Tranh cãi nảy lửa về Luật Biểu tình

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, diễn ra ngày 17-11, nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm trái ngược về vấn đề có cần thiết hay không ban hành Luật Biểu tình.

Tranh cãi nảy lửa về Luật Biểu tình, Tin tức trong ngày, luat bieu tinh, sua doi luat, dai bieu quoc hoi, luat, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

ĐB Hoàng Hữu Phước: Biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình

“Cứ biểu tình mới là dân chủ?”

Mở đầu cho cuộc tranh luận này, ĐB Hoàng Hữu Phước (TP. HCM) đề nghị QH loại bỏ Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ QH khóa XIII. “Biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ nước mình”, ông Phước nhấn mạnh và nêu minh chứng về vụ biểu tình của 1 triệu người dân Mỹ hồi tháng 9-2009 để phản đối Tổng thống Obama. Từ đó, ông Phước đặt câu hỏi: “Như vậy, Việt Nam có cần những cuộc biểu tình chống Chính phủ không? Nếu không cần, tại sao lại phải cần Luật biểu tình, rồi cho rằng như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ?”. Cũng theo ông Phước, khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây ở TP.HCM phản đối yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở biển Đông, ông đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng nguyền rủa, thóa mạ, văng tục đầy đe dọa những người đang tập hợp. “Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu tình và chống biểu tình… Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn”, ông Phước nói.

Nhất trí với ý kiến ĐB Phước, các ĐB Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận), Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên - Huế), Nguyễn Thanh Tùng (Bình Định) cũng cho rằng, chưa nên xây dựng Luật biểu tình trong thời điểm này. ĐB Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng việc đưa Luật biểu tình vào thời điểm này dễ bị lợi dụng, thậm chí có sự chỉ đạo của nước ngoài. Thay vào đó, ông Kỳ đề nghị nên tăng cường đối thoại trực tuyến đối với những vấn đề bức xúc như tranh chấp đất đai. Theo đó, Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, Hội đồng nhân dân cũng phải đối thoại. ĐB Nguyễn Thanh Tùng thì cho rằng: “Tự do dân chủ không phải là biểu tình, không phải cứ cho biểu tình là mới có tự do dân chủ. Cái chính là làm sao chúng ta chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, cái đó mới là cái cơ bản, cái đó mới là cái đảm bảo tự do dân chủ. Hơn nữa, chúng ta đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho nên không gì phải vội, tôi thấy luật này cũng chưa cấp thiết lắm”, ông Tùng nói.

Tranh cãi nảy lửa về Luật Biểu tình, Tin tức trong ngày, luat bieu tinh, sua doi luat, dai bieu quoc hoi, luat, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Đại biểu Dương Trung Quốc: Chữ “biểu tình” đã được đưa vào Chương III của Hiến pháp năm 1959, khi đề cập về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 25 của Hiến pháp 1959

“Có luật càng sớm càng tốt”

Trái ngược với quan điểm của 4 ĐB trên, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) dẫn chứng: chữ “biểu tình” đã được đưa vào Chương III của Hiến pháp năm 1959, khi đề cập về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 25 của Hiến pháp 1959, khi đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình thì thuật ngữ “biểu tình” đã trở thành một chính văn của luật cơ bản. “Đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế, chúng ta thấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn, đặc biệt ở đô thị đã tác động tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc”, ông Quốc nói và cho rằng, vì không có luật nên thời gian qua có nhiều việc dẫn đến tình trạng hỗn loạn.

“Tôi không tán thành các ĐBQH cứ nhân danh nhân dân mà nói rằng không nên xây dựng Luật biểu tình. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội”, ĐB Quốc nhấn mạnh và cho rằng chúng ta cần có Luật Biểu tình càng sớm càng tốt.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
2444
Số người truy cập:
9242357