Vụ Hoàng Công Lương: Sở Nội vụ Hòa Bình bị dọa kiện

Phiên tòa xét xử ngày 17/1 vụ Hoàng Công Lương tập trung phần xét hỏi của các luật sư. HĐXX cũng hỏi đại diện của các bị hại mức tiền bồi thường đối với các nạn nhân trong vụ việc.

Tại tòa, luật sư Võ Hồng Phúc nhắc tới nội dung văn bản của Sở Nội vụ kết luận việc cựu Giám đốc BVĐK Hòa Bình Trương Quý Dương ký quyết thành lập Đơn nguyên lọc máu là không được phép và không đúng thẩm quyền. 

Vụ Hoàng Công Lương: Sở Nội vụ Hòa Bình bị dọa kiện
Cựu Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình nói sẽ kiện Sở Nội vụ nếu Sở này kết luận việc thành lập đơn nguyên thận là sai quy định

Luật sư Phúc nêu: trong văn bản Sở trả lời cơ quan điều tra về việc ban hành QĐ thành lập Đơn nguyên lọc máu trực thuộc Khoa hồi sức tích cực của bệnh viện này là "không có văn bản pháp luật nào quy định được phép thành lập tổ chức bên trong của các khoa, phòng của bệnh viện đa khoa và phân cấp quyền cho các đơn vị thực hiện thành lập tổ chức này".

Cựu giám đốc BV phản bác: "Nếu họ khẳng định là 'bất hợp pháp' thì chúng tôi sẽ kiện. Quan điểm và sự hiểu về luật pháp của chúng tôi là khẳng định giữ nguyên quan điểm".

Trong các phiên xét xử trước đó, trả lời HĐXX về pháp nhân thành lập Đơn nguyên chạy thận, bị cáo Dương khẳng định, việc thành lập này được bệnh viện thực hiện theo hướng dẫn tại Đề án 1816 của BV Bạch Mai (Hà Nội). Đây cũng xuất phát từ thực tế nhằm đáp ứng sự phát triển của bệnh viện và nhu cầu của người bệnh gia tăng hàng năm.

Chiều ngày 17/1, HĐXX cũng hỏi các gia đình nạn nhân của sự cố ngày 29/5/2017 về các khoản đền bù, hỗ trợ.

Gia đình nạn nhân Bùi Văn Phơi yêu cầu tổng hơn 406 triệu đồng; bồi thường tổn thất về tinh thần 100 tháng lương cơ bản, chi phí đám tang 128 triệu.

Gia đình nạn nhân Nguyễn Thị Minh yêu cầu bệnh viện bồi thường hơn 401 triệu bao gồm chi phí tang lễ, chi phí mai táng, tổn thất tinh thần…

Đại diện gia đình một số nạn nhân khác đề nghị HĐXX xử lý nghiêm trách nhiệm của các bị cáo là lãnh đạo của BVĐK tỉnh Hòa Bình; đề nghị giảm nhẹ cho các bị cáo Sơn - Quốc và cho rằng bác sĩ Hoàng Công Lương không có tội.

Vụ Hoàng Công Lương: Sở Nội vụ Hòa Bình bị dọa kiện
Đại diện gia đình nạn nhân tiếp tục kiến nghị với HĐXX bác sỹ Hoàng Công Lương không có tội
 

Vì sao công ty Thiên Sơn được chọn?

Luật sư Nguyễn Thị Thúy Kiều bào chữa  cho bị cáo Hoàng Công Lương đặt câu hỏi đối với bị cáo Trương Quý Dương về việc báo giá cạnh tranh cho hạng mục sửa chữa hệ thống RO số 2, vấn đề tại sao lựa chọn Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn.

Bị cáo Dương cho biết, việc này là do chỉ định thầu rút gọn, không mời thầu rộng rãi. Còn lý do vì sao lại có nhiều báo giá do các công ty gửi đến, Dương nói, câu hỏi này Phòng Vật tư thiết bị y tế mới trả lời được.

Bị cáo Trần Văn Thắng, cựu Trưởng phòng Vật tư thiết bị y tế cho biết: Theo quy chế, nhiệm vụ của phòng là khi nhận được đề xuất của các khoa hoặc phòng vật tư thấy cần sửa chữa, bảo dưỡng mà vượt quá thẩm quyền thì sẽ lập biên bản đánh giá tình trạng hỏng hóc, liên hệ với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thiết bị khảo sát, đưa ra nội dung chi tiết cần sửa chữa.

“Phòng Vật tư thiết bị y tế phối hợp cùng Phòng Tài chính kế toán lấy báo giá. Đấy là quy chế nội bộ. Trên thực tế, phòng giao cho từng cán bộ kỹ thuật phụ trách từng khoa trực tiếp lập biên bản thiết bị hỏng hóc và liên hệ nhà cung cấp đưa ra chi tiết, sau khi được duyệt về chủ trương sẽ lấy báo giá của các đơn vị về giao lại cho Phòng Tài chính kế toán để thực hiện các thủ tục tiếp theo”, bị cáo Thắng trả lời.

Trong phần xét hỏi với bị cáo Sơn, luật sư Kiều cung cấp thông tin: Trong hồ sơ vụ án có 3 báo giá cạnh tranh của 3 công ty, 1 báo giá của Thiên Sơn có 10 hạng mục, trong đó có mục Phí xét nghiệm kiểm tra sinh hóa tiêu chuẩn AAMI, nhưng tại báo giá của 2 công ty còn lại không có mục này sau sửa chữa.

Trả lời câu hỏi về gói thầu sửa chữa hệ thống RO số 2, bị cáo Trương Quý Dương cho biết, hợp đồng 315 không phải là thầu chào hàng rộng rãi. Việc làm nhiệm vụ lấy báo giá là của cán bộ kỹ thuật. Việc đánh giá tham mưu cho lãnh đạo BV trong đó là phòng Vật tư. Còn phòng Vật tư giao cho ai bị cáo không nắm được.

Bị cáo Trần Văn Thắng cho biết, đã giao việc này cho bị cáo Trần Văn Sơn (Công ty Thiên Sơn). Tại tòa, Sơn khai đã lấy báo giá cạnh tranh đối với các đơn vị khác. Theo đó, có 3 đơn vị gồm báo giá của công ty Gia Minh, Cổng Vàng và Thiên Sơn.

Trong báo giá của 3 công ty, chỉ công ty Thiên Sơn có báo giá về danh mục xét nghiệm AAMI. Sơn khai có biết sự chênh lệch báo giá giữa các đơn vị nhưng không biết nội dung chi tiết vì thời gian xảy ra đã lâu.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
7913
Số người truy cập:
8640469