Vào BV, Bộ trưởng Y tế cũng phải chen

Quá tải bệnh viện: bao giờ có thuốc chữa?

Tại TPHCM, các BV được xem là nhức nhối nhất về tình trạng quá tải phải kể đến: Ung bướu, Chấn thương chỉnh hình, Tai mũi họng, Nhi Đồng...

BV Ung bướu TPHCM được xem là “rốn lũ” của người mắc bệnh ung thư ở khu vực phía nam. Chỉ cần đến cổng của BV là có thể nhận thấy được tình trạng quá tải tại BV này khó có thể tìm được... thuốc chữa. Người đến khám, người bệnh nội, ngoại trú và thân nhân... tận dụng tất cả mọi chỗ trống của BV từ sân cho đến hành lang, gầm cầu thang... để đứng ngồi chờ khám. 2-3 bệnh nhân chen chúc trong một giường không còn xa lạ đối với BV này.

Vào BV, Bộ trưởng Y tế cũng phải chen, Tin tức trong ngày, benh vien qua tai, qua tai benh vien, benh nhan nam chung giuong, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc

Sáng 28-11, khi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến thị sát, BV Chấn thương chỉnh hình gồng gánh 3.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị

Bác sĩ (BS) CK II Lê Hoàng Minh - GĐ BV - cho biết: “Số giường thực kê của BV chỉ có 631 cái. Trong khi bình quân mỗi ngày, BV điều trị nội trú cho 1.700 - 1.800 bệnh nhân và con số bệnh nhân ngoại trú đã lên đến gần 10.000 bệnh. Với số bệnh nhân như trên việc quá tải chắc chắn xảy ra”.

Tại BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM, tình trạng quá tải cũng không kém BV Ung bướu. Đoàn công tác của Bộ trưởng muốn vào BV thị sát phải “lách” từng tí một mới vào được bên trong. BS Trần Thanh Mỹ - GĐ BV - “chữa cháy”: “Hôm nay đầu tuần nên BV đông hơn mọi khi. Mọi hôm độ khoảng 2.000 bệnh nhân khám, điều trị thôi, bỗng dưng hôm nay tăng lên tới 3.000 người bệnh”. Vì quá tải nặng nên tình trạng nằm ghép diễn ra thường xuyên, BV cũng phải kê thêm giường ở hành lang để đáp ứng nhu cầu cho bệnh nhân điều trị nội trú.

BV Nhi Đồng 1 được các địa phương phía nam xem như là tuyến cuối trong phân khúc điều trị bệnh lý cho trẻ em. Trên thực tế, BV chỉ có 700 giường bệnh nhưng phải “gồng” điều trị cho 1.500-1.600 bệnh nhân nội trú. Đó là chưa kể đến 5.000 bệnh nhi đến khám bệnh mỗi ngày và lúc cao điểm mùa dịch như sốt xuất huyết, tay - chân - miệng lên tới hơn 7.000 lượt bệnh. Chính vì vậy mà các khoa hô hấp, nhiễm, sơ sinh, tiêu hóa luôn trong tình trạng quá tải và năm sau nghiêm trọng hơn năm trước.

Chưa thấy BV nào ở Đông Nam Á quá tải như vậy!

Một thực tế cần phải nhìn nhận nguyên nhân gây ra quá tải cho các BV ở tuyến trên chính là việc... chuyển viện một cách vô tội vạ. Thậm chí, nhiều bệnh mà BV tuyến dưới có thể đảm đương được nhưng vẫn cứ vượt rào cho chuyển và điều này khiến các BV tuyến trên hứng trọn lượng bệnh nhân ở các tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định: Tình trạng quá tải ở đây quá nghiêm trọng, không có một BV nào ở khu vực Đông Nam Á mà bệnh nhân đứng chật cả từ ngoài cổng đến khuôn viên BV, giường bệnh thì nằm ghép 2 – 3 người, thậm chí bệnh nhân phải trải chiếu nằm dưới đất. Bộ Y tế đang xây dựng đề án “Chống quá tải bệnh viện” với nhiều biện pháp đề ra rất hay. Tuy nhiên, việc chống quá tải BV không chỉ một ngành y tế có thể làm được. Chẳng hạn, kế hoạch xây thêm nhiều BV tại các cửa ngõ vào TPHCM nhằm giảm tải bệnh viện có từ 3 - 4 năm nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Thiếu đất, thiếu tiền, giải phóng mặt bằng khó khăn là nguyên nhân chính khiến gần chục dự án xây dựng mới và nâng cấp bệnh viện trên địa bàn TPHCM đều chậm tiến độ.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
79023
Số người truy cập:
7707655