Tại hội nghị về quỹ bảo trì đường bộ ngày 26/9, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Đường bộ cho biết, mỗi năm các tuyến đường trên toàn quốc cần số vốn 23.000 tỷ đồng để duy tu sửa chữa, song nguồn thu của quỹ bảo trì đường bộ mới đạt 45% nhu cầu.
Cụ thể, cả nước có 8.000 km đường được đầu tư theo hình thức BOT nên việc nâng cấp do nhà đầu tư chi trả; còn 23.000 km quốc lộ và hơn 500.000 km đường địa phương do nguồn quỹ bảo trì đường bộ chi trả.
"Như vậy, chủ phương tiện không thể nói đã đóng phí bảo trì thì không cần đóng phí BOT, vì số km đường BOT là rất nhỏ trên tổng số km đường cần nâng cấp", ông Huyện nói và cho biết hàng năm ngân sách nhà nước vẫn phải bổ sung thêm để sửa chữa đường vì nguồn vốn quỹ bảo trì không đủ.
|
Nhiều tuyến đường hư hỏng cần được nâng cấp, sửa chữa. Ảnh minh họa: Xuân Hoa
|
Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, các hoạt động của Quỹ đã được triển khai hiệu quả ở cấp trung ương và địa phương; hàng nghìn km đường bộ đã được sữa chữa; hàng trăm cầu được rà soát, kiểm tra và sửa chữa tăng cường...
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, nguồn vốn bảo trì đường bộ tuy đã được tăng lên và ổn định qua từng năm những vẫn còn thiếu so với yêu cầu, kết quả chưa như mong muốn.
Thời gian tới, ông Nghĩa yêu cầu hoạt động của quỹ phải được công khai, minh bạch, không bị thất thoát.
Phí bảo trì đường bộ được thu trên đầu phương tiện ôtô hàng năm để duy tu sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường do nhà nước quản lý. Năm 2013, Quỹ bảo trì bảo trì đường bộ thu được 5.400 tỷ đồng, năm 2016 đạt 6.300 tỷ đồng và dự kiến năm 2017 sẽ đạt 7.000 tỷ đồng. Nguồn chi cho công tác bảo trì quốc lộ năm 2013 là 5.000 tỷ đồng, năm 2016 là 7.600 tỷ đồng, năm 2017 là 8.200 tỷ đồng.
Trong 5 năm qua, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã xử lý 1.031 cầu yếu; xử lý điểm 614 điểm đen, bổ sung, thay thế 13.000 biển báo hiệu đường bộ; sửa chữa 76 triệu m2 mặt đường...
|
Đoàn LoanTại hội nghị về quỹ bảo trì đường bộ ngày 26/9, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Đường bộ cho biết, mỗi năm các tuyến đường trên toàn quốc cần số vốn 23.000 tỷ đồng để duy tu sửa chữa, song nguồn thu của quỹ bảo trì đường bộ mới đạt 45% nhu cầu.
Cụ thể, cả nước có 8.000 km đường được đầu tư theo hình thức BOT nên việc nâng cấp do nhà đầu tư chi trả; còn 23.000 km quốc lộ và hơn 500.000 km đường địa phương do nguồn quỹ bảo trì đường bộ chi trả.
"Như vậy, chủ phương tiện không thể nói đã đóng phí bảo trì thì không cần đóng phí BOT, vì số km đường BOT là rất nhỏ trên tổng số km đường cần nâng cấp", ông Huyện nói và cho biết hàng năm ngân sách nhà nước vẫn phải bổ sung thêm để sửa chữa đường vì nguồn vốn quỹ bảo trì không đủ.
tong-cuc-duong-bo-khong-the-noi-da-dong-phi-bao-tri-thi-mien-phi-bot
Nhiều tuyến đường hư hỏng cần được nâng cấp, sửa chữa. Ảnh minh họa: Xuân Hoa
Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, các hoạt động của Quỹ đã được triển khai hiệu quả ở cấp trung ương và địa phương; hàng nghìn km đường bộ đã được sữa chữa; hàng trăm cầu được rà soát, kiểm tra và sửa chữa tăng cường...
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, nguồn vốn bảo trì đường bộ tuy đã được tăng lên và ổn định qua từng năm những vẫn còn thiếu so với yêu cầu, kết quả chưa như mong muốn.
Thời gian tới, ông Nghĩa yêu cầu hoạt động của quỹ phải được công khai, minh bạch, không bị thất thoát.
Phí bảo trì đường bộ được thu trên đầu phương tiện ôtô hàng năm để duy tu sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường do nhà nước quản lý. Năm 2013, Quỹ bảo trì bảo trì đường bộ thu được 5.400 tỷ đồng, năm 2016 đạt 6.300 tỷ đồng và dự kiến năm 2017 sẽ đạt 7.000 tỷ đồng. Nguồn chi cho công tác bảo trì quốc lộ năm 2013 là 5.000 tỷ đồng, năm 2016 là 7.600 tỷ đồng, năm 2017 là 8.200 tỷ đồng.
Trong 5 năm qua, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã xử lý 1.031 cầu yếu; xử lý điểm 614 điểm đen, bổ sung, thay thế 13.000 biển báo hiệu đường bộ; sửa chữa 76 triệu m2 mặt đường...
Đoàn Loan