Tư vấn sử dụng bếp đun chín

Vào năm 1976, các kỹ sư hãng Thomson đã có hàng nguyên mẫu loại này nhưng đồ điện tử lúc bấy giờ đắt nên phải đợi đến năm 1982, nhóm Thomson ở Villingen (Úc) mới nghiên cứu trở lại. Năm 1988 bếp được bán ra cho các đầu bếp chuyên môn rồi đến năm 1991 được bán phổ biến trên thị trường.

 

Sự chế tạo bếp điện cảm ứng vận dụng cuộn dây, từ trường và dòng Foucault. Nguyên tắc dựa vào sự xếp đặt cuộn dây dưới một tấm vitroceramic. Khi cho điện vào sẽ tạo ngay tức thời từ trường. Chất vitroceramic không góp phần gì trong nguyên tắc này mà chỉ để giúp cho rửa dễ dàng.

 

Từ trường không tạo ra khi không có dòng điện đi qua nên nó chỉ sinh ra khi nồi được đặt trên bếp, với điều kiện là nồi làm bằng vật liệu kim loại đặc và có thể nhiễm từ. Khi ta đặt nồi bằng kim loại mà thành phần có chứa phân tử sắt (chất nhiễm từ) trong vùng từ trường, dòng Foucault tự động tạo ra. Đáy nồi bằng kim loại nằm trong từ trường này sẽ nóng lên, nấu chín thức ăn. Ưu điểm của bếp từ là tốc độ đun nấu nhanh, do giảm được nhiệt dung (không còn nhiệt dung của bếp, chỉ có nhiệt dung của nồi). Việc điều chỉnh nhiệt độ và các chế độ nấu nướng cũng được thực hiện chính xác và dễ dàng hơn.

 

Chú ý khi sử dụng

 

1/ Hiện tại các hiệu ứng cảm ứng điện từ chưa được kiểm chứng đối với sức khoẻ con người.

 

2/ Công suất bếp thường tương đối lớn nên phải kiểm tra kỹ trước khi dùng. Các phích cắm ổ cắm cũng phải trên 5 ampe và dùng riêng không được cắm chồng lên dùng chung. Các dây điện phải có tiết diện lớn đủ để đảm bảo an toàn.

 

3/ Nên để bếp cách xa hơi nóng, hơi nước, cũng như các loại bếp khác, không nên để sát tường và các vật khác.

 

4/ Bếp điện từ không dùng được các loại nồi thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi đất vì đó là những vật liệu không nhiễm từ nên không thể tạo ra dòng điện Foucault. Đáy nồi phải bằng, không dùng các loại nồi, chảo đáy nhọn.

 

5/ Mặc dù khi nấu mặt bếp không nóng nhiều nhưng không để dao, dĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng sắt lên mặt bếp. Những đồ vật này sẽ nóng lên rất nhanh.

 

6/ Chú ý không để những vật dễ hư hỏng khi bị nhiễm từ gần mặt bếp như băng ghi âm, ghi hình, máy thu hình (ti vi) và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hỏng khác. Chú ý gia đình có người đeo máy trợ tim, trợ thính không nên sử dụng loại bếp này nếu không được phép của bác sĩ.

 

7/ Trong trường hợp sử dụng nồi đất, nồi sứ, nên dùng loại có đáy phẳng và đặt vào trong nồi một miếng sắt không gỉ để làm cho bếp hoạt động.

 

8/ Không để bếp than gần bếp điện từ làm cho bếp điện từ bị mục, các vật liệu cách điện bị hỏng.

 

So sánh hiệu suất giữa dùng bếp ga, bếp điện cảm ứng và lò vi ba

 

Người ta tính toán: 1 g ga (LPG) đốt cháy sinh ra 49.600 J (đây là số gần đúng, số chính xác tuỳ thuộc vào tỷ lệ propan và butan trong LPG).

 

Và hiệu suất sử dụng năng lượng của các loại bếp cũng được tính toán như sau:

 

+ Hiệu suất của bếp ga: 40% (40% năng lượng được dùng đúng mục đích, 60% còn lại làm nóng không khí quanh bếp). Joule (J) là năng lượng cần thiết để sinh ra một lực có độ lớn 1 Newton (N) trên một quãng dịch chuyển 1 m. Một cách gần đúng thì 1 Joule là năng lượng để nâng 1 vật nặng 1 kg từ mặt đất lên cao 10 cm. Năng lượng còn được gọi là công.

 

+ Hiệu suất của bếp điện cảm ứng: 90%

 

+ Hiệu suất của lò vi ba: 70%

 

Nghĩa là: khi dùng 12 kg LPG để nấu thì có 238,08 MJ (40%) được dùng để nấu và 357,12 MJ làm nóng không khí. Và để có được 238,08 MJ với:

 

- Bếp điện cảm ứng thì phải tốn 73,481 KWh và trong đó 26,453 MJ (10%) làm nóng không khí.

 

- Với lò vi ba thì phải tốn 94,48 KWh và trong đó 102,03 MJ (30%) làm nóng không khí.

 

Cũng cần chú ý thêm là trong trường hợp đun nấu ở nhà bếp có máy lạnh thì lượng nhiệt tiêu tốn để làm nóng không khí sẽ tăng lên cũng như khi đun nấu vào mùa đông thì sẽ tốn nhiều năng lượng hơn cho cùng một loại thực phẩm khi đun nấu vào mùa hè.

 

 

(theo Sài gòn tiếp thị)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
128325
Số người truy cập:
7548114