Ủy viên Mặt trận Tổ quốc: 'Cần chỉ đích danh người có tổ chức phản động đứng sau'

 Ngày 17/3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị Hiệp thương lần thứ hai bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 14. Nhiều ủy viên đã bày tỏ quan điểm về thông tin từ Tiểu ban An ninh Hội đồng bầu cử Quốc gia rằng "một số ứng viên có thế lực thù địch hậu thuẫn".

Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết, ông quan sát các cuộc bầu cử trước đây thì thấy thế lực thù địch chống đối rất mạnh mẽ, "nhưng lần này tôi theo dõi chưa thấy có thể hiện gì". 

uy-vien-mat-tran-to-quoc-can-chi-dich-danh-nguoi-co-to-chuc-phan-dong-dung-sau

Thiếu tướng Lê Mã Lương. Ảnh: HT

Ông Lương cho rằng, cơ quan an ninh cần vào cuộc để chỉ đích danh những tổ chức nào đứng sau người tự ứng cử nào. Đó là trách nhiệm cao nhất với người ứng cử, với đất nước và không làm ảnh hưởng đến danh dự của người ứng cử khác. 

"Đã là đại biểu Quốc hội cần phải đại diện cho nhân dân, có tiếng nói chất lượng. Vì vậy, quá trình điều tra, xác minh, phát hiện ứng cử viên độc lập nào có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong và ngoài nước thì cần phải loại bỏ ngay. Những đối tượng như thế không thể trở thành đại biểu Quốc hội được", tướng Lương nhấn mạnh.

Đồng tình với Thiếu tướng Lê Mã Lương, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận cũng nhận định, bất cứ việc làm nào của nhà nước đều có kẻ thù, những phần tử chống đối và những người không thích chế độ tìm mọi cách phá hoại. 

"Chuyện đó là rất bình thường, nhưng phá được hay không là do chúng ta, bởi trong hơn 90 triệu dân thì lực lượng chống đối rất nhỏ. Chúng ta có đủ sức mạnh của nhân dân để chiến thắng, chúng ta đứng trên thế thắng của những người chính nghĩa thì đâu có ngại những điều đó", ông Túc phát biểu và cho hay mình đang vận động dân tự ứng cử, Ủy ban bầu cử Quốc gia nên thận trọng khi thông tin về tổ chức phản động đứng đằng sau.

uy-vien-mat-tran-to-quoc-can-chi-dich-danh-nguoi-co-to-chuc-phan-dong-dung-sau-1

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh. Ảnh: HT

Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, những người tự ứng cử đều phải báo cáo với cơ quan nhà nước. "Nếu được chấp nhận thì phải thực hiện các bước do luật pháp quy định. Người lợi dụng ứng cử để đánh bóng thương hiệu, để phá hoại đất nước thì phải cương quyết đấu tranh loại bỏ", ông nêu quan điểm, "luật pháp quy định người dân được quyền tự ứng cử, các cơ quan có trách nhiệm sẽ thẩm định lại". 

Trước đó, Tại buổi làm việc của đoàn giám sát công tác bầu cử do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu với thành phố Hà Nội sáng 15/3, Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia nhận định kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử.

Trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội, "một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động".

Hoàng ThuỳNgày 17/3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị Hiệp thương lần thứ hai bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 14. Nhiều ủy viên đã bày tỏ quan điểm về thông tin từ Tiểu ban An ninh Hội đồng bầu cử Quốc gia rằng "một số ứng viên có thế lực thù địch hậu thuẫn".

Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết, ông quan sát các cuộc bầu cử trước đây thì thấy thế lực thù địch chống đối rất mạnh mẽ, "nhưng lần này tôi theo dõi chưa thấy có thể hiện gì".

uy-vien-mat-tran-to-quoc-can-chi-dich-danh-nguoi-co-to-chuc-phan-dong-dung-sau
Thiếu tướng Lê Mã Lương. Ảnh: HT
Ông Lương cho rằng, cơ quan an ninh cần vào cuộc để chỉ đích danh những tổ chức nào đứng sau người tự ứng cử nào. Đó là trách nhiệm cao nhất với người ứng cử, với đất nước và không làm ảnh hưởng đến danh dự của người ứng cử khác.

"Đã là đại biểu Quốc hội cần phải đại diện cho nhân dân, có tiếng nói chất lượng. Vì vậy, quá trình điều tra, xác minh, phát hiện ứng cử viên độc lập nào có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong và ngoài nước thì cần phải loại bỏ ngay. Những đối tượng như thế không thể trở thành đại biểu Quốc hội được", tướng Lương nhấn mạnh.

Đồng tình với Thiếu tướng Lê Mã Lương, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận cũng nhận định, bất cứ việc làm nào của nhà nước đều có kẻ thù, những phần tử chống đối và những người không thích chế độ tìm mọi cách phá hoại.

"Chuyện đó là rất bình thường, nhưng phá được hay không là do chúng ta, bởi trong hơn 90 triệu dân thì lực lượng chống đối rất nhỏ. Chúng ta có đủ sức mạnh của nhân dân để chiến thắng, chúng ta đứng trên thế thắng của những người chính nghĩa thì đâu có ngại những điều đó", ông Túc phát biểu và cho hay mình đang vận động dân tự ứng cử, Ủy ban bầu cử Quốc gia nên thận trọng khi thông tin về tổ chức phản động đứng đằng sau.

uy-vien-mat-tran-to-quoc-can-chi-dich-danh-nguoi-co-to-chuc-phan-dong-dung-sau-1
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh. Ảnh: HT
Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, những người tự ứng cử đều phải báo cáo với cơ quan nhà nước. "Nếu được chấp nhận thì phải thực hiện các bước do luật pháp quy định. Người lợi dụng ứng cử để đánh bóng thương hiệu, để phá hoại đất nước thì phải cương quyết đấu tranh loại bỏ", ông nêu quan điểm, "luật pháp quy định người dân được quyền tự ứng cử, các cơ quan có trách nhiệm sẽ thẩm định lại".

Trước đó, Tại buổi làm việc của đoàn giám sát công tác bầu cử do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu với thành phố Hà Nội sáng 15/3, Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia nhận định kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử.

Trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội, "một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động".

Hoàng Thuỳ


Giày Đại Phát solution
Số người online:
1167
Số người truy cập:
9103085