị thất lạc tại nhà máy thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành), Sở Khoa học, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân của Bộ Khoa học đã phối hợp với công an tỉnh triển khai dò tìm thiết bị này. Lực lượng chức năng chia thành bốn nhóm tìm trong khuôn viên nhà máy và những địa điểm nghi vấn tại khu dân cư, kể cả các điểm thu mua phế liệu.

Nam nhân viên được cho là phụ trách quản lý thiết bị phóng xạ trong khoảng thời gian thất lạc nghi vấn: "Có thể người nào đó thấy thiết bị nguy hiểm đã cất đi đâu đó, hoặc chôn ngoài khu vực rác thải của công ty".

Không loại trừ khả năng này, nhóm chuyên viên đưa hai máy dò phóng xạ đến nơi người nhân viên đề cập. Sau gần nửa giờ tìm kiếm, một nhân viên cầm máy tiến gần đến căn chòi đóng kín cửa thì máy phát tín hiệu có nguồn năng lượng phóng xạ. Tuy nhiên, khi vào trong thì tín hiệu yếu dần. "Đây chỉ là nguồn không khí tích tụ bên trong căn phòng lâu ngày tạo nên", chuyên gia trong đoàn nhận định.

Đến chiều cùng ngày, mặc dù đã phối hợp với chính quyền địa phương và nhà máy, song việc dò tìm vẫn chưa có kết quả.

Hai-thie-t-bi-do-cha-t-pho-ng-8080-2170-
Các thiết bị dò tìm liên tục báo tín hiệu khi dí sát căn chòi nhưng không tìm thấy thiết bị phóng xạ. Ảnh: Xuân Mai
Trao đổi với phóng viên, ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở Khoa học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ngoài việc dò tìm trên địa bàn tỉnh, tổ tìm kiếm sẽ phối hợp với các địa phương khác để mở rộng phạm vi. Theo đó, thông báo kèm hình ảnh thiết bị phóng xạ thất lạc đã được đưa về từng địa phương để người dân nhận diện. Đoàn cũng yêu cầu lãnh đạo Công ty Pomina 3 kêu gọi toàn thể công nhân viên tích cực tham gia tìm hoặc cung cấp thông tin.

“Trong trường hợp có thông tin về thiết bị, người cung cấp sẽ được khen thưởng và không bị truy vấn về nguồn gốc liên quan”, ông Quang nói và cho biết hướng tìm kiếm quan trọng nhất là phối hợp với lực lượng công an để điều tra có hay không việc thiết bị này bị đánh cắp.

Có mặt trong đoàn tìm kiếm, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng An toàn Bức xạ và Hạt nhân của Bộ Khoa học – Công nghệ cho hay, trước mắt cần tập trung tìm thiết bị để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Còn trách nhiệm của đơn vị và người quản lý thiết bị sẽ được làm rõ sau.

* Video: Chuyên gia nỗ lực dò tìm thiết bị phóng xạ


Theo Pomina 3, nhà máy có năm nguồn phóng xạ lắp đặt trên dây chuyền sản xuất. Khoảng giữa tháng 3, khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, nhà máy phát hiện một nguồn phóng xạ dùng để đo mức thép Co-60 (nguồn phóng xạ thuộc nhóm 4) bị thất lạc.

Sở Khoa học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định, nguồn phóng xạ có hoạt độ hiện tại khoảng 2,33mCi. Ở khoảng cách 10 cm nguồn phóng xạ có thể gây ra suất liều chiếu xạ là 2,5mSv/h, trong khi mức cho phép đối với người bình thường trong một năm chỉ là 1mSv.

"Nguồn phóng xạ có thể gây ra tác hại với sức khỏe con người khi tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, việc tìm kiếm và thu hồi nguồn phóng xạ này là vô cùng cấp bách", Sở Khoa học thông báo và kêu gọi mọi người nếu biết vị trí thiết bị này báo gấp cho Sở theo số điện thoại 0643.858298 hoặc liên hệ trực tiếp đến ông Đỗ Vũ Khoa – Phó trưởng phòng Sở Khoa học và Công nghệ: 0909262464.

phong-xa-8024-1428304062-8612-1428329662
Nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Xuân Mai
Hồi tháng 9/2014, một công ty tại TP HCM cũng bị trộm thiết bị chụp ảnh NDT có chức năng chụp ảnh xuyên thấu (NTD) chứa nhiều chất phóng xạ. Trong đó nguy hiểm nhất là chất Iridium 192 có thể khiến người nhiễm bị bỏng, nhiễm độc phóng xạ và chết. TP HCM đã tung lực lượng truy tìm và thu hồi được thiết bị trong căn phòng trọ của nghi can trộm cắp.

Xuân Mai

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
23760
Số người truy cập:
9136053