Vào thẳng đại học nhờ hút khói lò than

 Sáng tạo giữa mịt mù khói than

Sinh ra và lớn lên ở xã Xuân Hòa (Kế Sách, Sóc Trăng), một xã có trên 700 lò hầm than, khói bụi vây quanh, Duy không đành lòng khi thấy cả xóm mình ai cũng mắc bệnh hô hấp, cây cối bị ám khói đen sì và còi cọc. Duy gác tay trằn trọc cả tháng trời để xây dựng mô hình hút khói lò than.

Mô hình này vốn là của riêng giúp Duy đạt giải nhì trong cuộc thi sáng tạo cấp tỉnh. Lúc này Thi (lớp 12A1) và Đoan học (lớp 9A1) đều là học sinh xuất sắc của trường đã được ban giám hiệu chọn làm nhiệm vụ hỗ trợ Duy hoàn thiện mô hình để dự thi cấp quốc gia.

Cả 3 được thầy cô kèm sát và tạo điều kiện. Các bạn trẻ làm việc tại nhà Duy trong một tháng, phần nào cần đến thí nghiệm hay thực hành thì được tự do vào trường để nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện mô hình, có lần cả nhóm đóng vai phóng viên đi đến tận các cơ sở lò hầm than để phỏng vấn tìm hiểu thực tế.

Lưu Minh Duy, Phan Đặng Thanh Đoan và Phan Thị Minh Thi (từ phải sang trái) với mô hình hệ thống xử lí khói bụi lò hầm than.

Đến ứng dụng thực tế

Tâm huyết cộng với đam mê như vậy, nên không nhiều người bất ngờ khi nghe tin mô hình này đã đạt giải 3 trong cuộc thi Sáng tạo khoa học và kĩ thuật quốc gia. Với giải thưởng này, Duy và Thi đã được ĐH Cần Thơ tuyển thẳng và cấp học bổng một năm.

Duy và Thi đều quyết định chọn ngành Khoa học môi trường, để cùng tiếp tục ấp ủ và phối hợp thực hiện nhiều ý tưởng mới.

Mới đây, ĐH Cần Thơ cùng Ủy ban nhân dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cũng đã xuống tận trường và khu vực lò hầm than để lên kế hoạch ứng dụng mô hình này vào thực tế, xây dựng mô hình hút khói, trả lại môi trường xanh cho người dân nơi đây.

 

Nguồn Zing News


Giày Đại Phát solution
Số người online:
29404
Số người truy cập:
9201546