Vui buồn dọc đường làm nhiệm vụ của lính mũ nồi xanh Việt Nam

 

 

Hoạt động gìn giữ hòa bình được coi là công cụ hữu hiệu để Liên hợp quốc (LHQ) giúp các quốc gia có xung đột đi đến hòa bình. 120 quốc gia đã cử hàng chục nghìn nhân viên gia nhập. Năm 2014, Việt Nam chính thức tham gia vào lực lượng này với 12 lượt sĩ quan làm nhiệm vụ tại Nam Sudan (UNMISS) và Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA).  

Tỷ lệ nữ sĩ quan là khá hiếm hoi, chiếm khoảng 5%. Họ thường làm tham mưu tại sở chỉ huy, quan sát viên quân sự, tuần tra bảo vệ an ninh. 

 

Trung tá Mạc Đức Trọng, một trong hai sĩ quan Việt Nam đầu tiên tham gia Phái bộ Nam Sudan làm nhiệm vụ ở căn cứ Melut thuộc tỉnh Malakal. Nơi đây có nhiều giếng dầu lớn nên thường xuyên tranh chấp, sắc tộc này tìm diệt sắc tộc khác. Nhiều lần anh chứng kiến cảnh bạo loạn, nhà cửa bị đốt, làng mạc, trại tị nạn bị phá hủy. Trung tá Trọng đã tham gia các chiến dịch giải cứu khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho hàng nghìn người dân chạy loạn.

 

Trong khi đó, trung tá Trần Nam Ngạn làm nhiệm vụ ở Bor, cách đồng đội Mạc Đức Trọng gần 1.000 km lại thường xuyên có những cuộc đàm phán với các thủ lĩnh quân sự địa phương để truyền đạt thông điệp của LHQ, thương lượng để những chuyến hàng cứu trợ, tiếp viện được đi qua địa bàn có tổ chức vũ trang đóng.

"Bước vào nơi đàm phán thấy hàng chục người lăm lăm súng, mình không được sợ sệt, nhưng nếu coi thường họ thì cũng lãnh đủ hậu quả, máu hiếu chiến nổi lên thì họ bất chấp", anh chia sẻ.

 

Khi hộ tống đoàn xe LHQ, sĩ quan liên lạc là người đàm phán tại các trạm kiểm soát của quân chính phủ hoặc quân đối lập để xe được đi qua. Trong tình huống khẩn cấp, sĩ quan liên lạc cùng chỉ huy lực lượng bảo vệ đưa ra quyết định để giữ an toàn cho đoàn xe.

Thời gian hộ tống có thể trong ngày hoặc kéo dài nửa tháng. Lãnh thổ Nam Sudan rộng gấp 3 lần Việt Nam nhưng chỉ có 60 km đường nhựa, còn lại là đường đất, xe bị sa lầy thường xuyên.

 

Công tác dài ngày, họ phải ngủ trong lều với nguy cơ bệnh dịch rình rập. Sốt rét trở thành nỗi ám ảnh của nhiều sĩ quan. Chủng sốt rét ở đây có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

 

Một lớp học dưới gốc cây, giữa cánh đồng ở Nam Sudan được đại úy Nguyễn Đức Thắng chụp lại trên đường tuần tra. Từ khi đất nước này tuyên bố tách khỏi Sudan, xung đột khiến hàng triệu người lâm cảnh mất nhà cửa hoặc chạy sang nước khác lánh nạn.

 

Cuộc sống của người dân Cộng hòa Trung Phi cũng khắc nghiệt không kém Nam Sudan. Từ 2013, bạo lực ở quốc gia có gần 5 triệu dân này khiến khoảng 5.000 dân thường thiệt mạng, 190.000 người chạy sang lánh nạn ở các nước láng giềng.

Hai nhân viên người địa phương làm nhiệm vụ gác cổng khu nhà ở của các sĩ quan gìn giữ hoà bình đang chia nhau lưng bát bột sắn nấu sền sệt cho bữa trưa. Nhìn thấy bữa ăn, thiếu tá Vũ Văn Hiệp đã cho họ một bát ruốc. "Họ chỉ bốc vài miếng, vừa ăn vừa khen ngon rồi để dành mang về cho mấy đứa trẻ ở nhà. Một người có 4 đứa con, người kia có tới 7 đứa", anh kể.

 

Một năm làm nhiệm vụ ở Trung Phi, các sĩ quan Việt Nam thi thoảng đến thăm bà Nguyễn Thị Luyến, người phụ nữ Việt duy nhất ở Bangui. Bà quê gốc ở Hoàn Kiếm (Hà Nội), theo một người lính lê dương về Trung Phi năm 1953, từ đó đến nay chưa về Việt Nam lần nào. Chồng bà đã chết vì bạo bệnh sau hơn 10 năm chung sống. Bà trở thành trụ cột gia đình, nuôi bốn đứa con thơ nơi đất khách. "Phụ nữ châu Phi có thể bất lực nhìn con chết đói, phụ nữ Việt thì không bao giờ", bà hướng dẫn con cháu canh tác, trồng ngô, trồng sắn trong vườn, ai thuê việc gì cũng làm miễn là có được miếng ăn.

 

Phút thảnh thơi của anh Hiệp với một em bé Trung Phi. "Sống trong bất ổn, nhiều người dân nơi đây coi lực lượng gìn giữ hòa bình như điểm tựa. Cậu bé bảo rất thích bay. Mong sao thế hệ của em sẽ đi vững được trên đôi chân mình mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài", anh chia sẻ.

 

Các sĩ quan tự làm nem rán cải thiện bữa ăn. Đây là món được nhiều nhân viên tại Sở chỉ huy phái bộ Trung Phi yêu thích. Đồng nghiệp của họ thường gợi ý làm món này và gọi đúng tên tiếng Việt là "Nem".

 

Nụ cười của đại úy Nguyễn Văn Hằng, sĩ quan liên lạc tại Phái bộ UNMISS bên trẻ em Nam Sudan. Các sĩ quan cho biết, nhiều người dân châu Phi biết và đặc biệt có cảm tình với Việt Nam, nhất là trẻ em.

 

 

Hoàng Phương
Ảnh Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam

Hoạt động gìn giữ hòa bình được coi là công cụ hữu hiệu để Liên hợp quốc (LHQ) giúp các quốc gia có xung đột đi đến hòa bình. 120 quốc gia đã cử hàng chục nghìn nhân viên gia nhập. Năm 2014, Việt Nam chính thức tham gia vào lực lượng này với 12 lượt sĩ quan làm nhiệm vụ tại Nam Sudan (UNMISS) và Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA).
Tỷ lệ nữ sĩ quan là khá hiếm hoi, chiếm khoảng 5%. Họ thường làm tham mưu tại sở chỉ huy, quan sát viên quân sự, tuần tra bảo vệ an ninh.


Trung tá Mạc Đức Trọng, một trong hai sĩ quan Việt Nam đầu tiên tham gia Phái bộ Nam Sudan làm nhiệm vụ ở căn cứ Melut thuộc tỉnh Malakal. Nơi đây có nhiều giếng dầu lớn nên thường xuyên tranh chấp, sắc tộc này tìm diệt sắc tộc khác. Nhiều lần anh chứng kiến cảnh bạo loạn, nhà cửa bị đốt, làng mạc, trại tị nạn bị phá hủy. Trung tá Trọng đã tham gia các chiến dịch giải cứu khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho hàng nghìn người dân chạy loạn.


Trong khi đó, trung tá Trần Nam Ngạn làm nhiệm vụ ở Bor, cách đồng đội Mạc Đức Trọng gần 1.000 km lại thường xuyên có những cuộc đàm phán với các thủ lĩnh quân sự địa phương để truyền đạt thông điệp của LHQ, thương lượng để những chuyến hàng cứu trợ, tiếp viện được đi qua địa bàn có tổ chức vũ trang đóng.
"Bước vào nơi đàm phán thấy hàng chục người lăm lăm súng, mình không được sợ sệt, nhưng nếu coi thường họ thì cũng lãnh đủ hậu quả, máu hiếu chiến nổi lên thì họ bất chấp", anh chia sẻ.


Khi hộ tống đoàn xe LHQ, sĩ quan liên lạc là người đàm phán tại các trạm kiểm soát của quân chính phủ hoặc quân đối lập để xe được đi qua. Trong tình huống khẩn cấp, sĩ quan liên lạc cùng chỉ huy lực lượng bảo vệ đưa ra quyết định để giữ an toàn cho đoàn xe.
Thời gian hộ tống có thể trong ngày hoặc kéo dài nửa tháng. Lãnh thổ Nam Sudan rộng gấp 3 lần Việt Nam nhưng chỉ có 60 km đường nhựa, còn lại là đường đất, xe bị sa lầy thường xuyên.


Công tác dài ngày, họ phải ngủ trong lều với nguy cơ bệnh dịch rình rập. Sốt rét trở thành nỗi ám ảnh của nhiều sĩ quan. Chủng sốt rét ở đây có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.


Một lớp học dưới gốc cây, giữa cánh đồng ở Nam Sudan được đại úy Nguyễn Đức Thắng chụp lại trên đường tuần tra. Từ khi đất nước này tuyên bố tách khỏi Sudan, xung đột khiến hàng triệu người lâm cảnh mất nhà cửa hoặc chạy sang nước khác lánh nạn.


Cuộc sống của người dân Cộng hòa Trung Phi cũng khắc nghiệt không kém Nam Sudan. Từ 2013, bạo lực ở quốc gia có gần 5 triệu dân này khiến khoảng 5.000 dân thường thiệt mạng, 190.000 người chạy sang lánh nạn ở các nước láng giềng.
Hai nhân viên người địa phương làm nhiệm vụ gác cổng khu nhà ở của các sĩ quan gìn giữ hoà bình đang chia nhau lưng bát bột sắn nấu sền sệt cho bữa trưa. Nhìn thấy bữa ăn, thiếu tá Vũ Văn Hiệp đã cho họ một bát ruốc. "Họ chỉ bốc vài miếng, vừa ăn vừa khen ngon rồi để dành mang về cho mấy đứa trẻ ở nhà. Một người có 4 đứa con, người kia có tới 7 đứa", anh kể.


Một năm làm nhiệm vụ ở Trung Phi, các sĩ quan Việt Nam thi thoảng đến thăm bà Nguyễn Thị Luyến, người phụ nữ Việt duy nhất ở Bangui. Bà quê gốc ở Hoàn Kiếm (Hà Nội), theo một người lính lê dương về Trung Phi năm 1953, từ đó đến nay chưa về Việt Nam lần nào. Chồng bà đã chết vì bạo bệnh sau hơn 10 năm chung sống. Bà trở thành trụ cột gia đình, nuôi bốn đứa con thơ nơi đất khách. "Phụ nữ châu Phi có thể bất lực nhìn con chết đói, phụ nữ Việt thì không bao giờ", bà hướng dẫn con cháu canh tác, trồng ngô, trồng sắn trong vườn, ai thuê việc gì cũng làm miễn là có được miếng ăn.


Phút thảnh thơi của anh Hiệp với một em bé Trung Phi. "Sống trong bất ổn, nhiều người dân nơi đây coi lực lượng gìn giữ hòa bình như điểm tựa. Cậu bé bảo rất thích bay. Mong sao thế hệ của em sẽ đi vững được trên đôi chân mình mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài", anh chia sẻ.


Các sĩ quan tự làm nem rán cải thiện bữa ăn. Đây là món được nhiều nhân viên tại Sở chỉ huy phái bộ Trung Phi yêu thích. Đồng nghiệp của họ thường gợi ý làm món này và gọi đúng tên tiếng Việt là "Nem".


Nụ cười của đại úy Nguyễn Văn Hằng, sĩ quan liên lạc tại Phái bộ UNMISS bên trẻ em Nam Sudan. Các sĩ quan cho biết, nhiều người dân châu Phi biết và đặc biệt có cảm tình với Việt Nam, nhất là trẻ em.

Hoàng Phương
Ảnh Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
16342
Số người truy cập:
9124793