Giải pháp: Thường xuyên có giải pháp giảm căng thẳng thông qua việc tìm ra đích xác nguyên nhân và áp dụng các kỹ thuật thư giãn (chơi thể thao, trò chuyện, thực hiện 1 sở thích…) để điều chỉnh cảm xúc. Giải pháp: Hãy tận dụng đi bộ những lúc có thể, tăng cường giao tiếp trực tiếp với mọi người; trong thời gian nghỉ ngơi nên luyện tập một số động tác nhẹ nhàng đơn giản. Mỗi ngày vận động 30 phút như chạy bộ, đi bộ, đi cầu thang bộ, đi xe đạp. 3. Thói quen ăn uống không khoa học Thời gian và điều kiện ăn trưa của dân công sở thường khá hạn chế và chủ yếu là đối phó cho qua bữa. Họ không mấy chú ý đến yêu cầu dinh dưỡng và khẩu vị nên chủ yếu là thực phẩm đơn lẻ, thành phần dinh dưỡng không hợp lý. Để bù lại, họ tập trung cho bữa tối hoặc đêm nhưng lại khiến cơ thể khó tiêu hóa và dễ tích lũy năng lượng. Các bữa phụ nên chọn các món ít dầu mỡ và gia vị cay, ít ngọt; buổi tối nên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng nhưng không nên ăn quá no. Nên tránh xa thức ăn chiên rán, bia rượu, nhiều tinh bột trước khi ngủ 3 tiếng. 4. Thiếu ngủ Chúng ta thường liên tưởng béo phì với sự thèm ngủ mà quên mất rằng thiếu ngủ cũng có mối quan hệ mật thiết với béo phì. Một nghiên cứu kéo dài 16 năm với 68.000 phụ nữ Mỹ tham gia cho thấy, những người trung bình ngủ trên 5 tiếng nặng ký hơn những người ngủ trung bình trên 7 tiếng là 15kg. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do rối loạn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng đến sự bài tiết của leptin - là yếu tố duy trì trọng lượng thích hợp của cơ thể. Ngoài ra, người mất ngủ có xu hướng lười vận động do thiếu năng lượng từ đó gây ra béo phì. Giải pháp: Nên ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày, thời gian ngủ tốt nhất là lúc 22 giờ. Thời gian nghỉ ngơi cần khoa học, giảm thức đêm và đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng thời gian ngủ sâu để khả năng bài tiết hoóc-môn dần trở lại bình thường.
1. Áp lực công việc lớn