- Chúng tôi đã cho đình chỉ công tác trung úy Trần Đại Phúc (cảnh sát cơ động), yêu cầu viết tường trình vụ việc và giao thanh tra Công an TP, cơ quan điều tra xác minh. Khi có kết quả điều tra, ai sai phạm tới đâu sẽ xử lý tới đó. Công an trước hết phải là một công dân, vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo luật định, không có chuyện vì là công an thì bị xử nặng hơn hay được xử nhẹ hơn. Bên cạnh đó, những người là công an còn phải chịu kỷ luật của ngành, mức cao nhất là tước danh hiệu công an nhân dân.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về những sai phạm gần đây của một số cán bộ chiến sĩ?
- Công an TP với lực lượng đông, hoạt động của cán bộ chiến sĩ công an là độc lập theo nhiệm vụ. Không phải lúc nào cũng có chỉ huy kèm bên cạnh, nếu cán bộ chiến sĩ không thường xuyên rèn luyện, không có bản lĩnh thì rất dễ vi phạm điều lệnh, thậm chí vi phạm pháp luật. Điều này không chỉ có cán bộ chiến sĩ gặp, ngay cả lãnh đạo cũng có thể vấp.
"Người dân có rất nhiều hình thức để giám sát hoạt động của lực lượng công an. Ở bất kỳ địa phương nào cũng có đầy đủ bộ máy từ tổ dân phố tới chính quyền. Một số địa phương có phiếu giám sát, có hòm thư góp ý... Nếu người dân phát hiện sai phạm của công an phường thì báo lên quận, ở quận báo lên TP. Nếu ở cấp dưới xử lý chưa nghiêm, có thể phản ánh lên chúng tôi để xử lý".
Thiếu tướng Nguyễn Chí Thành
Do đó, cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” cần phải làm thường xuyên, liên tục, đi sâu vào từng cán bộ chiến sĩ. Cuộc vận động cũng nhằm mục đích làm sao để người dân, các cơ quan, tổ chức giám sát, phát hiện sai phạm, thiếu sót của cán bộ chiến sĩ để lực lượng công an chấn chỉnh.
Gần đây liên tục xảy ra các vụ người dân tấn công cảnh sát, nay có cảnh sát tấn công cảnh sát. Ông có cho rằng đạo đức của một bộ phận công an “có vấn đề”?
- Theo thống kê trên cả nước, số vụ việc chống người thi hành công vụ đang có chiều hướng gia tăng. Tại TP.HCM tình trạng này xảy ra ít, số vụ việc có nhưng không đáng kể. Phần lớn các vụ việc chống người thi hành công vụ đều có liên quan tới cảnh sát giao thông, một số liên quan tới các chiến sĩ cảnh sát nghĩa vụ, những người trẻ.
Cũng phải nhìn nhận thẳng thắn thường lực lượng cảnh sát giao thông làm việc độc lập ngoài đường, cán bộ chỉ huy nếu không giáo dục, quán triệt kỹ cộng thêm tính cách của mỗi người, chịu tác động của môi trường nắng mưa, bụi bặm, ô nhiễm. Những bức xúc đó thể hiện ra bên ngoài bằng thái độ ứng xử, lời nói, hành động không đúng mực khiến người vi phạm bức xúc, có thể xảy ra xung đột nhất thời.
Công an TP có giải pháp gì để chấn chỉnh lực lượng, nâng cao văn hóa ứng xử với dân, phục vụ dân?
- Nhiều năm nay Công an TP đã làm các công tác phong trào, cải cách thủ tục hành chính, thành lập các lực lượng phản ứng nhanh để phục vụ dân ngay khi dân cần. Từ năm 2007, Công an TP có bộ quy định về quy tắc ứng xử của Công an TP.HCM, trong đó quy định quy trình hoạt động của từng cơ quan, đơn vị; từng cơ quan, đơn vị lại có quy trình cho từng vị trí công tác, tiếp xúc với dân. Cán bộ chiến sĩ nào vi phạm quy trình thì bị xử lý theo quy định của ngành, vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo luật, không có nể nang, bao che.