Vì sao TQ nhập tài nguyên để "cất"?

Theo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam thì từ 5 - 7 năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu than và ngành than mỗi năm nhập khoảng từ 400.000 - 500.000 tấn than. Với giá nhập hiện nay khoảng 100USD/tấn thì mỗi năm Việt Nam cũng phải chi ra vài chục triệu USD để nhập than.

Vì sao TQ nhập tài nguyên để "cất"?, Tin tức trong ngày, than, khoang san, nhap khau, tai nguyen, tin tuc, tin hot, tin hay

Với giá nhập hiện nay khoảng 100USD/tấn thì mỗi năm Việt Nam cũng phải chi ra vài chục triệu USD để nhập than

Cái nghịch lý là ở chỗ, Việt Nam đang có mỏ than mà lại phải đi nhập than từ nước ngoài. Giống như đã từng có lúc một nước có thể cung cấp đủ muối và xuất khẩu muối lại phải đi nhập khẩu muối từ nước khác.

Tuy nhiên, than thì lại là chuyện khác. Trữ lượng than của Việt Nam có lẽ cũng chỉ còn khoảng vài chục năm nữa là hết. Và nếu có tầm nhìn xa thì có lẽ không nên xuất khẩu nhiều than mà nếu có nguồn than rẻ thì nên nhập về để dùng. Bây giờ có thể chưa thấy sự thiếu than là nghiêm trọng nhưng vài chục năm nữa thì chắc chắn sẽ là vậy.
 
Ở Trung Quốc, cứ tài nguyên nào nhập được là họ nhập, mặc dù trong nước họ vẫn dồi dào. Hoá ra là họ nhập lúc nguồn nguyên liệu đang còn rẻ, họ đào hố chôn xuống đó, cất đi. Họ tích trữ cho tương lai. Một khi nguồn nguyên liệu đó khan hiếm thì họ vẫn còn có cái mà xài.

Hiện nay, hầu hết tài nguyên của ta (khá dồi dào so với thế giới) lại chủ yếu được xuất thô. Có nghĩa đào lên rồi bán ngay mà không qua tinh chế bán được giá cao. Nếu không có tầm nhìn xa thì một ngày nào đó tài nguyên của Việt Nam cũng sẽ cạn kiệt. Lúc đó có khi chính chúng ta lại phải mua lại tài nguyên mà chúng ta đã bán đi chục năm trước đó. Mà giá lúc đó thì đã lại cao ngất ngưởng rồi.

Có lần tôi ngồi với một doanh nghiệp đang khai thác đồng trên mấy tỉnh phía Bắc, chủ yếu là khai thác thô rồi bán. Ông này bật mí: Có lãi lắm. Vì xuất khẩu nguyên liệu bây giờ là rất có giá. Chả thế mà có khá nhiều doanh nghiệp lần mò khắp mọi nơi, tìm đâu ra chỗ nào có mỏ là lập công ty, khai thác ngay.

Cái lợi trước mắt là cứ đào xuống đất là có tiền. Nhưng sau này thì sao? Chắc chắn chính chúng ta sẽ phải đi mua lại những cái mà hôm nay chúng ta bán đi. Nghịch lý chính là ở chỗ đấy.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
16733
Số người truy cập:
9263644